Soạn bài Xã trưởng - Mẹ Đốp lớp 10 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Xã trưởng - Mẹ Đốp Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Xã trưởng - Mẹ Đốp ngắn nhất

* Nội dung chính văn bản Xã trưởng- Mẹ Đốp Xã trưởng- Mẹ Đốp xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng.

Soạn bài Xã trưởng- mẹ đốp Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

* Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 132 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Liệt kê theo bảng sau những từ ngữ, hình ảnh trong lời thoại của hai nhân vật khi họ nói về công việc thường ngày của mình và của người còn lại:

Soạn bài Xã trưởng- mẹ đốp Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Từ bảng trên, hãy nêu nhận xét về thái độ, quan điểm của hai nhân vật.

Trả lời:

 

Nói về xã trưởng

Nói về mẹ Đốp và chồng

Xã trưởng

- Tại dân vi tổng lí

Quốc pháp hữu công cầu

Ơn dân xã thuận bầu

Tôi đứng đầu hàng xã

- Đi rao mõ.

- Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì ?

Mẹ Đốp

- Các cụ chửa được ngồi.

- Thầy sai con đi rao mõ.

- Mộc đạc vang lừng

Kim thanh dóng dả.

- Bất phận danh nhi tài túc

Vô chế lệnh nhi dân tòng.

- Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.

- Mõ tôi cả tiếng lại dài hơi

Một xã cử bầu chẳng phải chơi

Mộc đạc vang lừng hòa cả xã.

Nhận xét:

* Nói về xã trưởng:

- Xã trưởng: tự hào khi mình được chọn làm lí trưởng, ra oai với dân làng.

- Mẹ Đốp: đả kích, chọc tức xã trưởng.

* Nói về mẹ Đốp và chồng:

- Xã trưởng: khinh bỉ, coi thường những người có địa vị thấp kém hơn mình.

- Mẹ Đốp: ca ngợi nghề của mình.

Câu 2 (trang 132 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Yếu tố hài hước trong đoạn trích trên được tạo nên từ những thủ pháp nào? Thử hình dung khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng cử chỉ, hành động như thế nào?

Trả lời:

- Yếu tố hài hước được tạo nên từ những thủ pháp như:

+ Từ đồng âm ''bằng'': “Bố cháu trẩy tỉnh lĩnh bằng rồi ạ/ Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì/ Bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi”.

+ Sử dụng âm vận “ôi” (Thánh đế lên ngôi/Chẳng giấu gì mẹ đốp là tôi; giấy quan về là phải báo với tôi/ tôi chưa ra là làng chửa được ngồi)…

+ Từ ngữ dân dã, xưng hô xuồng xã: con mẹ Đốp, con này, bảnh gái, mộc đạc… 

- Khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng những cử chỉ, hành động: nhanh nhẹn, hoạt bát, mồm năm miệng mười, ăn nói lớn để mọi người cùng nghe thấy.

Câu 3 (trang 132 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật nào trong các kiểu nhân vật chính yếu của chèo cổ? Theo bạn, sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng như thế nào đối với việc chuyển tải tư tưởng, triết lí dân gian?

Trả lời:

- Mẹ Đốp thuộc kiểu hề (nhân vật hài hước, gây cười).

- Sự xuất hiện của nhân vật mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo: giúp thể hiện rõ tư tưởng, triết lí dân gian bởi lời nói cử chỉ của nhân vật vừa gây cười nhưng rất thâm thúy, sâu xa, thể hiện rõ tư tưởng của tác giả dân gian.

Bài tập sáng tạo (trang 132 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Vẽ một bức tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở chèo “Quan Âm Thị Kính”

Trả lời:

- Học sinh vẽ tranh như sau:

Soạn bài Xã trưởng- mẹ đốp Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương

Thực hành tiếng Việt trang 127

Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

Viết một bản nội quy ở nơi công cộng

Viết một văn bản hướng dẫn ở nơi công cộng

Câu hỏi liên quan

- Mẹ Đốp thuộc kiểu hề (nhân vật hài hước, gây cười). - Sự xuất hiện của nhân vật mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo: giúp thể hiện rõ tư tưởng, triết lí dân gian bởi lời nói cử chỉ của nhân vật vừa gây cười nhưng rất thâm thúy, sâu xa, thể hiện rõ tư tưởng của tác giả dân gian.
Xem thêm
- Yếu tố hài hước được tạo nên từ những thủ pháp như: + Từ đồng âm ''bằng'': “Bố cháu trẩy tỉnh lĩnh bằng rồi ạ/ Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì/ Bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi”. + Sử dụng âm vận “ôi” (Thánh đế lên ngôi/Chẳng giấu gì mẹ đốp là tôi; giấy quan về là phải báo với tôi/ tôi chưa ra là làng chửa được ngồi)… + Từ ngữ dân dã, xưng hô xuồng xã: con mẹ Đốp, con này, bảnh gái, mộc đạc…  - Khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng những cử chỉ, hành động: nhanh nhẹn, hoạt bát, mồm năm miệng mười, ăn nói lớn để mọi người cùng nghe thấy.
Xem thêm
Nhận xét: * Nói về xã trưởng: - Xã trưởng: tự hào khi mình được chọn làm lí trưởng, ra oai với dân làng. - Mẹ Đốp: đả kích, chọc tức xã trưởng. * Nói về mẹ Đốp và chồng: - Xã trưởng: khinh bỉ, coi thường những người có địa vị thấp kém hơn mình. - Mẹ Đốp: ca ngợi nghề của mình.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Xã trưởng - Mẹ Đốp
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!