Soạn bài Giang lớp 10 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Giang Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Giang ngắn nhất

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,...) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.

Trả lời:

Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng, 1966), Mùa lạc (Nguyễn Khải, 1958), Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật, 1969), Tây Tiến (Quang Dũng, 1986), Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986)…

- Cảm nghĩ về bài thơ Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật, 1969): đọc bài thơ người đọc hình dung được phần nào cuộc chiến đấu chống Mĩ ác liệt của quân và dân ta, đồng thời cũng thấy được tinh thần, phong thái ung dung lạc quan của các chiến sĩ.

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Chú ý quá trình làm quen và diễn biến tình cảm giữa hai nhân vật qua lời kể và lời thoại.

Trả lời:

Qua lời kể và lời thoại chúng ta có thể thấy :

- Cách làm quen rất đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng.

- Diễn biến tình cảm :

+ Cảm nhận được sự dịu dàng ân cần của Giang khi cô múc nước

+ Ngây người khi cô kì cọ chân giúp mình

+ Nhận thấy ân tình hồn nhiên và bất ngờ

2.  Theo dõi: Chú ý lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” và tác động của nó đến các nhân vật.

Trả lời:

 - Giang đã giới thiệu nhân vật “tôi” tên Hùng, bạn học lớp 10 cùng Giang.

- Tác động của lời giới thiệu:

+ Khiến cho “tôi” có phần giật mình.

+ Khiến cho bố Giang không nghi ngờ “tôi”

3. Suy luận: Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở?

Trả lời:

- Hoàn cảnh : trời tối câm, lạnh lẽo, hoang vắng => đây là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở.

4. Theo dõi: Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?

 Trả lời: 

Lần đầu

Lần sau

Lời nói, thái độ: trang nghiêm, nhã nhặn, lịch sự

Lời nói, thái độ: vui vẻ, cởi mở và thân thiện

5. Suy luận: Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?

Trả lời:

Hai đoạn văn này là lời của nhân vật “tôi” nói với chính mình và người đọc, chiêm nghiệm về cuộc sống, cuộc chiến tranh. Những gì đã trải qua dù là thoáng qua, nhỏ nhặt nhưng cũng khiến chúng ta nhớ mãi.

* Sau khi đọc

Nội dung chính văn bản Giangkể về nhân vật tôi trong lần về nghỉ phép, khi quay trở lại đơn vị thì gặp cô gái có tên Nhật Giang. Chỉ thoáng qua nhưng với sự ân cần, chu đáo mà hai bên cảm mến nhau. Dù sau này không gặp lại nhưng đó vẫn là một mảnh kí ức theo nhân vật tôi.

Soạn bài Giang Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nêu ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.

Trả lời:

- Một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật:

+ “Tôi toan lỉnh, song ông trông thấy tôi tức thì. “Kia, Hùng, Hùng đấy hả Hùng!”, Giọng ông ngạc nhiên, mùng vui. Ông thân thiết xiết chặt tay tôi và không nén được, ông cảm động ôm lấy tôi. “Giang nó cứ nhắc cậu mãi, Hùng ạ. Nó cứ buồn vì không gặp lại được câu trước khi chúng ta lên đường”. Ông bảo: “Giờ đây Giang nó ở lại ngoài đó có một mình”.

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?

Trả lời:

Những cuộc gặp gỡ

 

Tình cảm của các nhân vật trong chiến tranh

Giang và tôi

Cô nữ sinh sẵn lòng giúp đỡ anh lính trẻ

Tôi và bố Giang (ở nhà)

- Người bố: tác phong, điều lệnh quân đội, nghiêm nghị

- Anh tân binh: nghiêm túc, có chút gì đó e ngại cấp trên.

Giang, tôi và bố Giang

Khi đã làm quen, tin cậy, giữa người sĩ quan và anh lính trẻ cũng rất dễ cảm thông, tình cha con của người lính rất ấm áp.

Tôi và bố Giang (ở chiến trường Tây Nguyên)

Tình thương yêu con và tình thương yêu chiến sĩ của người chỉ huy hoà làm một; lòng kính trọng của chiến sĩ đối với người chỉ huy; tình yêu, sự cách trở và niềm tin yêu.

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,...). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):

Soạn bài Giang Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Hình ảnh của Giang

Qua điểm nhìn

Nét tính cách nổi bật

Tại giếng nước công cộng, khi tình Cờ gặp anh tân binh

Tôi

 

Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác

 

Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang

Tôi, bố Giang

 

Nhanh nhẹn, lo lắng, đảm đang. Nũng nịu, không hề sợ bố

Tại chiến trường qua lời của bố Giang

Bố Giang

 

Luôn nhớ và có cảm tình với anh tân binh

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.

Trả lời:

- Các ngôi kể: anh tân binh, tác giả

- Điểm nhìn: anh tân binh, bố Giang, Giang,

=> Có thể thấy điểm nhìn quan trọng nhất là từ nhân vật tôi - anh tân binh, người đã kể lại câu chuyện một cách toàn vẹn, đầy đủ từ đầu đến cuối một cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại dư vị sâu sắc.

=> Qua đó tác giả muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ về tình người trong cuộc chiến, về nỗi đau và cả những rung động lãng mạn thoáng qua mà nhớ mãi.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.

Trả lời:

- Chủ đề của tác phẩm:  Một cuộc gặp gỡ/ Một cuộc gặp gỡ trong chiến tranh.

- Căn cứ để xác định chủ đề: dựa vào nhan đề truyện (Giang) và các câu, từ ngữ trong văn bản (“nhà em đang trọ ở ngay kia, anh vào nghỉ một lát”, Chỉ thế thôi nhưng để rồi sau này cứ nhớ mãi”, “một gặp gỡ vẩn vơ, lưu luyến mo hồ gần như không có thực...”).

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? Hai đoạn văn cuối có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm?

Trả lời:

Tư tưởng của tác phẩm Giang là chiêm nghiệm về cuộc sống, cuộc chiến tranh. Những gì đã trải qua dù là thoáng qua, nhỏ nhặt nhưng cũng khiến chúng ta nhớ mãi.

- Hai đoạn văn cuối thể hiện trực tiếp tư tưởng của tác phẩm. Những con người đời thường, những câu chuyện vụn vặt, những kỉ niệm nhỏ bé tưởng chừng không quan trọng nhưng lại trở thành chất liệu dệt nên tư tưởng của tác phẩm.

Câu 7 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,... có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.

Trả lời:

- Theo em một loạt những hành động của Giang tưởng chừng như quá mạnh dạn, vượt qua quan niệm thời bấy giờ. Nhưng xét kĩ thì những hành động của cô bé rất phù hợp với tình huống và hoàn cảnh. Ví dụ:

+ Hành động nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình bởi cô không muốn bố gây khó dễ cho người bạn mới quen này. Và tính cách của cô cậu học trò 17 tuổi rất hồn nhiên và vô tư.

Hành động dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị: phù hợp bởi Giang mời anh ở lại ăn cơm, vì không muốn anh muộn giờ điểm danh nên cô đã đưa anh về.

* Bài tập sáng tạo: Giả sử sau ba mươi năm, "anh bộ đội" năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả ủy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự,...

Trả lời:

Soạn bài Giang Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tri thức ngữ văn trang 59

Đất rừng phương Nam

Xuân về

Thực hành tiếng Việt trang 77

Buổi học cuối cùng

Câu hỏi liên quan

- Các ngôi kể: anh tân binh, tác giả - Điểm nhìn: anh tân binh, bố Giang, Giang, => Có thể thấy điểm nhìn quan trọng nhất là từ nhân vật tôi - anh tân binh, người đã kể lại câu chuyện một cách toàn vẹn, đầy đủ từ đầu đến cuối một cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại dư vị sâu sắc. => Qua đó tác giả muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ về tình người trong cuộc chiến, về nỗi đau và cả những rung động lãng mạn thoáng qua mà nhớ mãi.
Xem thêm
- Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng, 1966), Mùa lạc (Nguyễn Khải, 1958), Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật, 1969), Tây Tiến (Quang Dũng, 1986), Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986)… - Cảm nghĩ về bài thơ Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật, 1969): đọc bài thơ người đọc hình dung được phần nào cuộc chiến đấu chống Mĩ ác liệt của quân và dân ta, đồng thời cũng thấy được tinh thần, phong thái ung dung lạc quan của các chiến sĩ.
Xem thêm
- Theo em một loạt những hành động của Giang tưởng chừng như quá mạnh dạn, vượt qua quan niệm thời bấy giờ. Nhưng xét kĩ thì những hành động của cô bé rất phù hợp với tình huống và hoàn cảnh. Ví dụ: + Hành động nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình bởi cô không muốn bố gây khó dễ cho người bạn mới quen này. Và tính cách của cô cậu học trò 17 tuổi rất hồn nhiên và vô tư. + Hành động dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị: phù hợp bởi Giang mời anh ở lại ăn cơm, vì không muốn anh muộn giờ điểm danh nên cô đã đưa anh về. * Bài tập sáng tạo: Giả sử sau ba mươi năm, "anh bộ đội" năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả ủy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự,...
Xem thêm
- Tư tưởng của tác phẩm Giang là chiêm nghiệm về cuộc sống, cuộc chiến tranh. Những gì đã trải qua dù là thoáng qua, nhỏ nhặt nhưng cũng khiến chúng ta nhớ mãi. - Hai đoạn văn cuối thể hiện trực tiếp tư tưởng của tác phẩm. Những con người đời thường, những câu chuyện vụn vặt, những kỉ niệm nhỏ bé tưởng chừng không quan trọng nhưng lại trở thành chất liệu dệt nên tư tưởng của tác phẩm.
Xem thêm
- Một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật: + “Tôi toan lỉnh, song ông trông thấy tôi tức thì. “Kia, Hùng, Hùng đấy hả Hùng!”, Giọng ông ngạc nhiên, mùng vui. Ông thân thiết xiết chặt tay tôi và không nén được, ông cảm động ôm lấy tôi. “Giang nó cứ nhắc cậu mãi, Hùng ạ. Nó cứ buồn vì không gặp lại được câu trước khi chúng ta lên đường”. Ông bảo: “Giờ đây Giang nó ở lại ngoài đó có một mình”.
Xem thêm
- Chủ đề của tác phẩm:  Một cuộc gặp gỡ/ Một cuộc gặp gỡ trong chiến tranh. - Căn cứ để xác định chủ đề: dựa vào nhan đề truyện (Giang) và các câu, từ ngữ trong văn bản (“nhà em đang trọ ở ngay kia, anh vào nghỉ một lát”, Chỉ thế thôi nhưng để rồi sau này cứ nhớ mãi”, “một gặp gỡ vẩn vơ, lưu luyến mo hồ gần như không có thực...”).
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Giang
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!