Soạn bài Buổi học cuối cùng lớp 10 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Buổi học cuối cùng Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Buổi học cuối cùng ngắn nhất

Nội dung chính văn bản Buổi học cuối cùngkể về cảm nhận của cậu bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Qua đó thể hiện tình yêu tiếng mẹ đẻ, yêu quê hương đất nước sâu nặng.

Soạn bài Buổi học cuối cùng Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

*Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tóm tắt câu chuyện trong văn bản trên.

Trả lời:

Chuyện kể về cậu bé Ph-răng đến lớp học như mọi ngày, nhưng hôm nay mọi thứ đều trở lên khác lạ. Không khí lớp học im ắng, thầy Ha-men ăn mặc rất trang trọng, trong lớp lại còn có cả các cụ già cùng đến học. Phrăng vô cùng ân hận vì sự ham chơi trước đây của mình, xấu hổ vì mình đã không đọc được bài như mong muốn. Thầy Ha-men nói về vẻ đẹp của tiếng Pháp về sự quý giá của tiếng nói dân tộc, ai nấy đều xúc động thiêng liêng... Cuối buổi học thầy giáo Ha-men viết lên bảng dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định chủ đề và thông điệp của văn bản. Theo bạn, nhan đề Buổi học cuối cùng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Trả lời:

- Chủ đề: buổi học cuối cùng và lòng yêu nước

- Thông điệp: hãy yêu mến và trân trọng tiếng mẹ đẻ của mình. Hãy cố gắng học tập và giữ gìn thứ tiếng ấy. Giữ gìn tiếng mẹ đẻ cũng chính là giữ gìn đất nước.

Nhan đề Buổi học cuối cùng có tác dụng thể hiện trực tiếp chủ đề của văn bản.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của ai? Việc sử dụng điểm nhìn ấy mang lại ưu thế gì cho việc kể lại câu chuyện?

Trả lời:

- Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của Ph-răng.

- Việc sử dụng điểm nhìn ấy mang lại ưu thế: làm cho người đọc tin tưởng, thấy gần gũi, đồng cảm hơn bởi chính nhân vật tham gia vào câu chuyện.

Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng.

Trả lời:

- Nhân vật thầy Ha-men:

Khía cạnh

Nội dung

Trang phục

- Mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng (áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu)

Thái độ

- Dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học chu đáo.

- Tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp

Bài giảng

- Ca ngợi tiếng Pháp

- Dòng chữ cuối cùng: TIẾNG PHÁP MUÔN NĂM

=> Thầy Ha-men là một người chỉn chu, tận tâm, tận tụy với công việc; là người yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.

Câu 5 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kết thúc câu chuyện gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương, đất nước?

Trả lời:

- Kết thúc câu chuyện gợi cho chúng ta suy nghĩ về mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương, đất nước: ngôn ngữ gắn liền với vận mệnh dân tộc, yêu ngôn ngữ cũng là yêu quê hương đất nước; giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc cũng chính là giữ gìn, phát triển đất nước.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xuân về

Thực hành tiếng Việt trang 77

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Giới thiệu đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Ôn tập trang 89

Câu hỏi liên quan

Chuyện kể về cậu bé Ph-răng đến lớp học như mọi ngày, nhưng hôm nay mọi thứ đều trở lên khác lạ. Không khí lớp học im ắng, thầy Ha-men ăn mặc rất trang trọng, trong lớp lại còn có cả các cụ già cùng đến học. Phrăng vô cùng ân hận vì sự ham chơi trước đây của mình, xấu hổ vì mình đã không đọc được bài như mong muốn. Thầy Ha-men nói về vẻ đẹp của tiếng Pháp về sự quý giá của tiếng nói dân tộc, ai nấy đều xúc động thiêng liêng... Cuối buổi học thầy giáo Ha-men viết lên bảng dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.
Xem thêm
- Chủ đề: buổi học cuối cùng và lòng yêu nước - Thông điệp: hãy yêu mến và trân trọng tiếng mẹ đẻ của mình. Hãy cố gắng học tập và giữ gìn thứ tiếng ấy. Giữ gìn tiếng mẹ đẻ cũng chính là giữ gìn đất nước. - Nhan đề Buổi học cuối cùng có tác dụng thể hiện trực tiếp chủ đề của văn bản.
Xem thêm
=> Thầy Ha-men là một người chỉn chu, tận tâm, tận tụy với công việc; là người yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.
Xem thêm
- Kết thúc câu chuyện gợi cho chúng ta suy nghĩ về mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương, đất nước: ngôn ngữ gắn liền với vận mệnh dân tộc, yêu ngôn ngữ cũng là yêu quê hương đất nước; giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc cũng chính là giữ gìn, phát triển đất nước.
Xem thêm
- Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của Ph-răng. - Việc sử dụng điểm nhìn ấy mang lại ưu thế: làm cho người đọc tin tưởng, thấy gần gũi, đồng cảm hơn bởi chính nhân vật tham gia vào câu chuyện.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Buổi học cuối cùng
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!