Soạn bài Dục Thúy Sơn lớp 10 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Dục Thúy Sơn Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Dục Thúy Sơn ngắn nhất

Nội dung chính văn bản Dục Thúy SơnCảnh đẹp nên thơ của núi Dục Thúy và nỗi lòng của tác giả Nguyễn Trãi.

Soạn bài Dục Thúy Sơn Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

*Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

Trả lời:

- Vẻ đẹp núi Dục Thúy: nên thơ, trữ tình, có vẻ đẹp khác thường, được ví như “non tiên”.

- Hai câu thực: Vẻ đẹp ấy được miêu tả từ hai góc độ đối xứng nhau: góc thứ nhất là nhìn từ mặt đất lên giống như đoá hoa sen từ dưới nước nổi lên, góc thứ hai từ trên cao nhìn xuống giống như cảnh tiên từ trên trời sa xuống. Ngọn núi hội tụ cả tinh hoa của đất trời, vũ trụ.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh "trâm thanh ngọc", "kính thúy hoàn" có tác dụng biểu cảm ra sao?

Trả lời:  

- Biện pháp nghệ thuật trong hai câu luận:

+ So sánh: bóng tháp như trâm ngọc xanh.

+ Nhân hoá: hình ảnh tháp Linh Tế trên núi Dục Thuý in bóng xuống nước như cài cây trâm ngọc vào mái đầu cô gái, sóng nước trong sáng như soi búi tóc biếc vào tấm gương lớn.

Hình ảnh "trâm thanh ngọc", "kính thúy hoàn" có tác dụng làm cho cảnh vật mang dáng vẻ và tâm hồn con người yểu điệu, duyên dáng, hữu tình.

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của bài:

Soạn bài Dục Thúy Sơn Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Trả lời:

- Hình ảnh trong bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất là “Bi khắc tiển hoa ban” (Tấm bia khắc nay đã lốm đốm hoa rêu) bởi hình ảnh này gợi niềm hoài cảm về người xưa và dấu vết tài hoa đã tàn phai theo năm tháng. Và đây là hình ảnh kết thúc bài thơ, đó là một kết thúc mở để lại nhiều dư vị-vừa bùi ngùi man mác, vừa sâu lắng tự hào – tự hào về sông núi, về anh tài nước Việt.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bảo kính cảnh giới

Thực hành tiếng Việt trang 44

Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Câu hỏi liên quan

- Vẻ đẹp núi Dục Thúy: nên thơ, trữ tình, có vẻ đẹp khác thường, được ví như “non tiên”. - Hai câu thực: Vẻ đẹp ấy được miêu tả từ hai góc độ đối xứng nhau: góc thứ nhất là nhìn từ mặt đất lên giống như đoá hoa sen từ dưới nước nổi lên, góc thứ hai từ trên cao nhìn xuống giống như cảnh tiên từ trên trời sa xuống. Ngọn núi hội tụ cả tinh hoa của đất trời, vũ trụ.
Xem thêm
- Biện pháp nghệ thuật trong hai câu luận: + So sánh: bóng tháp như trâm ngọc xanh. + Nhân hoá: hình ảnh tháp Linh Tế trên núi Dục Thuý in bóng xuống nước như cài cây trâm ngọc vào mái đầu cô gái, sóng nước trong sáng như soi búi tóc biếc vào tấm gương lớn. - Hình ảnh "trâm thanh ngọc", "kính thúy hoàn" có tác dụng làm cho cảnh vật mang dáng vẻ và tâm hồn con người yểu điệu, duyên dáng, hữu tình.
Xem thêm
- Hình ảnh trong bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất là “Bi khắc tiển hoa ban” (Tấm bia khắc nay đã lốm đốm hoa rêu) bởi hình ảnh này gợi niềm hoài cảm về người xưa và dấu vết tài hoa đã tàn phai theo năm tháng. Và đây là hình ảnh kết thúc bài thơ, đó là một kết thúc mở để lại nhiều dư vị-vừa bùi ngùi man mác, vừa sâu lắng tự hào – tự hào về sông núi, về anh tài nước Việt.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Dục Thúy Sơn
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!