Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm ngắn nhất

* Tri thức về kiểu bài

Kiểu bài:

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra sự sai trái và tác hại của một thói quen hay quan niệm nhằm giúp họ từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

• Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.

• Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

• Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

• Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.

• Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

• Bố cục bài luận gồm 3 phần:

Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.

Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.

* Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo

Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm chưa?

Trả lời:

Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm bởi:

+ Mở bài: nêu vấn đề: thói quen lạm dụng điện thoại di động.

+ Thân bài: lần lượt trình bày cá luận điểm, luận cứ và luận chứng làm rõ mặt trái và tác hại, giải pháp khắc phục của thói quen lạm dụng điện thoại.

+ Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen.

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bài viết đã chỉ ra tác hại của thói quen và lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động bằng các lí lẽ, bằng chứng nào? Các lí lẽ, bằng chứng ấy có được sắp xếp hợp lí không?

Trả lời:

Lí lẽ

Dẫn chứng

Lạm dụng điện thoại di động là sử dụng điện thoại di động một cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

+ Chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại; không chú ý nghe giảng, lén sử dụng điện thoại; thức đến hai, ba giờ sáng để theo dõi những dòng cập nhật trên mạng xã hội.

+ Việc lạm dụng điện thoại di động khiến chúng ta mất tập trung trong giờ học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.

+ Việc lạm dụng điện thoại di động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.

Nếu ta từ bỏ được thói quen lạm dụng điện thoại di động, tức là sử dụng một cách có ý thức, đúng nơi, đúng lúc, thì chiếc điện thoại di động lại trở thành công cụ hữu ích cho cuộc sống của chúng ta.

+ Dễ dàng tìm kiếm thông tin, phục vụ học tập

+ Giúp soạn thảo văn bản, chụp ảnh, dựng phim…

 

=> Các lí lẽ và dẫn chứng được sắp xếp rất hợp lí và chặt chẽ.

Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề có được thể hiện rõ ràng, nhất quán không?

Trả lời:

- Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề được thể hiện rõ ràng, nhất quán: tất cả các luận điểm, luận chứng luận cứ đều nhằm thuyết phục người đọc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại.

Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết đã phù hợp với mục đích của bài luận hay chưa?

Trả lời:

- Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết đã phù hợp với mục đích của bài luận bởi ngôn ngữ giọng điệu đều nhằm thuyết phục người đọc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại.

Câu 5 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):  Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì khi thực hiện một bài luận tương tự?

Trả lời:

- Kinh nghiệm khi thực hiện một bài luận:

+ Bài luận cần có 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài.

+ Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng phù hợp và các lí lẽ và dẫn chứng cần được sắp xếp hợp lí và chặt chẽ.

Người viết cần có quan điểm, thái độ về vấn đề được thể hiện rõ ràng, nhất quán.

+ Người viết cần sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với mục đích của bài luận

* Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):  

Đề 1: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại.

Đề 2: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Xác định đề tài: chọn một thói quen cần từ bỏ: Xả rác, chất thải không đúng nơi quy định.

- Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc

+ Mục đích viết: thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại

+ Người đọc bài viết của bạn có thể là thầy cô giáo bộ môn, bạn bè cùng lớp, phụ huynh,...

- Thu thập tư liệu: Có thể thu thập từ truyền thông và từ những quan sát, trải nghiệm đời sống của chính bạn; nên ưu tiên thu thập tư liệu liên quan đến tác hại hay mặt trái của thói quen hoặc quan niệm mà mình muốn bác bỏ.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

• Xác định hướng nghị luận về vấn đề: chẳng hạn bạn sẽ tập trung khẳng định hay bác bỏ hay kết hợp khẳng định với bác bỏ khi nghị luận về vấn đề.

• Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong đầu trong quá trình thu thập tài liệu và tìm ý cho bài viết.

• Phác hoạ một số luận điểm chính, rồi tìm lí lẽ, bằng chứng cho các luận điểm ấy.

Lập dàn ý: Bạn sắp xếp nội dung các phần mở bài, thân bài, kết bài; các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong thân bài.

Bước 3: Viết bài:

Bài viết tham khảo:

Bài văn thuyết phục từ bỏ thói quen

xả rác, chất thải không đúng nơi quy định.

          Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển. Đi đôi với sự phát triển là vấn đề xả rác, chất thải ra ngoài môi trường. Hiện tượng xả rác, chất thải không đúng nơi quy định đem lại hậu quả khôn lường: ô nhiễm môi trường, thủng tầng ô zôn, cao hơn nữa là bức xạ tia cực tím. Để giảm thiểu những tác động đó, chúng ta hãy cùng từ bỏ thói quen xả rác, chất thải không đúng nơi quy định.

          Xả rác, chất thải không đúng nơi quy định là xả rác, chất thải bừa bãi không đúng chỗ, vất mọi nơi mọi lúc và vất theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào. Chẳng hạn, tiện ngồi xe khách, ăn xong cái bánh, cái kẹo, tiện tay vất vỏ qua ngoài cửa sổ. Hoặc là đang lái xe trên đường, tiện là khạc nhổ luôn ra rìa đường; uống cốc nước mía xong tiện tay xả luôn ra bãi cỏ. Các hàng quán, bán hàng xong là xả luôn đồ ăn thừa thãi xuống cống rãnh làm ứ đọng… Những hành động ấy chắc hẳn không quá xa lạ với mỗi chúng ta. Bởi đâu đó cũng có hình ảnh chúng ta trong đó. Chính vì thế mà mỗi người cần ý thức từ bỏ thói quen xả rác, chất thải không đúng nơi quy định.

          Việc xả rác và chất thải không đúng nơi quy định đem lại nhiều tác hại khôn lường. Bạn thử hình dung xem con sông đen sì, mặt sông đầy vỏ chai, túi ni lông…có đẹp hay không? Xin thưa, chắc chắn là không, rất mất mĩ quan, làm mất cảnh quan sinh thái và làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.

          Bên cạnh đó xả rác và chất thải không đúng nơi quy định làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Con sông tràn ngập rác thải sinh hoạt, xác động vật bốc mùi hôi thối, liệu chúng ta có dễ thở không? Thức ăn thừa ứ đọng trong cống rãnh khiến cho ruồi muỗi sinh sôi, vậy chúng ta có thoải mái không?... Chắc hẳn là không.  Sức khỏe của con người ngày càng suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêc xả rác, chất thải không đúng nơi quy định là do ý thức của con người vẫn còn yếu, con người chỉ nhìn thấy cái lợi ích trước mắt mà không nghĩ tới hậu quả sau này. Hơn nữa, con người chưa lường hết hậu quả từ những hành động nhỏ đó mang lại. Và các qui định xử phạt vẫn còn nhẹ nhàng và chưa thật nghiêm khắc.

Đứng trước những tác hại của việc xả rác và chất thải không đúng nơi quy định đó, chúng ta cùng nhau hành động và có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường để có một bầu không khí trong lành, thoáng đãng. Ở công viên, hay những nơi công cộng đều có những thùng rác sơn xanh, thay vì tiện tay hãy bước vài bước và xả rác đúng nơi quy định. Hành động nhỏ đó nhưng giúp cho môi trường chung được sạch sẽ. Các tiệm ăn, thay vì xả xuống cống, hãy dồn thức ăn thừa vào xô, thức ăn đó vừa giúp cho lợn có bữa ăn no, đỡ tốn tiền cám, nước cống cũng không bị ứ đọng ô nhiễm, ruồi muỗi không sinh sôi, vậy thì sức khỏe của chúng ta sẽ được đảm bảo…. Ở Sing-ga-po hay ở Nhật, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Các cơ quan chức năng cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

          Các bạn thân mến, việc xả rác, chất thải không đúng nơi quy định ban đầu sẽ khá là khó khăn, nhưng mình tin, chỉ cần các bạn chú ý, có ý thức thì môi trường của chúng ta sẽ sạch sẽ. Môi trường có sạch thì sức khỏe chúng ta được đảm bảo.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, đọc lại và chỉnh sửa theo bảng kiểm sau:

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Dục Thúy Sơn

Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Ôn tập trang 58

Tri thức ngữ văn trang 59

Câu hỏi liên quan

=> Các lí lẽ và dẫn chứng được sắp xếp rất hợp lí và chặt chẽ.
Xem thêm
- Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm bởi: + Mở bài: nêu vấn đề: thói quen lạm dụng điện thoại di động. + Thân bài: lần lượt trình bày cá luận điểm, luận cứ và luận chứng làm rõ mặt trái và tác hại, giải pháp khắc phục của thói quen lạm dụng điện thoại. + Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen.
Xem thêm
- Kinh nghiệm khi thực hiện một bài luận: + Bài luận cần có 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài. + Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng phù hợp và các lí lẽ và dẫn chứng cần được sắp xếp hợp lí và chặt chẽ. + Người viết cần có quan điểm, thái độ về vấn đề được thể hiện rõ ràng, nhất quán. + Người viết cần sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với mục đích của bài luận
Xem thêm
- Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề được thể hiện rõ ràng, nhất quán: tất cả các luận điểm, luận chứng luận cứ đều nhằm thuyết phục người đọc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại.
Xem thêm
- Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết đã phù hợp với mục đích của bài luận bởi ngôn ngữ giọng điệu đều nhằm thuyết phục người đọc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!