CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O | CO2 ra BaCO3

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... và kèm theo đó là một số bài tập về CO2 và Ba(OH)2, mời các bạn đón xem:

Phản ứng CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

1. Phương trình phản ứng CO2 ra BaCO3

CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3↓+ H2O

2. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

2.1. Bản chất của CO2 (Cacbon dioxit)

CO2 là oxit axit tác dụng được với dung dịch bazo tạo thành muối và nước.

2.2. Bản chất của Ba(OH)2 (Bari hidroxit)

Ba(OH)2 là một bazo mạnh mang đầy đủ tính chất hoá học của một bazo nên phản ứng được với các oxit axit.

3. Điều kiện phản ứng xảy ra khi cho CO2 tác dụng với Ba(OH)2 

Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ + H2O (1)

Ba(OH)2 + 2CO2 → Ba(HCO3)2 (2)

Đặt T = nCO2 : nBa(OH)2

Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối BaCO3

Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ba(HCO3)2

Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối BaCO3 và Ba(HCO3)2

Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, thêm Ba(OH)2 dư vào thấy có kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả BaCO3 và Ba(HCO3)2

Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả BaCO3và Ba(HCO3)2.

Nếu không có các dữ kiện trên ta phải chia trường hợp để giải.

* Khi những bài toán không thể tính T ta dựa vào những dữ kiện phụ để tìm ra khả năng tạo muối.

Hấp thụ CO2 vào nước vôi dư thì chỉ tạo muối BaCO3.

* Sự tăng giảm khối lượng dung dịch : Khi cho sản phẩm cháy vào bình Ca(OH)2 hay Ba(OH)2.

mbình tăng = mhấp thụ

mdd tăng = mhấp thụ - mkết tủa

mdd giảm = mkết tủa – mhấp thụ

4. Tính chất hóa học của CO2

Khí CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất.

4.1. CO2 là oxit axit

- CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu):

        CO2 (k) + H2O (l) ⇔ H2CO3 (dd)

- CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối:

        CaO + CO2 → CaCO3 (tº)

- CO2 tác dụng với dung dịch kiềm → muối + (H2O)

        NaOH + CO2 → NaHCO3

        2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Phản ứng của CO2 với dung dịch kiềm tạo thành muối nào tuỳ thuộc vào tỉ lệ số mol của 2 chất tham gia phản ứng.

4.2. CO2 bền, ở nhiệt độ cao bị nhiệt phân một phần và tác dụng được với các chất khử mạnh

        2CO2 ⇔ 2CO + O2 (tº)

        CO2 + 2Mg → 2MgO + C (Đây là nguyên nhân không sử dụng CO2 để dập tắt các đám cháy kim loại)

        CO2 + C → 2CO

4.3. CO2 còn được dùng để sản xuất ure

        CO2 + 2NH3 → NH4O - CO - NH2 (amoni cacbamat)

        NH4O - CO - NH2 → H2O + (NH2)2CO (180ºC; 200at)

5. Bài tập vận dụng

Câu 1. Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 12 gam kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dung dịch lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?

A. 3,136 lít

B. 8,960 lít

C. 6,272 lít

D. 4,480 lít

Lời giải:

Đáp án: C

nCaCO3 = 12/100 = 0,12 mol

Do đun nóng lại thu được thêm kết tủa => nên có Ca(HCO3)2

nCa(OH)2 = 0,2.1 = 0,2 mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,12  0,12 ← 0,12 mol

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

0,16      (0,2 - 0,12) mol

→ nCO2= 0,12 + 0,16 = 0,28 mol

→ V = 0,28.22,4 = 6,272 lít

Câu 2. V lít khí CO2 (đktc) vào 1,5 lít Ca(OH)20,1M được 19,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là?

A. 1,12

B. 2,24

C. 4,48

D. 6,72

Lời giải:

Đáp án: C

Khi sục CO2 vào 0,15 mol Ba(OH)2 thu được 0,1 mol kết tủa BaCO3

Thì có thể xảy ra 2 trường hợp có kết tủa.

Trường hợp 1:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.

→ nCO2= nCaCO3 = 0,1.

→ V = 2,24 lít.

Trường hợp 2:

CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3 + H2O

0,1

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2.

0,1 0,05

→ nCO2 = 0,1 + 0,1 = 0,2.

→ V = 4,48 lít

Nên V max = 4,48 lít.

Câu 3. Cho 4,48 lít khí CO2(đktc) đi qua 150ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch Y. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch Y là

A. 30

B. 60

C. 15

D. 40

Lời giải:

Đáp án: C

nCO2 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol)

nKOH= 0,15.1 = 0,15 (mol)

Xét tỉ lệ tạo muối:

nKOH/nCO2 = 0,15/0,2 =0,75  < 1

→ Tạo muối axit KHCO3; CO2 dư

Phương trình hóa học

CO2 + KOH → KHCO3

→ nKHCO3 = nKOH = 0,15 (mol)

→ mKHCO3 =mmuối= 0,15.100 = 15 (g)

Câu 4. Cho các dung dịch sau: Ba(OH)2, NaHSO4, K2CO3, Ba(HCO3)2. Đổ lần lượt các dung dịch vào nhau. Số phản ứng xảy ra là

A. 8

B. 6

C. 4

D. 5

Lời giải:

Đáp án: B

+) Ba(OH)2 phản ứng với NaHSO4, K2CO3, Ba(HCO3)2

2NaHSO4 + Ba(OH)2→ BaSO4+ Na2SO4 + 2H2O

Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH

Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → 2BaCO3 + 2H2O

+) NaHSO4 phản ứng với K2CO3, Ba(HCO3)2

2NaHSO4 + K2CO3 → K2SO4 + Na2SO4 + H2O + CO2

Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4→ Na2SO4 + BaSO4 + 2CO2 + 2H2O

+) K2CO3 phản ứng với Ba(HCO3)2

Ba(HCO3)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KHCO3

=> có tất cả 6 phản ứng

Câu 5. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2

A. 4

B. 6

C .3

D. 2

Lời giải:

Đáp án: A

Các chất tạo kết tủa với dung dịch BaCl2 là: SO­3, NaHSO4, Na2SO3, K2­SO4

SO3 + H2O → H2SO4

BaCl2 + H2SO4→ BaSO4↓ + 2HCl

BaCl2 + 2NaHSO4→ BaSO4↓ + 2HCl + Na2SO4

BaCl2 + Na2SO3→ 2NaCl + BaSO3

BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4

Câu 6. V lít khí CO2 (đktc) vào 3 lít Ba(OH)2 0,1M được 39,4 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là?

A. 8,96

B. 2,24

C. 4,48

D. 6,72

Lời giải:

Đáp án: A

Khi sục CO2 vào 0,3 mol Ba(OH)2 thu được 0,2 mol kết tủa BaCO3

Thì có thể xảy ra 2 trường hợp có kết tủa.

Trường hợp 1:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O.

→ n(CO2) = n(BaCO3) = 0,2. → V = 4,48 lít.

Trường hợp 2:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

0,2

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2.

0,2 0,1

→ n(CO2) = 0,2 + 0,2 = 0,4. → V = 8,96 lít

Nên V max = 4,48 lít.

Câu 7. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư hiện tượng quan sát được là:

A. không có hiện tượng gì.

B. xuất hiện kết tủa trắng.

C. xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan.

D. ban đầu không có hiện tượng gì sau đó xuất hiện kết tủa.

Lời giải:

Đáp án: B

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

⇒ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng.

Câu 8. Cho cacbon lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc , H2SO4 đặc, KClO3, CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó cacbon đóng vai trò chất khử là

A. 6.

B. 4.

C. 7.

D. 5.

Lời giải:

Đáp án: A

C thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa → H2O, CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KClO3 , CO2

C + 2H2O → CO2 + 2H2

2CuO + C → 2Cu + CO2

C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O

C + 2H2SO4→ 2SO2 + CO2 + 2H2O

2KClO3+ 3C → 2KCl + 3CO2

C + CO2→  2CO

Câu 9. Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,06M, NaOH 0,03M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam kết tủa . Gía trị của a là

A. 19,7

B. 9,85

C. 7,88

D. 13,79

Lời giải:

Đáp án: B

Ta có :

nCO2 = 0,1 mol ;

nOH- = 1.0,06.2 + 1.0,03.1 = 0,15 mol

nBa2+ = 0,06.1 = 0,06 mol

Mà 1 < nOH- / nCO2 = 0,3/0,2 = 1,5 < 2

=> Phản ứng tạo 2 muối

=> nCO32- = nOH- - nCO2 = 0,15 mol < 0,06 mol

=> nBaCO3 = 0,05 mol

=> m = 197.0,05 = 9,85 gam

Câu 10. Dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch

A. CaCO3

B. CaCO3và Ca(HCO3)2

C. Ca(HCO3)2

D. CaCO3 và Ca(OH)2 dư

Lời giải:

Đáp án: B

nCO2 = 0,3 mol

nCa(OH)2 = 0,2 mol

Tỉ lệ:

nCO2/nCa(OH)2 = 0,3/0,2 = 1,5

Vậy sản phẩm sau phản ứng gồm CaCO3 và Ca(HCO3)2

Câu 11. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sản phẩm muối thu được là

A. BaCO3

B. Ba(HCO3)2

C. Ban đầu tạo BaCO3 sau đó khí CO2 dư thì thu được Ba(HCO3)2

D. Ban đầu tạo Ba(HCO3)2 sau đó khí CO2 dư thì thu được BaCO3

Lời giải:

Đáp án: A

Khi sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)dư chỉ sinh ra 1 muối là BaCO3.

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

Câu 12. Cho 2,24 lít khí CO2 ở đktc tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 tạo thành m gam muối trung hòa. Giá trị của m là

A. 13

B. 19,7

C. 25,9

D. 39,4

Lời giải:

Đáp án: B

Ta có: nCO2 = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

CO2+Ba(OH)2BaCO3+H2O0,1           0,1         mol

⇒ m = 0,1. 197 = 19,7 gam

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O | CO2 ra CaCO3 | Ca(OH)2 ra CaCO3

CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O | NaOH ra Na2CO3

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 | CaCO3 ra Ca(HCO3)2

CO2 + H2O → H2CO3 | CO2 ra H2CO3

CO2 + KOH → K2CO3 + H2O | CO2 ra K2CO3


Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!