Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | SBT Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

I. Củng cố

Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.

Câu 1 trang 141 SBT Kinh tế Pháp luật 10Tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội được...

□ a. Công nhận, tôn trọng và bảo vệ.

□ b. tôn trọng và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật.

□ c. bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật

□ d. công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 141 SBT Kinh tế Pháp luật 10Quyền con người là

□ a. những quyền tự nhiên, vốn có và không thể bị tước bỏ bởi bất kì cá nhân, tổ chức nào.

□ b. những quyền tự nhiên, vốn có của con người.

□ c. những quyền không thể bị tước bỏ của con người,

□ d. những quyền được Nhà nước trao cho các cá nhân trong xã hội.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 3 trang 141 SBT Kinh tế Pháp luật 10Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền con người được tổ chức nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm

□ a. Quốc hội

□ b. Chính phủ

□ c. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

□ d. Nhà nước

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 4 trang 142 SBT Kinh tế Pháp luật 10Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm đến...

□ a. lợi ích quốc gia, dân tộc.

□ b. quyền và lợi ích cá nhân.

□ c. lợi ích của nước khác.

□ d. quyền và lợi ích của người khác.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 5 trang 142 SBT Kinh tế Pháp luật 10Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền và nghĩa vụ của công dân bao gồm quyền trên các lĩnh vực...

□ a. chính trị, dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.

□ b. dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.

□ c. văn hoá, kinh tế, xã hội.

□ d. kinh tế, xã hội.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 142 SBT Kinh tế Pháp luật 10Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, những chủ thể nào có quyền bầu cử?

□ a. Tất cả công dân Việt Nam

□ b. Tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên

□ c. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên

□ d. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 7 trang 142 SBT Kinh tế Pháp luật 10Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận và bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể nào?

□ a. Tất cả mọi người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

□ b. Người nước ngoài

□ c. Người gốc Việt định cư ở nước ngoài

□ d. Người yếu thế trong xã hội

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 8 trang 142 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013...

□ a. quyền công dân không tách rời khỏi nghĩa vụ công dân.

□ b. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ.

□ c. Công dân Việt Nam là người sinh ra tại Việt Nam, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.

□ d. mọi người có quyền bầu cử, ứng cử.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 9 trang 143 SBT Kinh tế Pháp luật 10Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, công dân có nghĩa vụ...

□ a. bảo vệ Tổ quốc.

□ b. lao động.

□ c. kết hôn.

□ d. kinh doanh.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 10 trang 143 SBT Kinh tế Pháp luật 10Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 công dân có quyền...

□ a. học tập.

□ b. thực hiện nghĩa vụ quân sự.

□ c. đóng thuế theo quy định.

□ d. trung thành với Tổ quốc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

II. Luyện tập

Bài tập 1 trang 143 SBT Kinh tế Pháp luật 10Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Theo quy định của Hiến pháp, học tập là quyền của công dân.

b. Quyền con người không thể bị giới hạn.

c. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của chủ thể khác.

d. Tất cả Công dân Việt Nam đều có quyền bầu cử, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Quốc hội.

Trả lời:

- Câu đúng là: a, c

- Câu sai là: b, d. Vì:

+ Câu b. Quyền con người có thể bị giới hạn trong giới hạn yêu cầu bắt buộc.

+ Câu d. Tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Quốc hội.

Bài tập 2 trang 144 SBT Kinh tế Pháp luật 10Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

Mọi người có quyền ................. xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và .................; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác .................. thân thể, sức khoẻ, xúc phạm .................., nhân phẩm.

Trả lời:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dựnhân phẩm.

Bài tập 3 trang 144 SBT Kinh tế Pháp luật 10Hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu. N phát hiện hàng xóm của mình là ông F (quốc tịch Thụy Sĩ, đang sinh sống tại quận 1, thành phố Y) có hành vi buôn bán hàng xách tay, nhập lậu không qua hải quan N kể việc đó cho anh mình là H và có ý định báo công an về việc này. Tuy nhiên, anh H ngăn cản với lí do ông F là người nước ngoài và luật Việt Nam không được áp dụng với ông.

Câu hỏi:

- Hãy nhận xét về hành động của N.

- Theo em, ý kiến của anh H có đúng không? Vì sao?

Trả lời:

Hành động của N là đúng.

- Ý kiến của anh H là hoàn toàn sai. Ông F là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam cho nên phải thực hiện tuân thủ pháp luật Việt Nam, phải làm tròn trách nhiệm của một người dân nước ngoài. 

Bài tập 4 trang 144 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc thông tin và thực hiện yêu cầu.

Chị D là y tá của Trung tâm y tế huyện. Ở cơ quan, chị là người chăm chỉ làm việc, tinh thần trách nhiệm với công việc được nhiều người quý mến. Ở địa phương, chị luôn quan tâm, giúp những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trong đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương, chị được cơ quan giới thiệu ra ứng cử. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chị D là người phụ nữ nên không thể ứng cử đại biểu được.

Câu hỏi:

 - Ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?

- Trình bày quan điểm của em về vai trò của quyền bình đẳng trong xã hội hiện nay.

Trả lời:

- Ý kiến trên là sai. Theo luật Hiến pháp 2013, tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đều có quyền ứng cử Hội đồng nhân dân địa phương. Cho nên chị H có quyền ứng cử đại biểu.

- Bình đẳng giới là sự công bằng trong cách đối xử giữa nam và nữ, họ đều có vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội học tập rèn luyện và phát triển năng lực như nhau; có quyền như nhau trong hưởng thụ những thành quả kinh tế, văn hóa, xã hội; có trách nhiệm và quyền lợi như nhau… Thành quả và công sức của người phụ nữ được trọng dụng, thậm chí là hơn cả nam giới trong nhiều trường hợp. Bình đẳng giới mang lại cho xã hội những ý nghĩa rất lớn. Đầu tiên phải kể đến là tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ xưa nay đã bị xóa bỏ. Bình đẳng giới đã mang lại một cái nhìn mới, góp phần nâng cao vai trò cũng như sự đóng góp của nữ giới trong sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời trong việc chăm sóc gia đình. Giỏi việc nước, đảm việc nhà chính là tiêu chí của một người phụ nữ hiện đại. 

III. Vận dụng

Bài tập 1 trang 145 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy thiết kế một tờ gấp tuyên truyền về một trong các nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Bài tập 2 trang 145 SBT Kinh tế Pháp luật 10Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) thể hiện quan điểm về nội dung “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Trả lời:

- Giáo dục - đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Theo quan điểm của nhà nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho giáo dục, bởi giáo dục là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân cách của công dân, đào tạo nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” là bởi vì:

+ Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế. 

+ Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội. 

+ Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 19: Thực hiện pháp luật

Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

Câu hỏi liên quan

- Hành động của N là đúng.
Xem thêm
- Câu đúng là: a, c
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
- Ý kiến trên là sai. Theo luật Hiến pháp 2013, tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đều có quyền ứng cử Hội đồng nhân dân địa phương. Cho nên chị H có quyền ứng cử đại biểu.
Xem thêm
(*) Tham khảo:
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!