Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8 Bài 9 từ đó học tốt môn GDCD 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Câu 1 trang 35 sách bài tập GDCD 8: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

Câu hỏi trang 36 sách bài tập GDCD 8: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí?

A. Tất cả mọi người

B. Các công ty tư nhân

C. Các doanh nghiệp nhà nước

D. Một số tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi trang 36 sách bài tập GDCD 8: Việc làm nào dưới đây không có tác dụng phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ?

A. Không sử dụng, tàng trữ súng trái phép.

B. Mua các nguyên liệu cần thiết để chế tạo pháo nổ.

C. Lên án, phê phán những hành động vì lợi nhuận mà sử dụng, tàng trữ vũ khí, chất nổ.

D. Tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức chấp hành quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi trang 36 sách bài tập GDCD 8: Việc làm nào dưới đây không có tác dụng phòng ngừa ngộ độc thực phẩm?

A. Ăn chín, uống sôi.

B. Ăn bất kể đồ ăn gì.

C. Sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến.

D. Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi trang 36 sách bài tập GDCD 8: Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy là

A. ngày 4 tháng 10

B. ngày 14 tháng 4

C. ngày 14 tháng 10

D. ngày 10 tháng 4.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 36 sách bài tập GDCD 8: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Vận chuyển thuốc pháo, thuốc nổ trên ô tô và các phương tiện giao thông có thể gây ra cháy nổ, thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

b) Công an được sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

c) Tự do buôn bán, sử dụng chất độc hại thì con người sẽ bị đe dọa về sức khoẻ, tính mạng.

d) Có thể tự do sử dụng hoá chất để bảo quản trái cây.

Trả lời:

- Ý kiến a) Tán thành, vì: việc vận chuyển thuốc pháo, thuốc nổ trên ô tô và các phương tiện giao thông sẽ có thể gây ra cháy nổ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản. Việc vận chuyển thuốc pháo, thuốc nổ là một trong các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng thuốc pháo, thuốc nổ theo quy định.

- Ý kiến b) Tán thành, vì: công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm sẽ giúp cho lực lượng công an thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo đảm sự bình yên của xã hội.

- Ý kiến c) Tán thành, vì: nếu không kiểm soát việc buôn bán, sử dụng chất độc hại sẽ dẫn đến các cá nhân có thể mua được các hoá chất nguy hiểm để sử dụng sai mục đích, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khoẻ người dân.

- Ý kiến d) Không tán thành, vì: nếu ăn các loại trái cây này, người tiêu dùng sau một thời gian có thể bị mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm, trong đó có cả bệnh ung thư.

Câu 3 trang 37 sách bài tập GDCD 8: Theo em, các trường hợp sau tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, mm cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào?

a) Mọi người đều được phép tàng trữ, sử dụng vũ khí.

b) Tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà.

c) Sử dụng mọi hoá chất trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.

d) Không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà.

Trả lời:

- Trường hợp a) Nếu tất cả mọi người đều được phép tàng trữ, sử dụng vũ khí thì các vụ bắn người, các vụ khủng bố, trả thù, phá hoại bằng bom, mìn sẽ thường xuyên xảy ra gây nên nhiều thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và gây rối loạn an ninh, chính trị, xã hội.

- Trường hợp b) Nếu cất trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà thì sẽ có nguy cơ xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản.

- Trường hợp c) Nếu sử dụng mọi hoá chất để sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm thì các vụ ngộ độc thực phẩm sẽ gia tăng, đồng thời gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Trường hợp d) Nếu không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà thì các thiết bị điện này có thể bị chập điện gây ra cháy nhà, nổ bình ga,...

Câu 4 trang 38 sách bài tập GDCD 8: Những việc làm dưới đây có thể gây ra hậu quả gì?

a) Nhà K có hai khu trồng rau riêng biệt, một khu trồng rau cho gia đình ăn thì chỉ tưới nước, một khu trồng rau để bán thì có sử dụng phân hoá học và thường xuyên phun thuốc trừ sâu.

b) Nhặt được một quả lựu đạn, G liền rủ T cùng rút chốt của lựu đạn ra để xem bên trong có gì.

c) Cửa hàng của chị D thường xuyên sang chiết ga lậu để bán nhằm thu lời.

d) Anh M là nhân viên bảo vệ của công ty. Buổi tối, anh rủ một số người cùng chơi bài tại phòng bảo vệ. Do bị thua, anh lấy súng ra để doạ mọi người.

e) Mải nói chuyện với bạn, N quên không tắt bếp ga khi đã nấu xong.

Trả lời:

- Trường hợp a) Việc làm của gia đình K có thể gây hậu quả nghiêm trọng, vì thuốc trừ sâu được sử dụng để bảo vệ cây trồng chống lại côn trùng, cỏ dại, nấm và các loài gây hại khác nhưng thuốc trừ sâu cũng có khả năng gây độc cho con người. Chúng có thể gây ra các tác động xấu đến sức khoẻ, bao gồm ung thư, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, hệ miễn dịch hoặc thần kinh,...

- Trường hợp b) Việc làm này có thể gây hậu quả nghiêm trọng như bị thương, tử vong. Theo quy định của Bộ Quốc phòng, lực lượng thu gom, xử lí bom, mìn, đạn sót lại trong chiến tranh phải có giấy phép hành nghề, phải là lực lượng chuyên trách. Người dân, đặc biệt là trẻ em trong các vùng còn ô nhiễm bom mìn, khi phát hiện có bom, mìn, đạn phải báo cho cơ quan quân sự địa phương hoặc chính quyền nơi gần nhất để có biện pháp xử lí. Nghiêm cấm tự ý thu gom, tháo gỡ, buôn bán các loại vật nổ còn sót lại....

- Trường hợp c) Việc làm này có thể gây ra các vụ cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, tính mạng người dân do việc sử dụng các bình ga sang chiết lậu, kém chất lượng.

- Trường hợp d) Hành động của anh M gây đe doạ đến tính mạng của người khác.

- Trường hợp e) Việc quên không tắt bếp ga khi đã nấu xong có thể gây cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản.

Câu 5 trang 38 sách bài tập GDCD 8: Hãy nêu cách xử lí của em khi nhìn thấy:

a) Các em nhỏ nhặt được đạn, pháo hoặc vật lạ đem ra làm đồ chơi.

b) Người tàng trữ, sử dụng súng.

c) Người mới phun thuốc trừ sâu cho rau đã hái đem bán.

d) Người định cưa, đục bom, đạn pháo để lấy thuốc nổ.

Trả lời:

- Trường hợp a) Thấy các em nhỏ nhặt được đạn, pháo hoặc vật lạ đem ra chơi nghịch, em sẽ yêu cầu các em dừng lại ngay hành vi của mình, sau đó báo cáo với lực en risd lượng chức năng để họ có hướng xử lí.

- Trường hợp b) Thấy người tàng trữ, sử dụng súng, em sẽ báo cáo với cơ quan chức năng để giải quyết.

- Trường hợp c) Thấy người mới phun thuốc trừ sâu cho rau đã hái đem bán, em sẽ ngăn chặn hành động đó, yêu cầu họ không được làm như vậy, phân tích để họ thấy được rõ tác hại nghiêm trọng của việc thuốc trừ sâu ngấm vào cơ thể con người.

- Trường hợp d) Thấy người định cưa, đục, tháo chốt bom mìn, đạn pháo để lấy thuốc nổ, em sẽ ngăn chặn hành vi đó và yêu cầu họ dừng ngay những hành động của mình để tránh những hậu quả đáng tiếc. Nếu như họ không chịu nghe, em sẽ báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, xử lí.

Câu 6 trang 39 sách bài tập GDCD 8: Em hãy tư vấn giúp bạn trong các trường hợp sau:

Câu hỏi trang 39 sách bài tập GDCD 8: Khi bị rò rỉ ga, nên làm gì và không nên làm gì?

Trả lời:

Khi bạn phát hiện rò rỉ ga, cần tuân theo các hướng dẫn sau đây:

- Nên làm:

+ Di chuyển ra khỏi khu vực bị rò rỉ gas.

+ Gọi số cấp cứu hoặc thông báo cho cơ quan chức năng địa phương (như cơ quan PCCC) về sự cố rò rỉ ga.

+ Ngừng sử dụng nguồn ga ngay lập tức. Tắt mọi nguồn điện, thiết bị hoạt động gần đó và không thăm dò nguyên nhân hoặc sửa chữa vì có thể gây cháy nổ.

+ …

- Không nên làm:

+ Tránh sử dụng bất kỳ nguồn lửa nào gần khu vực rò rỉ ga. Điều này bao gồm: không bật bếp gas, không sử dụng diêm hoặc bật nến, không sử dụng máy hàn, và tránh các hoạt động sẽ tạo ra tia lửa.

+ Hạn chế tiếp xúc với khí ga rò rỉ vì khí ga này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và có thể gây bất tỉnh, thậm chí gây tử vong khi hít phải nhiều.

+ Không cố gắng tự sửa chữa hoặc khắc phục sự cố rò rỉ ga khi không có kiến thức và trang thiết bị an toàn.

+ …

Câu hỏi trang 39 sách bài tập GDCD 8: Khi bị ngộ độc thực phẩm, nên làm gì?

Trả lời:

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây:

- Cố gắng xác định nguồn gốc thức ăn gây ngộ độc để tránh tiếp tục tiếp xúc với nó. Báo cáo sự cố cho cơ quan thực phẩm địa phương để họ có thể tiến hành điều tra và ngăn chặn tình trạng tương tự xảy ra với những người khác.

- Uống nước sạch để giữ cho cơ thể không bị mất nước (do nôn/ tiêu chảy,…)

- Không sử dụng thuốc chống nôn, thuốc trị tiêu chảy hoặc bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

- Ghi lại các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, hoặc sốt. Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài, liên hệ với bác sĩ.

Câu hỏi trang 39 sách bài tập GDCD 8: Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Trả lời:

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn có thể tuân theo các biện pháp sau:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt bằng cách thường xuyên rửa tay, thay quần áo sạch và giữ vệ sinh cá nhân tại mức cao.

- Đảm bảo nấu chín thức ăn, đặc biệt là thịt, hải sản, trứng và các sản phẩm từ sữa,… để tiêu diệt vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.

- Lưu trữ thực phẩm đúng cách để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

- Tránh ăn thức ăn không an toàn (ôi, thiu, sử dụng nhiều phụ gia, hóa chất,...). Nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc hoặc chất lượng của thức ăn, hãy tránh tiêu thụ nó.

- Hãy đảm bảo sử dụng nước uống an toàn. Nếu nước vùng bạn sống không an toàn, hãy sử dụng nước đã đun sôi hoặc nước đã qua xử lý để uống và chuẩn bị thức ăn.

- Hãy tuân thủ các hướng dẫn và quy định về an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng…

Câu 7 trang 39 sách bài tập GDCD 8: Em hãy nêu trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Trả lời:

Trách nhiệm của công dân, học sinh:

- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Tuyên truyền vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định.

- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.

Câu 8 trang 39 sách bài tập GDCD 8: Hãy nêu những việc mà địa phương em đã làm để thực hiện các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Trả lời:

- Một số việc mà địa phương em đã làm để thực hiện các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Ngày 8/9/2022, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an TP Hà Nội đã đưa ra những khuyến cáo về phòng, chống cháy, nổ tại các cơ sở kinh doanh karaoke.

+ Ngày 202/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn số 787/BYT-ATTP gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học.

Câu 9 trang 39 sách bài tập GDCD 8: Em hãy viết một đoạn văn về tầm quan trọng của việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Chào các bạn!

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn về tầm quan trọng của việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Đây là một chủ đề rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và hiểu biết về nó sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại có tác động lớn đến sự an toàn và sức khỏe của chúng ta. Chúng ta cần nhận thức rõ rằng những tai nạn này có thể gây chấn thương nghiêm trọng, thiệt hại về tài sản và thậm chí gây tử vong. Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chúng ta có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc này.

Một trong những biện pháp quan trọng nhất là tăng cường ý thức và kiến thức về an toàn. Hiểu rõ về cách sử dụng và xử lý vũ khí, chất độc hại và các vật liệu nguy hiểm là điều cần thiết. Chúng ta nên thường xuyên tham gia các khóa đào tạo và huấn luyện về an toàn để nắm được những kiến thức quan trọng và biết cách ứng phó trong các tình huống nguy hiểm.

Ngoài ra, việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn cũng rất quan trọng. Đây không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng. Chúng ta cần kiểm tra và đảm bảo rằng những nguy cơ về vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại được giảm thiểu tối đa. Hơn nữa, việc phối hợp với các cơ quan chức năng và tổ chức liên quan sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác phòng ngừa tai nạn này.

Bảo vệ sự an toàn của chúng ta không chỉ là trách nhiệm của các nhà chức trách. Mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Hãy chia sẻ những kiến thức này với gia đình, bạn bè và cùng nhau tạo ra một môi trường sống an toàn hơn.

Hãy nhớ rằng phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại không chỉ là việc tuân thủ quy định mà là sự quan tâm và tôn trọng đến tính mạng và sức khỏe của chúng ta. Hãy cùng nhau thực hiện các biện pháp phòng ngừa này và xây dựng một cộng đồng an toàn hơn.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại SBT
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!