Sách bài tập GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8 Bài 10 từ đó học tốt môn GDCD 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Câu 1 trang 40 sách bài tập GDCD 8: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

Câu hỏi trang 40 sách bài tập GDCD 8: Công dân có quyền nào dưới đây?

A. Tự do sử dụng sức lao động để làm bất cứ công việc gì mình thích.

B. Học nghề, tìm kiếm việc làm theo quy định của pháp luật.

C. Tự do thuê mướn bất kì ai.

D. Yêu cầu người khác làm việc theo ý muốn của mình.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi trang 40 sách bài tập GDCD 8: Người lao động không có quyền nào dưới đây?

A. Được đóng bảo hiểm xã hội và hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.

B. Được nghỉ theo chế độ.

C. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.

D. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần thông báo trước.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi trang 40 sách bài tập GDCD 8: Người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Tuân theo nội quy lao động.

B. Thực hiện tất cả yêu cầu của người sử dụng lao động.

C. Thực hiện hợp đồng lao động.

D. Thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi trang 40 sách bài tập GDCD 8: Người sử dụng lao động không có quyền nào dưới đây?

A. Điều hành lao động.

B. Xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

C. Tự do sai khiến người lao động làm việc.

D. Quản lí, giám sát lao động.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 41 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Lao động là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

b) Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người.

c) Hoạt động lao động chỉ có ý nghĩa khi tạo ra những đóng góp to lớn cho xã hội

d) Lao động giúp con người phát triển các mối quan hệ tích cực, tránh những thói hư tật xấu.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình, vì: lao động giúp con người tiến hoá, phát triển. Thông qua lao động, con người tạo ra của cải vật chất để nuôi sống bản thân, gia đình và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nếu không có lao động, con người có thể bị chết đói, diệt vong.

- Ý kiến b) Không đồng tình, vì: ngoài các giá trị vật chất, hoạt động lao động còn tạo ra các giá trị về tinh thần cho đời sống con người (Ví dụ: sáng tác, biểu diễn âm nhạc,..).

- Ý kiến c) Không đồng tình, vì: tất cả các hoạt động lao động dù đóng góp lớn hay nhỏ đều mang lại những ý nghĩa riêng đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

- Ý kiến d) Đồng tình, vì: lao động giúp con người giảm thiểu thời gian nhàn rỗi vô ích, giúp mỗi người biết quý trọng thành quả của mình, phát triển nhân cách theo hướng tích cực.

Câu 3 trang 42 sách bài tập GDCD 8: Theo em, những hành vi nào dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quy định của pháp luật về lao động? Vì sao?

a) Thuê trẻ em 13 tuổi chở bình ga giao cho khách hàng

b) Đuổi việc nhân viên mà không thông báo trước.

c) Từ chối không nhận trẻ em vào làm việc tại xưởng hoá chất. chati

d) Thưởng tiền cho nhân viên vì hoàn thành xuất sắc công việc.

e) Tự ý giảm tiền lương của người lao động.

Trả lời:

- Trường hợp a) Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lao động vị thành niên, vì công việc chở bình ga là công việc nguy hiểm, không phù hợp với điều kiện sức khoẻ, nhận thức, hiểu biết của trẻ em 13 tuổi.

- Trường hợp b) Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, vì Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao Di động phải báo trước cho nhân viên khi quyết định cho thôi việc. Hành vi tự ý đuổi việc người lao động mà không báo trước là không tôn trọng người lao động và sẽ khiến người lao động không có sự chuẩn bị trước, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống.

- Trường hợp c) Hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động vị thành niên, vì xưởng hoá chất là môi trường lao động nguy hiểm, độc hại, không phù hợp với điều kiện sức khoẻ và sự phát triển của trẻ em.

- Trường hợp d) Hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động, vì Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động có quyền khen thưởng nhân viên. Hành vi khen thưởng nhân viên khi hoàn thành xuất sắc công việc là sự ghi nhận thành quả, động viên, khích lệ của người sử dụng lao động đối với người lao động.

- Trường hợp e) Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lao động vì Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các thoả thuận trong hợp đồng lao động, trong đó có thoả thuận về tiền lương. Do đó, người sử dụng lao động không được phép tự ý giảm tiền lương của người lao động.

Câu 4 trang 42 sách bài tập GDCD 8: Xử lí tình huống:

a) Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh K (15 tuổi) đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Anh không biết mình có thể làm được việc gì và kiếm được việc làm từ đâu cho phù hợp.

Câu hỏi trang 42 sách bài tập GDCD 8: Nếu là bạn của anh K, em sẽ khuyên anh như thế nào?

Trả lời:

Em khuyên anh K khi đi xin việc nên hỏi ý kiến người nhà, không nên tuỳ tiện vào những nơi đăng thông tin tuyển dụng để xin việc. Anh K nên xem xét khả năng, mong muốn của bản thân xem mình phù hợp với những công việc gì và tìm đến những người, những nơi đáng tin cậy để xin việc. Đồng thời, anh K cũng nên tìm hiểu các quy định của pháp luật đối với lao động chưa thành niên để lựa chọn công việc, nơi làm việc, thời gian làm việc,.... thích hợp và bảo vệ bản thân, tránh bị lừa đảo, bóc lột sức lao động.

Câu hỏi trang 42 sách bài tập GDCD 8: Nếu là N, em sẽ nói gì với H?

b) Chủ nhật, N sang nhà H trả sách thì thấy H đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, N mới biết H có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. H rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà.

Trả lời:

Em giải thích cho H hiểu về nghĩa vụ lao động của công dân, việc H lau dọn nhà cửa là thực hiện nghĩa vụ lao động của bản thân đối với gia đình. Hoạt động lao động này có ý nghĩa tốt đẹp và hoàn toàn phù hợp với điều kiện sức khoẻ của lứa tuổi học sinh, do đó, yêu cầu của mẹ H là hoàn toàn chính đáng, không phải bóc lột sức lao động. Em khuyên H nên thực hiện - yêu cầu của mẹ, xin lỗi mẹ vì đã tỏ thái độ không tốt và hứa với mẹ sau in này sẽ tự giác phụ giúp bố mẹ làm việc nhà.

Câu hỏi trang 42 sách bài tập GDCD 8: Nếu là bạn là bạn của chị P, em sẽ khuyên chị nên lập hợp đồng lao động với nội dung như thế nào?

c) Chị P (18 tuổi) xin vào làm thêm tại xưởng bánh kẹo của ông D với công việc chính là phân loại, đóng gói các loại bánh kẹo. Ông D trao đổi: chị sẽ đến xưởng làm việc 2,5 giờ/ngày, mỗi giờ ông sẽ trả cho chị 30.000 đồng, thời gian làm việc là 6 tháng và có thể gia hạn thêm nếu chị làm việc tốt. sơn Chị P thấy thoả thuận bằng miệng không đảm bảo nên muốn lập một tiền bản hợp đồng lao động để giao kết rõ ràng với ông D.

Trả lời:

Em khuyên chị P lập hợp đồng lao động có ghi rõ thông tin cá nhân của Trận hai bên giao kết, thời hạn hợp đồng, địa điểm, thời gian làm việc, công cặn việc cụ thể, mức lương, hình thức trả lương, thời gian trả lương, quyền và nghĩa vụ cụ thể của ông D và chị P,...

Câu 5 trang 43 sách bài tập GDCD 8: Em đã chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của bản thân, như thế nào? Hãy làm rõ theo bảng sau:

Những việc đã làm tốt

Những việc chưa làm tốt

Phương hướng khắc phục những việc làm chưa tốt

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Những việc đã làm tốt

Những việc chưa làm tốt

Phương hướng khắc phục những việc làm chưa tốt

- Giúp đỡ bố mẹ những việc làm phù hợp với lứa tuổi, như: dọn dẹp nhà cửa, nấu những món ăn đơn giản, rửa bát, chăm sóc em,…

- Sử dụng thời gian rảnh rỗi để chơi game hoặc đi đá bóng với bạn bè.

- Sử dụng thời gian rảnh rỗi để làm thêm một số công việc phù hợp, nhằm tạo ra thu nhập cho bản thân.

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân SBT
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!