Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8 Bài 8 từ đó học tốt môn GDCD 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Phần Củng cố

Bài tập 1 trang 38 SBT GDCD 8: Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng

Câu 1 trang 38 SBT GDCD 8: Kế hoạch chi tiêu là tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách như thế nào?

A. Tiết kiệm.

B. Lãng phí.

C. Tằn tiện.

D. Phù hợp và hiệu quả.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 38 SBT GDCD 8: Lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp việc quản lí tiền như thế nào? (Chọn câu trả lời đúng nhất)

a. Đúng cách.

b. Hiệu quả.

c. Chủ động.

d. Thường xuyên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 38 SBT GDCD 8: Để tạo thói quen chi tiêu hợp lí, chúng ta cần làm gì?

A. Ghi lại nhật kí chi tiêu.

B. Chi tiêu cho đến khi hết tiền.

C. Quyết định mua khi đi ra cửa hàng.

D. Kiểm tra số tiền có trong túi/ ví của mình.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 4 trang 38 SBT GDCD 8: Khi lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần phải làm gì? (Chọn câu trả lời đúng nhất).

A. Xác định mục tiêu.

B. Thay đổi mục tiêu tài chính.

C. Xác định thời hạn.

D. Xác định mục tiêu và thời hạn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 2 trang 39 SBT GDCD 8: Em hãy nối nội dung của cột A với nội dung của cột B sao cho phù hợp

Cột A

 

Cột B

Bước 1

 

a. Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.

Bước 2

 

b.Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.

Bước 3

 

c. Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu.

Bước 4

 

d. Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.

Bước 5

 

e. Điều chỉnh cách thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.

Bước 6

 

g. Cam kết thực hiện kế hoạch.

Trả lời:

Cột A

Nối

Cột B

Bước 1

1-c

a. Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.

Bước 2

2-a

b.Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.

Bước 3

3-d

c. Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu.

Bước 4

4-b

d. Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.

Bước 5

5-e

e. Điều chỉnh cách thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.

Bước 6

6-g

g. Cam kết thực hiện kế hoạch.

Bài tập 3 trang 39 SBT GDCD 8: Em hãy trả lời và nêu ví dụ minh hoạ đối với các nội dung/ câu hỏi trong bảng dưới đây

STT

Nội dung/ câu hỏi

Trả lời

Ví dụ minh họa

1

Kế hoạch chi tiêu là gì?

 

 

2

Vì sao cần phải lập kế hoạch chi tiêu?

 

 

3

Liệt kê các cách chi tiêu phù hợp mà em biết.

 

 

4

Kể tên các bước để lập kế hoạch chi tiêu.

 

 

Trả lời:

STT

Nội dung/ câu hỏi

Trả lời

Ví dụ minh họa

1

Kế hoạch chi tiêu là gì?

Kế hoạch chi tiêu là tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả.

Lên kế hoạch mua sắm đồ dùng cá nhân, quần áo, giày dép…

2

Vì sao cần phải lập kế hoạch chi tiêu?

Sẽ giúp quản lý tiền một cách hiệu quả, phân bổ tiền phù hợp, đạt được mục tiêu tài chính

Lập kế hoạch trên sổ ghi chép, nhật kí để dễ dàng theo dõi.

3

Liệt kê các cách chi tiêu phù hợp mà em biết.

Chỉ mua đồ khi thực sự cần thiết

-Không nên để nhiều tiền mặt trong ví.

Mua đồ, chi tiêu những thứ cần thiết như đồ ăn, quần áo, đồ dung…

4

Kể tên các bước để lập kế hoạch chi tiêu.

Để lập kế hoạch chi tiêu cần thực hiện theo các bước sau

+ Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

+ Xác định các khoản cần chi.

+ Thiết lập nguyên tắc thu chi.

+ Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

+ Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu,

Học sinh phải rèn luyện những thói quen chi tiêu tốt và lập được kế hoạch chi tiêu cho cá nhân một cách phù hợp. Ngoài ra, cần giúp đỡ người thân, bạn bè lập kế hoạch chi tiêu hợp lí trong khả năng của mình.

Thiết lập kế hoạch chi tiêu khi đi chợ:

- Mục tiêu mua đồ thiết yếu

- Đồ ăn rau củ, thịt cá…

- Nguyên tắc không mua quá nhiều đồ sẽ dễ bị hư

- Điều chỉnh số lượng thức ăn phù hợp.

 

Phần Luyện tập

Bài tập 4 trang 40 SBT GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao.

STT

Ý kiến

Đồng ý

Không đồng ý

Giải thích

1

Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu nhằm mục an đích tiết kiệm.

 

 

 

2

Người dư dả tiền bạc thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

 

 

 

3

Lập kế hoạch chi tiêu nhằm giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống và học tập.

 

 

 

4

Lập kế hoạch chi tiêu giúp mỗi người không lãng phí và không bị nợ nần.

 

 

 

5

Lập kế hoạch chỉ tiêu sẽ giúp mỗi người quản lí được tài chính của bản thân ở hiện tại và tương lai.

 

 

 

Trả lời:

STT

Ý kiến

Đồng ý

Không đồng ý

Giải thích

1

Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu nhằm mục đích tiết kiệm.

x

 

Giúp chúng ta tiết kiệm hơn, chi tiêu vào những việc có ích

2

Người dư dả tiền bạc thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

 

x

Nếu dư dả mà không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, dần dần họ sẽ lãng phí tiền bạc và trở nên nghèo khó

3

Lập kế hoạch chi tiêu nhằm giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống và học tập.

x

 

Chúng ta chủ động được dòng tiền mình đang quản lý

4

Lập kế hoạch chi tiêu giúp mỗi người không lãng phí và không bị nợ nần.

x

 

biết chi tiêu sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được khoản tiền lớn, phòng thân khi gặp vấn đề về tài chính

5

Lập kế hoạch chỉ tiêu sẽ giúp mỗi người quản lí được tài chính của bản thân ở hiện tại và tương lai.

x

 

Lập kế hoạch chi tiêu ở hiện tại quyết định đến tài sản của chúng ta trong tương lai.

Bài tập 5 trang 41 SBT GDCD 8: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống 1. Hằng tháng, bạn K đều lập kế hoạch chi tiêu của bản thân để cân đối các khoản chi tiêu sao cho hợp lí như: mua đồ ăn sáng, đồ dùng học tập, tiết kiệm, đi xem phim,... Khi thấy bạn K có thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu, bạn M (bạn cùng lớp với bạn K) cho rằng việc làm này là không cần thiết.

Câu hỏi:

– Theo em, việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ đem lại lợi ích gì cho bạn K?

– Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn M? Vì sao?

Tình huống 2. Bạn H và nhóm bạn rủ nhau đi xem phim. Bạn H và các bạn muốn mua thêm nước uống, bỏng ngô nhưng không đủ tiền. Bạn H không suy nghĩ và lấy ngay số tiền mua đồ dùng học tập mà mẹ vừa đưa sáng nay để mua nước, bỏng ngô cho các bạn. Thấy vậy, các bạn trong nhóm đã khuyên bạn ấy không nên chi tiêu như vậy. Thế nhưng, bạn H lại nói: “Không cần phải tính toán làm gì, hết tiền thì mình lại xin bố mẹ”.

Câu hỏi:

– Em có nhận xét gì về cách chi tiêu của bạn H?

– Nếu em là bạn của bạn H, em sẽ khuyên bạn H như thế nào để có thói quen chi tiêu tốt hơn?

Tình huống 3. Bạn T có dự định sẽ tặng quà sinh nhật mẹ vào năm tháng tới. Vì vậy, bạn T đã lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân mình trong năm tháng. Tháng thứ nhất và thứ hai, bạn thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập. Nhưng đến tháng thứ ba, bạn T không thực hiện được vì đã chi tiêu không kiểm soát. Bạn T đang băn khoăn vì không biết liệu mình có thể mua được món quà tặng mẹ vào ngày sinh nhật được hay không.

Câu hỏi:

Nếu em là bạn của bạn T, em sẽ hướng dẫn bạn T như thế nào để bạn ấy biết các cách chi tiêu và có thể hoàn thành kế hoạch chi tiêu đã lập?\

Trả lời:

Trả lời tình huống 1:

- Đem lại nguồn tiền tiết kiệm lớn giúp bạn K làm chủ dòng tiền của mình và dùng vào việc quan trọng.

- Em không đồng tình. Vì lập kế hoạch rất cần thiết, nếu chúng ta không có kế hoạch rõ ràng sẽ gây lãng phí tiền bạc.

Trả lời tình huống 2:

- Cách chi tiêu của bạn H lãng phí và sử dụng vào việc không cần thiết. Dùng tiền như vậy sẽ dẫn đến việc không thể mua được những món đồ thiết yếu, gây ra lãng phí.

- Em sẽ khuyên bạn nên biết chi tiêu hợp lý, dùng tiền vào việc quan trọng, tránh lãng phí.

Trả lời tình huống 3:

- Bạn T có thể đặt ra các nguyên tắc để hoàn thành công việc hiệu quả như:

+ Luôn theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, hiểu rõ từng giai đoạn diễn ra giúp bạn chủ động khắc phục rào cản hợp lý và nhanh tiến đến mục tiêu cuối cùng.

+ Sử dụng thêm công cụ hỗ trợ để kế hoạch tài chính có độ trực quan, chính xác cao như công cụ tính toán, ứng dụng điện thoại, ghi chép vào sổ tay.

+ Kiên trì thực hiện kế hoạch, tránh trì hoãn, không bỏ cuộc.

Phần Vận dụng

Bài tập 6 trang 42 SBT GDCD 8: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

Vì bà nội bị ốm nặng nên bố mẹ bạn N phải về quê chăm sóc bà một tuần. Mẹ đưa bạn N và em trai 500 000 đồng để chi tiêu cho việc ăn uống trong một tuần. Ngày đầu tiên, bạn N không nấu cơm mà dẫn em trai ra ngoài ăn. Ngày thứ hai, bạn ấy lại tiếp tục mua những món ăn khoái khẩu của hai anh em. Do vậy, trong hai ngày, bạn N đã tiêu hết 150 000 đồng. Bạn N bắt đầu cảm thấy lo lắng và tự hỏi rằng, với số tiền còn lại, hai anh em sẽ chi tiêu như thế nào nếu bố mẹ chưa về.

Câu hỏi: Nếu em là bạn N, em sẽ lập kế hoạch chi tiêu cho những ngày tiếp theo như thế nào?

Trả lời:

- Nếu là bạn N em sẽ không đi ăn ngoài nữa, dùng số tiền còn lại mua đồ ăn thiết yếu và tự nấu sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể tiết kiệm tiền đến khi mẹ về.

Bài tập 7 trang 43 SBT GDCD 8: Em hãy thiết kế một cuốn sổ ghi chép chi tiêu mà em học hỏi được từ trong cuộc sống và mọi người xung quanh. Sau đó, chia sẻ với các bạn trong lớp về cuốn sổ ghi chép đầy ý nghĩa này

Trả lời:

Mẫu tham khảo: ghi chép chi tiêu theo ngày và quản lý số tiền đã chi tiêu:

 

Em hãy thiết kế một cuốn sổ ghi chép chi tiêu mà em học hỏi được từ trong cuộc sống

Bài tập 8 trang 43 SBT GDCD 8: Em hãy lập kế hoạch chi tiêu cho sinh hoạt và học tập của bản thân theo các bước cụ thể và thực hiện kế hoạch đã lập

Trả lời:

Hạng mục

Nội dung chi tiêu tuần 1

Tổng tiền

Tiền ăn

Ăn sáng: 70000

Nước uống: 35000

105000

Tiền đồ dung học tập

Bút: 20000

Vở: 20000

Màu vẽ: 15000

65000

Tiền sinh hoạt

- thuốc nhỏ mắt: 5000

- giày dép:150.000

155000

Số tiền có trong 1 tuần

400.000

325000

Tiết kiệm

 

75000

- 4 bước lập tài chính cá nhân:

Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân.

Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại: thu và chi thường xuyên của cá nhân.

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.

Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.

Bài tập 9 trang 43 SBT GDCD 8: Em hãy trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu về tình hình tài chính của gia đình trong một tháng. Sau đó, hãy lập một kế hoạch chi tiêu phù hợp trong mỗi tháng cho gia đình mình

Trả lời:

Bài tham khảo:

Hạng mục

Nội dung

Tổng tiền

TIỀN ĂN UỐNG

– Ăn sáng: 40.000/bữa

→ Chủ yếu là nấu ăn sáng ở nhà. Nguyên liệu đơn giản: mì, trứng, cháo, thịt…

– Bữa chính: 80.000/ngày

→ Gồm bữa trưa nấu mang đi làm và bữa tối.

– Ăn vặt + trái cây: 20.000/ngày

 

4.200.000/tháng

TIỀN NUÔI CON

– Đồ chơi + quần áo: 200.000/tháng

– Tiền bỉm + sữa: 1.000.000/tháng

→ Chỉ đóng bỉm buổi tối

– Đồ ăn cho con: 1.000.000/tháng

– Tiền khác: 500.000/tháng

 

2.700.000/tháng

TIỀN SINH HOẠT

– Chi trả hoá đơn (điện, nước, wifi): 500.000/tháng

→ Chủ yếu sử dụng vào buổi tối

– Tiền điện thoại: 100.000/tháng

– Tiền xăng/xe: 300.000/tháng

→ Nhà cách chỗ làm < 5km

– Đồ sinh hoạt (dầu gội, bao rác…): 200.000/tháng

– Các chi phí khác: 200.000/tháng

1.300.000/tháng

PHÁT SINH THÊM

Đám cưới, ma chay: 1.000.000/tháng

– Chi tiêu khác: 500.000/tháng

 

1.500.000/tháng

TỔNG

 

9.700.000 đồng/ tháng

THU NHẬP

 

15000.000 đồng/ tháng

TIẾT KIỆM

 

5.300.000 đồng / tháng

Bài tập 10 trang 43 SBT GDCD 8: Em hãy tìm hiểu và chia sẻ với các bạn trong lớp về một số trường hợp chi tiêu có kế hoạch mà em biết. Từ đó, rút ra cho mình những bài học về việc lập kế hoạch chi tiêu hợp lí

Trả lời:

Vào đợt hè Tháng 7/2023 được nghỉ hè em đã phụ giúp mẹ bán hàng và tiết kiệm số tiền nho nhỏ để vào năm học em có thể mua được sách vở. Từ việc tiết kiệm từng số tiền nhỏ phụ mẹ bán hàng em có thể sử dụng nó vào việc quan trọng, điều đó giúp em quản lý chi tiêu tốt hơn.

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Lập kế hoạch chi tiêu CTST
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!