Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8 Bài 5 từ đó học tốt môn GDCD 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Phần Củng cố

Bài tập 1 trang 24 SBT GDCD 8: Em hãy cho biết tại sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trả lời:

Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vì: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo ra cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ và đạo đức. Tạo ra cuộc sống tinh thần làm cho con người vui tươi khỏe mạnh, làm giàu đời sống tinh thần của con người.

Bài tập 2 trang 24 SBT GDCD 8: Em hãy liệt kê một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời:

Các quy địng về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

- Khoản 4 điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi: gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kĩ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Khoản 12 điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi: phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.

- Khoản 4 điều 9 Luật Lâm nghiệp năm 2017 nghiêm cấm thực hiện hành vi: hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

- Khoản 1 điều 9 Luật tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm thực hiện hành vi: đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước.

Bài tập 3 trang 24 SBT GDCD 8: Em hãy kể ra một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời:

Một số biện pháp như sau:

1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, trường học, khuôn viên nhà ở

2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi

3. Hạn chế sử dụng túi nilon, nên tái chế rác thải nhựa

4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt

5. Tích cực trồng cây xanh và chăm sóc cây xanh

6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường

7. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

8. Lên án phê phán các hành động phá hoại, hủy hoại môi trường

Bài tập 4 trang 25 SBT GDCD 8: Em hãy đánh dấu X vào những hành vi, việc làm mà học sinh có thể thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

STT

Hành vi, việc làm

 

1

Sử dụng hộp xốp, túi ni lông để gói/ chứa đồ ăn.

 

2

Thường xuyên mua quần áo mới.

 

3

Sử dụng các vật dụng bằng thuỷ tinh, sành, sứ thay thế cho các đồ dùng bằng nhựa.

 

4

Hạn chế sử dụng các sản phẩm, vật dụng dùng một lần.

 

5

Xả rác trực tiếp ra môi trường.

 

6

Phân loại rác trong gia đình.

 

7

Tham gia vào các hoạt động dọn vệ sinh, làm sạch trường lớp và nơi ở.

 

8

Nhắc nhở người xung quanh khi họ có hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

 

9

Sử dụng các phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân.

 

10

Sử dụng các phương tiện cá nhân, không sử dụng phương tiện công cộng.

 

Trả lời:

STT

Hành vi, việc làm

 

1

Sử dụng hộp xốp, túi ni lông để gói/ chứa đồ ăn.

 

2

Thường xuyên mua quần áo mới.

 

3

Sử dụng các vật dụng bằng thuỷ tinh, sành, sứ thay thế cho các đồ dùng bằng nhựa.

x

4

Hạn chế sử dụng các sản phẩm, vật dụng dùng một lần.

x

5

Xả rác trực tiếp ra môi trường.

 

6

Phân loại rác trong gia đình.

x

7

Tham gia vào các hoạt động dọn vệ sinh, làm sạch trường lớp và nơi ở.

x

8

Nhắc nhở người xung quanh khi họ có hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

x

9

Sử dụng các phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân.

x

10

Sử dụng các phương tiện cá nhân, không sử dụng phương tiện công cộng.

 

Bài tập 5 trang 25 SBT GDCD 8: Em hãy liệt kê những việc làm góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trả lời:

Những việc làm góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

1. Tích cực dọn dẹp vệ sinh nhà ở, khu phố, lớp học.

2. Không xả thải bừa bãi các chất thải và rác thải ra môi trường.

3. Phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ.

4. Hạn chế sử dụng túi nilong, đồ dung một lần.

5. Tiết kiệm nguồn nước, tiết kiệm điện năng.

6. Lên án và phê phán các hành vi phá hoại môi trường như chặt phá rừng, lãng phí nước…

Phần Luyện tập

Bài tập 6 trang 25 SBT GDCD 8: Em hãy các đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1. Gia đình bạn H sống bằng nghề trồng rau. Rau của nhà bạn H cung cấp cho rất nhiều cửa hàng quanh khu vực. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc rau, bố mẹ bạn ấy đã dùng khá nhiều thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, trừ nấm, diệt cỏ,...

Câu hỏi:

- Em có đồng tình với việc làm của bố mẹ bạn H không? Vì sao?

- Nếu em là bạn H, em sẽ nói gì với bố mẹ?

Tình huống 2. Nhà bạn K ở cạnh một hồ nước lớn. Năm nào cũng vậy, vào ngày lễ tiễn ông Công ông Táo về trời, người dân trong khu vực đều đến hồ nước này để thả cá rồi vứt lại túi ni lông xuống hồ hoặc ngay trên bờ.

Câu hỏi:

- Em có đồng tình với cách làm của những người dân trong tình huống trên không? Vì sao?

- Nếu em là bạn K, trong ngày lễ tiễn ông Công ông Táo năm nay, em sẽ làm gì để mọi người không còn vứt túi ni lông bừa bãi?

Trả lời:

Tình huống 1.

- Em không đồng tình.Vì việc phun thuốc vào rau gây ảnh hưởng tới sức khỏe của những người xung quanh và gây ô nhiễm môi trường.

- Em sẽ bảo bố mẹ không nên phun thuốc độc hại nữa mà thay vào đó chăm sóc rau bằng biện pháp thủ công, phân bón hữu cơ thân thiện môi trường để góp phần giữ gìn sức khỏe cho mọi người và bảo vệ môi trường.

Tình huống 2.

- Em không đồng tình với cách làm của những người dân trong tình huống trên? Vì thả túi nilong xuống hồ sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, mất mĩ quan và ảnh hưởng tới các sinh vật sinh sống trong hồ nước.

- Em sẽ để thùng rác gần đó để mọi người vứt đúng nơi quy định. Ra sức nhắc nhở người dân và lập bảng không vứt rác bừa bãi ở khu vực ven hồ, kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.

Bài tập 7 trang 27 SBT GDCD 8: Em hãy xử lí các tình huống sau

Tình huống 1. Em phát hiện nhà máy X xả chất thải chưa qua xử lí trực tiếp ra môi trường.

Tình huống 2. Em thấy anh T dùng lưới mắt nhỏ để đánh bắt cá.

Tình huống 3. Em phát hiện Công ty Y khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép.

Tình huống 4. Em và đội tình nguyện của trường được giao nhiệm vụ trong một tuần phải xử lí bãi rác trên khu đất trống của một khu dân cư và không để nó xuất hiện trở lại.

Trả lời:

Trả lời tình huống 1: Em sẽ báo hoc ơ quan chức năng địa phương gần nhất để những người có thẩm quyền xử lý vụ việc, không để ảnh hưởng tới môi trường.

Trả lời tình huống 2: Em sẽ khuyên anh ấy không nên đánh bắt cá như vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Trả lời tình huống 3: Em sẽ báo cho cơ quan chức năng địa phương gần nhất để những người có thẩm quyền xử lý vụ việc trái phép.

Trả lời tình huống 4: Em và đội tình nguyện sẽ cố gắng hoàn thành xong công việc, nếu công việc quá lớn sẽ gọi các bên liên quan khác hỗ trợ thực hiện theo kế hoạch đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường.

Phần Vận dụng

Bài tập 8 trang 27 SBT GDCD 8: Từ câu nói: “Đồ dùng nhựa: tiện ích tức thời - tác hại lâu dài”, em hãy viết một bài thuyết trình hoặc thiết kế poster với nội dung tuyên truyền về việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời:

Poster về vấn đề bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường xanh- sạch - đẹp

Từ câu nói Đồ dùng nhựa tiện ích tức thời - tác hại lâu dài em hãy viết một bài thuyết trình

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên CTST
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!