8 cách đơn giản trị hôi miệng tại nhà

Hôi miệng là tình trạng rất phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và thường gặp nhất là do vi khuẩn trong miệng. Những vụn thức ăn còn sót lại trong quá trình ăn uống sẽ là nguồn thức ăn cho vi khuẩn. Quá trình phân hủy này sẽ sinh ra các chất có mùi khó chịu.

Video 8 Cách Trị DỨT ĐIỂM HÔI MIỆNG Cấp Tốc Siêu Nhanh Hiệu Quả Ngay Tại Nhà, Cả Đời Không Lo Hôi Miệng

Đôi khi, chứng hôi miệng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng. Do vậy khám răng định kỳ để được phát hiện và điều trị sớm là cần thiết. Ngoài ra, đây cũng là một triệu chứng thường gặp của một số tình trạng hay bệnh lý toàn thân.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 8 biện pháp tự nhiên tại nhà để chữa hôi miệng cũng như lời khuyên về thời điểm bạn nên đi khám.

Nước

Nước rất cần thiết cho cơ thể. Nguồn: health.harvard.eduUống đủ nước rất tốt cho cơ thể, không chỉ giúp ngăn ngừa hôi miệng mà còn cải thiện các bệnh lý khác như khô miệng. 

Khô miệng là tình trạng xảy ra khi tuyến nước bọt không tiết đủ. Không có nước bọt thì vi khuẩn và vụn thức ăn không bị rửa trôi sẽ gây ra hôi miệng cũng như các vấn đề sức khỏe răng miệng khác. Một trong những nguyên nhân gây khô miệng là tình trạng mất nước.

Không có khuyến nghị nghiêm ngặt về lượng nước nên uống hàng ngày. Tuy nhiên, Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ đề xuất 2,7 lít (l)/ ngày cho phụ nữ và 3,7 l/ ngày cho nam giới. Lượng này bao gồm cả nước từ thực phẩm và đồ uống.

Trà xanh

Trà xanh là một loại trà giàu chất chống oxy hóa được làm từ lá của cây Camellia sinensis.

EGCG là chất chống oxy hóa trong trà xanh. Nguồn: worldteanews.comEGCG là chất chống oxy hóa trong trà xanh. Nguồn: worldteanews.com Chất chống oxy hóa dồi dào nhất trong trà xanh là Epigallocatechin-3-gallate (EGCG). Nghiên cứu cho thấy EGCG có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2013 chỉ ra rằng EGCG kích hoạt các tế bào trong nướu răng tiết ra một chất hóa học kháng khuẩn cụ thể là tác động lên vi khuẩn Porphyromonas gingivalis (P.gingivalis), là một loại vi khuẩn góp phần gây ra bệnh nướu răng và chứng hôi miệng.

Một loại vi khuẩn khác góp phần gây ra chứng hôi miệng là Solobacterium moorei (S. moorei). Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2015 về tác dụng của trà xanh và EGCG. Kết quả cho thấy cả chiết xuất trà xanh và EGCG đều làm giảm sự phát triển và giảm khả năng sản sinh chất gây hôi miệng của vi khuẩn S. moorei mặc dù chiết xuất trà xanh cho thấy tác dụng lớn nhất. 

Tuy vậy, cần có nghiên cứu sâu hơn để khẳng định tác dụng của trà xanh đối hệ vi khuẩn trong môi trường miệng.

Nước súc miệng thảo dược

Mảng bám răng và viêm nướu, hoặc viêm lợi là những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hôi miệng.

Một nghiên cứu vào năm 2014 về tác dụng của nước súc miệng thảo dược với mảng bám răng, tình trạng viêm lợi và mức độ vi khuẩn trong miệng. Các loại thảo dược bao gồm dầu trà, đinh hương và húng quế, mỗi loại đều có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.

Các nhà nghiên cứu chia 40 người tham gia thành hai nhóm. Trong 21 ngày, một nhóm sử dụng nước súc miệng thương mại, nhóm kia sử dụng nước súc miệng thảo dược.

Cả hai nhóm đều giảm mảng bám và viêm lợi. Tuy nhiên nhóm dùng nước súc miệng thảo dược giảm đáng kể lượng vi khuẩn trong miệng, nhóm nước súc miệng thương mại thì không.

Kết quả này cho thấy nước súc miệng có chứa tinh dầu trà, đinh hương và húng quế, có thể giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, do đó làm giảm chứng hôi miệng.

Nước súc miệng dầu cây chè ( tràm trà)

Dầu tràm trà có thể giúp giảm lượng vi khuẩn trong miệng.

Một số vi khuẩn trong miệng bài tiết các chất hóa học được gọi là các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (VSC). Những hóa chất này nhanh chóng biến thành khí gây hôi miệng.

Dầu tràm trà. Nguồn: healthplus.vnDầu tràm trà. Nguồn: healthplus.vn Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy dầu tràm trà có thể có hiệu quả trong việc giảm số lượng vi khuẩn sinh VSC. Cụ thể, nghiên cứu so sánh tác dụng của dầu tràm trà với chlorhexidine với vi khuẩn P. Gingivalis và Porphyromonas endodontalis, hai loại vi khuẩn gây hôi miệng. Chlohexidine là chất kháng khuẩn bổ biến trong nước súc miệng. Kết quả là tác dụng của hai loại này tương tự nhau, đều làm giảm phát triển của hai chủng vi khuẩn và giảm sinh VCS. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm về tác dụng của dầu tràm trà trong môi trường miệng của con người.

Điều đáng chú ý là dầu cây trà tạo ra ít tác dụng phụ hơn so với chlorhexidine và đây là một thành phần tự nhiên.

Cách làm: 

  • Pha loãng một giọt dầu cây trà cùng vài giọt dầu thực vật trong cốc nước ấm. 
  • Ngậm dung dịch này trong 30 giây, sau đó nhổ ra cho đến khi bạn dùng hết cốc nước. 

Lưu ý: tránh nuốt dầu cây chè vì nó có thể gây độc nếu ăn phải. 

Dầu quế

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2017 về tác động của dầu quế đối với vi khuẩn S. moorei. Kết quả cho thấy dầu quế có tác dụng kháng khuẩn chống lại S.moorei và giảm sinh VCS cũng như sự lành tính của nó với nướu răng của con người.

Họ kết luận rằng thêm dầu quế vào các sản phẩm vệ sinh răng miệng có thể giúp kiểm soát chứng hôi miệng. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn trên người để khăng định điều này.

Lưu ý khi sử dụng: 

  • Pha loãng với dầu thực vật trước khi dùng.
  • Không được nuốt.
  • Trà thảo mộc và gia vị có mùi mạnh

Lá bạc hà có thể giúp hơi thở thơm mát. Nguồn: fairbanks.com.auMột số loại gia vị có chứa tinh dầu thơm có thể che bớt mùi hơi thở sau khi ăn tỏi và các thực phẩm có mùi hăng khác.Để làm thơm mát hơi thở sau bữa ăn, bạn có thể thử pha trà làm sạch vòm họng bằng cách thêm một hoặc nhiều loại gia vị hoặc thảo mộc sau vào nước nóng và để nguội trong vài phút:

  • Hạt cây thì là
  • Hoa hồi
  • Đinh hương
  • Thảo quả
  • Quế
  • Gừng sợi
  • Bạc hà 
  • Mùi tây
  • Ngò
  • Hương thảo
  • Xạ hương

Những loại thảo mộc và gia vị này cũng chứa các chất kháng khuẩn giúp làm giảm hôi miệng do vi khuẩn.

Sữa chua Probiotics

Probiotics là vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe.

Các loại sữa chua thông thường có chứa men vi sinh có thể giúp giảm số lượng vi khuẩn xấu trong miệng. Sữa chua probiotic có hàm lượng vi khuẩn có lợi này cao hơn.

Sữa chua probiotics chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe. Nguồn: vectorstock.com

Một nghiên cứu năm 2017 đã so sánh tác động của sữa chua probiotics và kẹo cao su xylitol đối với số lượng vi khuẩn Streptococcus mutans (S. mutans) trong nước bọt, loại vi khuẩn góp phần gây sâu răng và hôi miệng. Nghiên cứu đối chứng giữa hai nhóm gồm 50 người tham gia. Kết quả cho thấy ăn sữa chưa probiotic có tác dụng tương tự như nhai kẹo cao su xylitol trong việc giảm sâu răng và hôi miệng.

Kefir

Men Kefir. Nguồn: dienmayxanh.comKefir là một loại đồ uống lên men tương tự như sữa chua probiotics, nhưng chứa nhiều lợi khuẩn hơn.

Một nghiên cứu năm 2018 về tác động của các loại sản phẩm probiotics khác nhau đối với số lượng vi khuẩn trong miệng. Nghiên cứu kéo dài 6 tuần với 45 người tham gia chia thành 3 nhóm sử dụng Kefir, kem đánh răng chứa probiotic và nhóm đối chứng. Kết quả là hai nhóm dùng probiotics làm giảm đáng kể vi khuẩn S.mutans và Lactobacillus so với nhóm không dùng.

Do vậy, đây là cơ sở cho rằng uống Kefir có thể giúp giảm mức độ của một số vi khuẩn có hại trong miệng. 

Khi nào đến gặp bác sĩ

Chứng hôi miệng có thể là dấu hiệu của sâu răng, bệnh nướu răng, tác dụng phụ của thuốc hoặc do một vấn đề nào đó. Một số tình trạng có thể gây ra chứng hôi miệng bao gồm: 

  • Viêm xoang
  • Viêm phổi mạn tính
  • Bệnh lý đường tiêu hóa
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Bệnh tiểu đường

Mọi người nên đi khám bác sĩ nếu hơi thở của họ không cải thiện mặc dù đã thử một số biện pháp khắc phục hữu hiệu mà bài viết đã nêu trên.

Ngoài ra, một số người có thể bị hôi miệng do vấn đề sức khỏe răng miệng. Họ nên đến gặp nha sĩ nếu các triệu chứng sau đi kèm với chứng hôi miệng:

  • Lợi đau, sưng hoặc chảy máu
  • Đau răng
  • Răng lung lay
  • Vấn đề với hàm giả

Tình trạng trên có thể trở lên nghiêm trọng nếu không dược điêu trị sớm và có thể dẫn đến mất răng.

Kết luận

Hôi miệng là một vấn đề phổ biến, và có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại trong miệng.

Có rất nhiều biện pháp đơn giản tại nhà mà mọi người có thể thử để giảm bớt tình trạng này. Các biện pháp này hầu hết đều có bằng chứng khoa học chứng minh, mặc dù cũng cần nghiên cứu thêm.

Nếu bạn bị hôi miệng dai dẳng và không cải thiện nếu áp dụng những cách trên thì đi khám bác sĩ là cần thiết. Bạn có thể đến khám nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa nếu kèm các vấn đề khác.

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Dưới đây là một số cách chữa hôi miệng bằng lá ổi mà bạn có thể áp dụng: Chữa hôi miệng bằng nước lá ổi, Chữa hôi miệng bằng cách nhai lá ổi, Chữa hôi miệng bằng cách uống trà lá ổi,...
Xem thêm
Khi phát hiện trẻ bị hôi miệng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm
Các biện pháp thay đổi lối sống mà bạn cần thực hiện là: Tránh dùng các thực phẩm và đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga, các loại nước cam, chanh, sôcôla, thức ăn cay và béo,...
Xem thêm
Thuốc trị hôi miệng Breath Pearls Thuốc trị hôi miệng An Tâm Đường Thuốc Trị Hôi Miệng Komil Thuốc Tỳ Bách Thảo Thuốc Thanh Hương Tán Thuốc Detoxic Nước súc miệng Kin Gingival Mouthwash Nước súc miệng Nuskin AP24 Thuốc Tây Y & Các thuốc khác
Xem thêm
Nếu bạn bị hôi miệng nên thực hiện: Duy trì việc vệ sinh răng miệng thật cẩn thận, Uống nhiều nước và xúc miệng bằng nước sạch, Hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo – ngọt – đậm mùi và nhầy nhờn,...
Xem thêm
Các biện pháp chữa hôi miệng ở trẻ em trong dân gian rất an toàn và có thể phát huy hiệu quả chữa hôi miệng. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị hôi miệng do răng sâu, viêm nướu hoặc các nguyên nhân khác,... các phương pháp dân gian này không thể phát huy tác dụng tối đa. Việc cần làm lúc này là bạn nên đưa bé đến các phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn cách chữa hôi miệng ở trẻ em hiệu quả tận gốc bằng một số biện pháp như: Nếu trẻ hôi miệng do viêm nướu hay cao răng tích tụ quá nhiều, bác sĩ sẽ lấy cao răng, loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây mùi hôi hiệu quả. Nếu trẻ hôi miệng do sâu răng, cần điều trị sâu răng triệt để bằng phương pháp hàn trám, bịt kín lỗ sâu, từ đó tình trạng hôi miệng cũng sẽ chấm dứt. Ngoài ra, các bác sĩ răng miệng còn tư vấn cho phụ huynh cách phòng ngừa răng mọc lệch và các bệnh lý răng miệng khác nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng tối đa cho trẻ.
Xem thêm
Cách trị hôi miệng tại nhà: Vệ sinh răng miệng đúng cách, Dùng chỉ nha khoa, Làm sạch lưỡi, Uống nhiều nước, Có chế độ ăn uống khoa học,...
Xem thêm
Cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi: Nhắc nhở và hỗ trợ bé trong việc vệ sinh răng miệng, Duy trì chế độ ăn uống khoa học và phù hợp
Xem thêm
Các mẹo thuốc dân gian với thảo dược Các mẹo thuốc dân gian với thực phẩm xanh
Xem thêm
Cần đi khám bệnh để tìm nguyên nhân, trên cơ sở đó bác sĩ khám bệnh sẽ điều trị theo nguyên nhân (nếu do bệnh tật gây ra) hoặc tư vấn trong các trường hợp do lối sống hoặc các vấn đề liên quan đến hôi miệng. Cần vệ sinh họng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tốt hơn nữa là trước khi đánh răng nên súc họng bằng nước muối nhạt (nước muối sinh lý) vừa có tác dụng ngăn ngừa viêm hô hấp trên vừa có tác dụng hạn chế hình thành cao răng. K hi bị các bệnh như: viêm đường hô hấp trên (viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, họng, xoang…) hoặc bệnh mạn tính về dạ dày, gan, thận, đái tháo đường cần tích cực điều trị để bệnh chóng khỏi. Hạn chế ăn nhiều, thường xuyên các loại gia vị như tỏi, hành hoặc cần bỏ thuốc lá, thuốc lào. Người đeo hàm giả cần vệ sinh hàm giả tuần vài ba lần để làm sạch không cho vi sinh vật bám vào gây hôi miệng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hôi miệng
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!