Phế quản: Giải phẫu, chức năng và các bệnh lý liên quan

Phế quản là hai ống lớn dẫn không khí từ khí quản đến phổi, gồm một phế quản chính bên trái và bên phải trong mỗi lá phổi. Sau các phế quản chính, các ống này phân nhánh thành các đoạn trông giống như cành cây. Nhiều bệnh lý hô hấp như hen suyễn hoặc viêm phế quản, có thể ảnh hưởng đến phế quản.

Tổng quan

Phế quản là gì?

Phế quản của bạn là các ống lớn nối với khí quản, dẫn không khí đến phổi phải và trái. Khi cơ thể hô hấp, phổi nở ra, phế quản sẽ phân phối không khí trong phổi.

Phế quản bên nào thì sẽ dẫn không khí đến phổi bên đó. 

Các nhánh thanh khí quản 

Phế quản là một phần của hệ thống nhánh từ khí quản. Khí phế quản là nơi không khí đi đến phổi và xảy ra trao đổi khí (oxy và carbon dioxide).

Khí phế quản bao gồm:

  • Khí quản, bắt đầu ở cổ.
  • Phế quản.
  • Tiểu phế quản, phần dưới của phế quản.

Chức năng phế quản

Chức năng của phế quản

Phế quản mang không khí đến và đi từ phổi, giúp làm ẩm không khí và lọc bỏ các phần tử lạ.

Đường thở được lót bằng các tế bào tạo chất nhầy. Chất nhầy giúp cho đường thở luôn ẩm ướt, ngăn chặn vi khuẩn, vi rút, nấm và các phần tử khác để bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng.

Các phế quản được lót bằng lông mao, cấu trúc giống như lông nhỏ. Các lông mao giúp di chuyển chất nhầy (đờm) và các phần tử lạ ra khỏi phổi. Khi bạn ho hoặc nuốt, các phần tử dính trong chất nhầy sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể hoặc vào đường tiêu hóa, nơi cơ thể có thể loại bỏ chúng.

Phế quản hoạt động trong hệ thống hô hấp như thế nào?

Khi bạn thở:

  1. Không khí đi từ miệng đến khí quản.
  2. Khí quản chia thành phế quản trái và phải.
  3. Phế quản mang không khí vào phổi.
  4. Ở phần cuối của phế quản, các tiểu phế quản mang không khí đến các túi nhỏ trong phổi gọi là phế nang. Các phế nang thực hiện quá trình trao đổi khí của cơ thể.

Trao đổi khí là gì?

Khi cơ thể hít vào, oxy sẽ di chuyển đến máu, khi thở ra, khí cacbonic được thải ra ngoài. Quá trình này được gọi là trao đổi khí.

Trao đổi khí diễn ra trong các phế nang ở phỗi. Con người có khoảng 480 triệu phế nang để thực hiện hoạt động quan trọng này. Phế quản không tham gia vào quá trình trao đổi khí - chúng chỉ cung cấp không khí cho các phế nang.

Giải phẫu phế quản

Hệ thống khí phế quản. Nguồn iStock.comHệ thống khí phế quản. Nguồn iStock.com

Phế quản gồm những phần nào?

Phế quản có hai phần chính:

  • Phế quản chính phải là một ống dẫn khí ngắn và rộng vào phổi phải.
  • Phế quản chính trái thì hẹp và dài vào phổi trái.

Phế quản chính phải và trái là những phần rộng nhất của phế quản. Sau đó, phế quản chia thành các nhánh ngày càng nhỏ dần bắt đầu bằng:

  • Phế quản thùy, đi vào thùy phổi.
  • Các phế quản phân đoạn, đi qua một đoạn của mỗi thùy.
  • Tiểu phế quản, là những đoạn nhỏ nhất của phế quản.

Các phế quản trông như thế nào?

Khí phế quản trông giống như một cái cây lộn ngược với khí quản là thân và các phế quản đại diện cho các nhánh. Các ống của phế quản chính phải và trái chia thành các đoạn nhỏ hơn khi chúng đi sâu hơn vào phổi. Tương tự một cái cây, các cành cây phân chia và trở nên nhỏ hơn, trước khi kết thúc ở những chiếc lá.

Các phế quản nằm ở đâu?

Bạn có phế quản ở hai phổi:

  • Phế quản chính là các phế quản chính trái và phải ở phần trên của phổi.
  • Phế quản thứ cấp ở gần giữa phổi, còn được gọi là phế quản thùy.
  • Phế quản thứ ba ở rìa phổi (còn gọi là phế quản phân đoạn), ngay trước tiểu phế quản.

Bệnh lý và rối loạn

Những bệnh lý và rối loạn nào ảnh hưởng đến phế quản?

Một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến phế quản bao gồm:

  • Bệnh hen suyễn: Đường hô hấp bị viêm mãn tính gây khó thở.
  • Giãn phế quản: Khi phế quản giãn rộng và có sẹo, khiến bạn ho ra đờm.
  • Viêm phế quản: Tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng trong phế quản, có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
  • Viêm tiểu phế quản: Một bệnh nhiễm trùng phổi do vi rút ở các tiểu phế quản.
  • Loạn sản phế quản phổi: Phổi trẻ sơ sinh không phát triển bình thường.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Một nhóm bệnh phổi viêm nhiễm có thể gây tắc nghẽn đường thở, bao gồm viêm phế quản và khí phế thũng.
  • Hen suyễn do tập thể dục: Đường thở co lại khi cơ thể gắng sức.

Xét nghiệm phế quản

Tùy thuộc vào các triệu chứng mà bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm chức năng phổi và phế quản khác nhau:

  • Nội soi phế quản: Sử dụng một ống nhỏ, mềm, có camera để quan sát bên trong phế quản.
  • Chụp CT: Sử dụng máy đặc biệt và hình ảnh X-quang để quan sát phổi từ các góc độ khác nhau.
  • Siêu âm nội phế quản: Nội soi phế quản để chẩn đoán viêm hoặc ung thư.
  • Xét nghiệm oxit nitric thở ra: Giúp đánh giá tình trạng viêm của phổi và phế quản.
  • Đo chức năng hô hấp: Đo lượng không khí cơ thể có thể giữ và có thể thở ra.

Các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ hô hấp như thế nào?

Bệnh về đường hô hấp là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới. Khoảng:

  • 334 triệu người mắc bệnh hen suyễn.
  • 65 triệu người mắc COPD.
  • 10,4 triệu người mắc bệnh lao, một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn lao.

Chăm sóc phế quản

Giữ cho phế quản khỏe mạnh

Để giữ cho phế quản, phổi và toàn bộ hệ  hô hấp khỏe mạnh, bạn có thể:

Duy trì cân nặng phù hợp với giới tính, độ tuổi và kiểu cơ thể.

  • Bỏ thuốc lá, tránh hít khói thuốc.
  • Dọn dẹp nhà cửa và thay bộ lọc không khí thường xuyên.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường hoạt động của tim và phổi.
  • Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
  • Sử dụng đồ bảo hộ như khẩu trang nếu thường xuyên ở môi trường bụi, chất gây dị ứng hoặc khói hóa chất.
  • Dự phòng nhiễm trùng đường hô hấp bằng cách vệ sinh tay và răng miệng, tránh tụ tập đông người trong mùa cúm, tiêm phòng cúm hàng năm và hỏi bác sĩ xem liệu vắc xin viêm phổi có được chỉ định cho bạn hay không.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Khi bị viêm phế quản, người bệnh nhất là trẻ nhỏ hoàn toàn có thể sử dụng nước cam để uống. Nhiều người nhận định rằng, khi trẻ bị viêm phế quản thì không nên cho ăn uống nước cam, bởi cam sẽ gây nên hiện tượng đờm đặc quánh, khiến cho trẻ khó thở hơn. Nhưng, nhận định này là hoàn toàn sai lầm.
Xem thêm
Giãn phế quản là một trong những bệnh lý về phổi. Bệnh tiến triển mạn tính với các đợt bùng phát nhiễm khuẩn xen kẽ các đợt ổn định. Nếu không điều trị hoặc điều trị không tốt, người bệnh có thể có những biến chứng như viêm phổi tái phát, ho ra máu nặng, khó thở, suy hô hấp xuất hiện thường xuyên.
Xem thêm
Viêm phổi và viêm phế quản đều là hai bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, với những triệu chứng giống tương tự nhau. Tuy nhiên, cả 2 bệnh này lại ảnh hưởng đến những phần khác nhau của hệ hô hấp, nên bạn vẫn có thể phân biệt được chúng.
Xem thêm
Bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, những ổ viêm nhiễm ở phế quản không được điều trị đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm phổi, viêm giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, suy hô hấp cấp.
Xem thêm
Chế độ dinh dưỡng hàng đầu cho bé bị viêm phế quản cần tăng cường bổ sung những thực phẩm sau: Hoa quả và rau xanh, Các thực phẩm từ sữa, Nhóm thực phẩm giàu năng lượng và protein, Uống nhiều nước
Xem thêm
Do các biểu hiện của các bệnh lý đường hô hấp khá tương tự nhau nên nhiều người lầm tưởng bệnh đơn giản và tự ý mua thuốc. Vẫn có trường hợp bệnh thuyên giảm tuy nhiên sau khi bệnh tái phát thì có biểu hiện nặng hơn. Chính vì vậy mà tốt nhất, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng cần phải được kê toa và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm
Viêm phế quản cấp tính là tình trạng nhiễm trùng do virus gây viêm và sưng ở ống phế quản, hình thành chất nhầy bên trong phổi, làm thu hẹp đường thở dẫn đến khó thở hơn.
Xem thêm
Giãn phế quản là tình trạng phế quản bị giãn rộng, mất sự đàn hồi và có nhiều vết sẹo sau những lần bị tổn thương.
Xem thêm
Viêm phế quản mãn tính không gây lây nhiễm nhưng đường thở của bạn sẽ bị viêm trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng kéo dài ít nhất là 3 tháng và có thể tái phát sau 2 năm.
Xem thêm
Mục tiêu điều trị viêm phế quản phổi là làm giảm các triệu chứng lâm sàng, làm thông thoáng đường thở của trẻ khi trẻ đã có dấu hiệu tím tái, khó thở bằng các thuốc giảm đau, giảm sốt, giảm ho.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Phế quản
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!