Giãn phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Giãn phế quản là bệnh lý mà các phế quản phổi bị tổn thương vĩnh viễn, giãn rộng và dày lên, tạo điều kiện cho vi khuẩn và chất nhầy tích tụ và đọng lại trong phổi. Điều này dẫn đến nhiễm trùng mạn tính và tắc nghẽn đường thở.

Video Bệnh giãn phế quản

Không có cách chữa trị giãn phế quản, nhưng có thể kiểm soát được bệnh lý này. Sau điều trị, bệnh nhân sẽ có thể sống một cuộc sống bình thường như trước.

Tuy nhiên, các đợt cấp tính phải được điều trị kịp thời để duy trì lưu lượng oxy đến phần còn lại của cơ thể và ngăn ngừa tổn thương phổi thêm.

Nguyên nhân giãn phế quản

Bất kỳ tổn thương phổi nào cũng có thể gây giãn phế quản. Có hai nhóm giãn phế quản chính:

  • Nhóm liên quan đến việc mắc bệnh xơ nang và được gọi là giãn phế quản xơ nang. Xơ nang là một bệnh di truyền, gây tiết chất nhầy bất thường.
  • Nhóm giãn phế quản không do xơ nang:
  • Suy giảm miễn dịch
  • Viêm ruột
  • Bệnh tự miễn
  • Viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Thiếu alpha 1-antitrypsin (một nguyên nhân có thể di truyền của COPD)
  • HIV
  • Aspergillosis dị ứng (một phản ứng dị ứng của phổi với nấm)
  • Nhiễm trùng phổi, chẳng hạn như ho gà và bệnh lao

Xơ nang ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan khác như tuyến tụy và gan. Ở xơ nang phổi, dẫn đến nhiễm trùng lặp đi lặp lại. Trong các cơ quan khác, nó gây ra đình trệ các cơ quản.

Triệu chứng bệnh giãn phế quản

Các triệu chứng của giãn phế quản có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để phát triển. Một số triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Ho mạn tính hàng ngày
  • Ho ra máu
  • Âm thanh bất thường hoặc thở khò khè ở ngực
  • Hụt hơi
  • Đau ngực
  • Ho nhiều đờm đặc hàng ngày
  • Tụt cân
  • Mệt mỏi
  • Biến dạng móng tay và móng chân, gây ra móng tay dùi trống
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị.

Chẩn đoán giãn phế quản

Nguồn: ResearchGate.comNguồn: ResearchGate.comChụp cắt lớp vi tính ngực (chụp CT ngực) là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán giãn phế quản, vì chụp X-quang ngực không cung cấp đủ chi tiết.

Cung cấp những hình ảnh chính xác về đường thở và các cấu trúc khác trong lồng ngực, chụp CT ngực cũng có thể cho biết mức độ và vị trí của tổn thương phổi.

Sau khi tình trạng giãn phế quản được xác định bằng chụp CT ngực, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây giãn phế quản dựa trên các kết quả khám sức khỏe và tiền sử của bệnh nhân.

Quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân chính xác để bác sĩ có thể điều trị căn nguyên của giãn phế quản để bệnh không trở nên nặng hơn. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hoặc góp phần làm giãn phế quản.

Chỉ định chủ yếu bao gồm xét nghiệm vi sinh và xét nghiệm chức năng phổi.

Các chỉ định xét nghiệm có thể có như:

  • Công thức máu toàn phần
  • Globulin miễn dịch (IgG, IgM và IgA)
  • Cấy đờm để kiểm tra vi khuẩn, mycobacteria và nấm

Nếu bác sĩ nghi ngờ xơ nang, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm clorua mồ hôi hoặc xét nghiệm di truyền.

Điều trị giãn phế quản

Điều trị có thể làm chậm sự tiến triển bệnh giãn phế quản nếu bệnh liên quan đến các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm trùng vi khuẩn
  • Thiếu hụt miễn dịch nhất định
  • Bệnh xơ nang
  • Bệnh hô hấp tái phát
  • Bệnh aspergillosis dị ứng
  • Bệnh tự miễn

Nói chung, không có cách chữa trị giãn phế quản triệt để, nhưng điều trị rất quan trọng để giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh. Mục tiêu chính của điều trị là kiểm soát nhiễm trùng và dịch tiết từ phế quản.

Cũng rất quan trọng để ngăn ngừa chèn ép đường thở và giảm thiểu tổn thương phổi. Các phương pháp điều trị giãn phế quản phổ biến bao gồm:

  • Thông đường thở bằng các bài tập thở và vật lý trị liệu ngực
  • Phục hồi chức năng phổi
  • Dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng (các nghiên cứu hiện đang được thực hiện trên các thuốc kháng sinh dạng hít mới)
  • Dùng thuốc giãn phế quản như albuterol (Proventil) và tiotropium (Spiriva) để thông đường thở
  • Dùng thuốc để làm loãng chất nhầy
  • Thuốc long đờm 
  • Liệu pháp oxy
  • Tiêm vắc xin để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Bạn có thể cần đến vật lý trị liệu ngực. Một hình thức là áo rung tần số cao để làm sạch chất nhầy trong phổi. Áo này sẽ rung và tạo áp lực nhẹ lên ngực tạo ra hiệu ứng tương tự như khi ho. Điều này giải phóng chất nhầy khỏi thành phế quản.

Nếu có chảy máu trong phổi hoặc nếu chỉ giãn phế quản ở một phần của phổi, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ vùng bị ảnh hưởng.

Một thứ khác cần làm khi điều trị hàng ngày là hút dịch tiết phế quản, nhờ sự hỗ trợ của trọng lực. Bác sĩ trị liệu hô hấp có thể dạy bạn cách để ho ra đờm.

Nếu có các bệnh như rối loạn miễn dịch hoặc COPD gây giãn phế quản, bác sĩ cũng sẽ điều trị các bệnh lý đó.

Giãn phế quản có thể dự phòng được không?

Có khoảng 50% các trường hợp giãn phế quản không do xơ nang không rõ nguyên nhân.

Đối với các trường hợp khác, bệnh liên quan đến các bất thường về gen và bệnh lý khác ảnh hưởng đến phổi. Tránh hút thuốc, không khí ô nhiễm, khói nấu nướng và hóa chất có thể giúp bảo vệ phổi và duy trì sức khỏe của phổi.

Mọi người nên được tiêm chủng vắc xin cúm, ho gà và sởi, vì những bệnh này có liên quan đến bệnh giãn phế quản ở người lớn.

Nhưng khi nguyên nhân không rõ ràng, việc phòng ngừa là một thách thức lớn. Phát hiện sớm giãn phế quản là rất quan trọng để bạn có thể điều trị trước khi bệnh trở nên nặng hơn.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!