Nổi gân tay: Nguyên nhân và cách điều trị

Bàn tay gân guốc khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin, khó chịu, thậm chí lo lắng. Bạn không biết liệu đó có phải dấu hiệu của bệnh gì đó hay không?

Những gân xanh nổi trên da chính là đường tĩnh mạch dưới da. Do đó, phần lớn trường hợp, biểu hiện như vậy là bình thường, không phải bệnh lý. Nó chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chứ không ảnh hưởng đến chức năng của các tĩnh mạch ở tay. Tuy nhiên, số ít trường hợp, bàn tay gân guốc lại là dấu hiệu của bệnh lý. Cùng tìm hiểu thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị, giảm tình trạng nổi gân trên bàn tay qua bài viết dưới đây.  

Nguyên nhân nổi gân tay

Có nhiều nguyên nhân khiến tĩnh mạch ở tay phồng và nổi gân tay. Tình trạng này có thể do một nguyên nhân hoặc phối hợp các nguyên nhân dưới đây: 

  • Quá gầy. Nếu da trên tay mỏng, ít lớp mỡ bao phủ, các tĩnh mạch sẽ nổi rõ hơn. 
  • Tuổi già. Khi bạn già đi, làn da của bạn sẽ mỏng đi và mất đi độ đàn hồi, làm cho các tĩnh mạch lộ rõ hơn. Ngoài ra, khi già đi, các van tĩnh mạch yếu hơn, máu đọng lại tĩnh mạch trong thời gian dài hơn. Do đó, tĩnh mạch giãn rộng và phình to ra.

Tuổi già là một trong những nguyên nhân sinh lý khiến bàn tay gân guốc (Nguồn ảnh: Health Digest)Tuổi già là một trong những nguyên nhân sinh lý khiến bàn tay gân guốc (Nguồn ảnh: Health Digest)

  • Vận động mạnh. Khi tập thể dục, huyết áp tăng lên và các tĩnh mạch được đẩy lên gần da hơn. Khi huyết áp giảm xuống bình thường, các tĩnh mạch tay sẽ trở lại vị trí ban đầu và không nổi rõ nữa. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên có thể làm cho tĩnh mạch tay phồng lên vĩnh viễn - đặc biệt nếu bạn thực hiện các bài tập rèn luyện sức bền. Ví dụ tập tạ thường xuyên, hoặc vận động cơ bắp trong công việc nhiều làm tăng lượng máu đến cơ, các cơ trở nên rắn chắc hơn, ép vào các tĩnh mạch khiến chúng nổi rõ trên da.  
Mạch máu giãn to, nổi rõ ở người vận động thể lực (Nguồn ảnh: BroScience)Mạch máu giãn to, nổi rõ ở người vận động thể lực (Nguồn ảnh: BroScience)
  • Di truyền học. Nếu người thân trong gia đình có tĩnh mạch tay phồng to, bạn cũng có thể gặp tình trạng này.
  • Thời tiết nóng. Nhiệt độ cao có thể khiến van tĩnh mạch hoạt động kém hơn. Gây ứ máu ở tĩnh mạch, khiến các tĩnh mạch giãn to.
  • Suy tĩnh mạchThường xuất hiện ở chân hơn là ở tay, chứng giãn tĩnh mạch xuất hiện khi van tĩnh mạch yếu đi. Các van có chức năng ngăn dòng máu chảy ngược chiều. Van hoạt động kém, máu bị ứ lại ở ngoại vi làm cho các tĩnh mạch giãn to, ngoằn ngoèo và thậm chí còn gây đau.
Van tĩnh mạch suy yếu gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch (Nguồn ảnh: ST Louis Laser vein Center)Van tĩnh mạch suy yếu gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch (Nguồn ảnh: ST Louis Laser vein Center)
  • Viêm tĩnh mạch. Nếu nhiễm trùng tay, chấn thương hoặc bệnh tự miễn, các tĩnh mạch bị viêm và sưng lên.
  • Viêm tắc tĩnh mạch bề mặt. Viêm tắc tĩnh mạch bề mặt là tình trạng viêm tĩnh mạch nông (viêm tĩnh mạch) do cục máu đông gây ra. Nó có thể xảy ra do chấn thương tĩnh mạch, như sau khi đặt catheter.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Tĩnh mạch tay phồng lên có thể là kết quả của cục máu đông nằm sâu trong tĩnh mạch của cánh tay.

Điều trị nổi gân tay

Việc điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nổi gân tay. Do đó xác định căn nguyên rất quan trọng đối với việc điều trị.

Phần lớn trường hợp, các tĩnh mạch nổi rõ trên tay không phải dấu hiệu của bệnh lý. Đối với trường hợp này, các biện pháp thẩm mỹ sẽ giúp mọi người tự tin hơn với đôi bàn tay của mình. Các phương pháp điều trị thẩm mỹ thường áp dụng có thể kể đến như:

  • Liệu pháp xơ hóa là một quá trình tiêm một dung dịch hóa chất vào các tĩnh mạch nhằm mục đích làm cho chúng hóa sẹo và đóng lại.
Liệu pháp xơ hóa (Nguồn ảnh: CIRSE)

 

  • Liệu pháp cắt bỏ nội mạc thường được gọi là liệu pháp laser. Đây là biện pháp lý tưởng cho các tĩnh mạch nhỏ. Trong liệu pháp laser, bác sĩ sử dụng ánh sáng khuếch đại hoặc sóng vô tuyến để loại bỏ tĩnh mạch.
  • Cắt bỏ tĩnh mạch: loại bỏ các tĩnh mạch được bằng các phẫu thuật nhỏ ở tay, phương pháp này cần gây tê tại chỗ.
  • Tuốt loại bỏ và nối tĩnh mạch: các tĩnh mạch phồng to được cắt bỏ, và được nối với nhánh mạch khác để đảm bảo lưu thông máu. Với phẫu thuật này, bạn sẽ được gây mê toàn thân trong khi các bác sĩ rạch da tay và lấy tĩnh mạch ra.

Trong các phương pháp trên, máu sẽ ngừng chảy qua các tĩnh mạch mà các bác sĩ thực hiện thủ thuật, phẫu thuật. Các tĩnh mạch sẽ xẹp dần và tiêu đi.

Đối với các trường hợp giãn tĩnh mạch khác, bác sĩ sẽ đề xuất các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán nguyên nhân. 

Nếu bạn được chẩn đoán viêm tĩnh mạch, chỉ định điều trị là  chống viêm, liệu pháp kháng sinh cùng với chườm ấm, nâng cao tay.

Nếu bạn bị viêm tắc tĩnh mạch nông, có thể sẽ không cần điều trị bởi các cục máu đông trong tĩnh mạch gần bề mặt da thường được hấp thụ tự nhiên trong vòng chưa đầy hai tuần. Khi tay bị sưng, bác sĩ sẽ kê các thuốc giảm sưng, tiêu viêm. Nếu không thành công, người ta sẽ áp dụng các biện pháp giống với điều trị viêm tắc tĩnh mạch sâu.  

Cục máu đông  (Nguồn ảnh: Washington University School of Medicine)Cục máu đông  (Nguồn ảnh: Washington University School of Medicine)Nếu bạn bị viêm tắc tĩnh mạch sâu, bạn sẽ cần dùng thuốc chống đông máu. Nếu dùng thuốc không hiệu quả hoặc trường hợp viêm tắc tĩnh mạch sâu nặng, bác sĩ áp dụng liệu pháp loại bỏ cục máu đông.

Kết luận

Các tĩnh mạch tay giãn to, nổi rõ trên da thường không phải là biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng. 

Nếu bạn lo lắng về tình trạng này - hoặc bạn không thích vẻ ngoài gân guốc của chúng – hãy đến khám bác sĩ. Bạn sẽ được chẩn đoán nguyên nhân, hoặc nếu muốn bàn tay mềm mại hơn, bác sĩ sẽ giúp bạn chọn phương pháp thẩm mỹ phù hợp nhất.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Người đứt gân tay bị ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sống trong đó có hoạt động tình dục của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, không có nghĩa là người bệnh phải ngừng lại cho đến khi xương lành hẳn.
Xem thêm
Thực hiện các bài tập giãn cơ sau khi tập thể dục. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, và tránh việc độc tố bị ứ đọng trong cơ thể.
Xem thêm
Xử lý phần ngọn bằng cách sử dụng năng lượng laser sóng radio hoặc các chất gây xơ hóa để làm xơ hóa tĩnh mạch giãn.
Xem thêm
Nguyên nhân là do suy giãn tĩnh mạch khiến tay nổi gân xanh
Xem thêm
Sau phẫu thuật nối gân, bệnh nhân sẽ phải nẹp cố định vị trí đứt gân khoảng 1 – 2 tháng để gân liền. Sau tháo nẹp, tháo bột, bệnh nhân cần tập luyện tránh cứng khớp và phục hồi khả năng vận động.
Xem thêm
Đối với những trường hợp bị bong gân nặng, người bệnh cần gọi sự trợ giúp từ y tế để được mang nẹp hỗ trợ hoặc băng bột và bất động khớp trong khoảng 4 - 6 tuần
Xem thêm
Bong gân càng nghiêm trọng thì thời gian khỏi càng lâu. Với bong gân cổ tay cấp độ 1: Bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn sau 2 - 3 ngày
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Gân tay
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!