Video: Ốm nghén là gì?
Mọi người thường nghĩ chỉ có một cách để xác định có thai hay không, đó là sử dụng que thử thai. Nhưng thực sự không phải vậy. Tự thử thai bằng que thử là một cách nhanh chóng và tiện lợi để biết bạn có thai hay không, nhưng chúng không chính xác 100%.
Có âm tính giả, dương tính giả và những trường hợp không rõ ràng. (Hẳn bạn đã từng cố gắng giải mã các ký hiệu trông giống như chữ tượng hình Ai Cập ... xuất hiện trên que thử, và chúng tôi cũng đã gặp tình huống như vậy).
Tại sao khó xác định có thai tại nhà, đặc biệt là khi bạn bị đau tức ngực và bụng cồn cào? Hóa ra có rất nhiều triệu chứng thai nghén khiến bạn có thể “cảm thấy” có thai nhưng thực tế lại không phải. Đây là 10 trong số đó.
Bạn có thai nhưng thử thai quá sớm
Trên bao bì quảng cáo thường nói rằng bạn có thể kiểm tra “sớm hơn” 5 ngày trước kỳ kinh dự kiến để “có thể” nhận được kết quả chính xác.
Nhưng nếu bạn đọc bản hướng dẫn sử dụng thì sẽ thấy khả năng kết quả chính xác thường thấp khi thử ở thời điểm trước kỳ kinh 5 ngày, nó sẽ tăng lên khi bạn thử lúc gần đến kỳ kinh.
Nếu thử thai cách quá xa kỳ kinh tới, bạn sẽ chưa có đủ hormon thai nghén trong nước tiểu để cho kết quả dương tính.
Giải pháp đơn giản nhất ở đây là chỉ cần đợi một vài ngày, hoặc thậm chí là đợi đến khi chậm kính hẳn (khó thực hiện, chúng tôi biết!). Tuy nhiên, ngay cả việc kiểm tra lại sau 72 giờ cũng có thể cho bạn một kết quả khác.
Bạn đang mang thai nhưng lượng hormone của bạn quá thấp để có thể tự kiểm tra tại nhà
OK, vậy là bạn đã đợi cho đến khi bạn thực sự trễ kinh và xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính?
Đẩu tiên, hãy xem xét thời gian trong ngày bạn lấy nước tiểu để thử thai. Nếu bạn mới mang thai, nồng độ hCG của bạn (đó là gonadotropin màng đệm của người, một loại hormone được sản xuất bởi nhau thai đang phát triển) vẫn có thể ở mức thấp, đặc biệt là vào cuối ngày khi nước tiểu của bạn loãng hơn do uống nước.
Để có kết quả chính xác hơn, hãy kiểm tra bằng nước tiểu vào buổi sáng sớm, khi này nồng độ hCG thường cao nhất. Hơi mất công nhưng hiệu quả!
Bạn đang mang thai, nhưng bạn đang uống quá nhiều nước
Nước tiểu của bạn càng loãng thì lượng hCG càng ít và bạn càng ít có khả năng nhận được kết quả dương tính. Điều gì làm loãng nước tiểu của bạn? Đó là nước - H2O.
Nếu bạn uống quá nhiều nước, thì đương nhiên bạn sẽ đi tiểu nhiều và nước tiểu sẽ loãng
Đừng cắt giảm hoàn toàn lượng nước, chỉ cần không uống quá nhiều vào đêm hôm trước hoặc buổi sáng làm xét nghiệm.
Bạn đang mang thai, nhưng bạn dùng que thử sai cách
Dù xét nghiệm rất đơn giản nhưng các loại que thử vẫn đầy đủ hướng dẫn sử dụng.
Và dù hầu hết các loại que thử thai đều được thiết kế để hoạt động theo cùng một cơ chế cơ bản (và nó cũng không phải là một phát kiến khoa học), bạn vẫn cần chọn loại que thử phù hợp với mình.
Nếu bạn không đi tiểu vào phần đánh dấu của que thử, không đặt que thử xuống mặt phẳng và ngửa lên hoặc nếu bạn để que thử quá lâu trong phòng tắm trước khi kiểm tra kết quả thì điều đó có thể làm sai lệch kết quả của bạn.
Bạn đang mang thai nhưng mua phải que thử bị lỗi
Cũng giống như bất kỳ sản phẩm sản xuất hàng loạt nào khác, que thử thai có thể bị hỏng, có thể hết hạn sử dụng hoặc tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp trong quá trình vận chuyển hoặc đơn giản chỉ là… không hoạt động. Không có gì là hoàn hảo cả!
Mặc dù chúng tôi không muốn bạn nuôi hy vong khi thử 2-3 que thử mỗi lần chỉ vì kết quả âm tính, nhưng điều đó là cần thiết để tránh kết quả sai.
Nếu bạn có lý do hợp lý để nghi ngờ kết quả kiểm tra, hãy mua một que thử mới từ một cửa hàng khác và thử lại.
Bạn có thai nhưng lại rơi vào những trường hợp hiếm
Có một số trường hợp ít gặp có thể dẫn tới kết quả âm tính giả trên que thử thai:
- Mang thai ngoài tử cung. Khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở đâu đó bên ngoài tử cung, nó được gọi là mang thai ngoài tử cung và thật đáng buồn là nó không thể tồn tại được. Bởi vì nhau thai của bạn sẽ không phát triển như bình thường, nồng độ hCG không phải lúc nào cũng tăng lên mức có thể phát hiện được (mặc dù trong nhiều trường hợp, chúng sẽ tăng và bạn sẽ nhận được xét nghiệm dương tính). Nhưng bạn có thể có các triệu chứng mang thai. Những trường hợp này rất hiếm nhưng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. Vì vậy nếu bạn bị đau dữ dội hoặc chảy máu âm đạo, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
- Mang thai “lén lút”. Đây là trường hợp rất hiếm xảy ra, là khi người phụ nữ mang thai mà các xét nghiệm thử thai thông thường không bao giờ phát hiện được. Có nhiều lý do khác nhau cho điều này, bao gồm một số điều kiện nhất định gây ra sự dao động nồng độ hormone có thể khiến bạn ra máu giống như chu kỳ kinh nguyệt - do đó bạn thường không thử thai cho tới giai đoạn sau.
- Mang thai giai đoạn sau. Hầu hết các loại que thử được thiết kế nhận biết nống đồ hCG trong giới hạn nhất định. Vì vậy nếu nồng độ hCG của bạn thấp hơn hoặc cao hơn mức mà xét nghiệm có thể phát hiện, bạn sẽ nhận được kết quả âm tính. Khi nồng độ hCG cao đến mức xét nghiệm bỏ sót chúng hoàn toàn, nó được gọi là “hiệu ứng móc”. Nó có thể xảy ra khi thai kỳ ở giai đoạn sau. Nội tiết tố tăng liên tục trong suốt thai kỳ; Nếu bạn có kinh nguyệt không đều hoặc không theo dõi được kỳ kinh cuối cùng bạn có thể đã ở thai kỳ giai đoạn sau và que thử thai có thể không phát hiện được lượng hCG cao vượt trội.
Trong những trường hợp này, xét nghiệm máu hoặc siêu âm được thực hiện tại phòng khám là cách tốt nhất để xác nhận bạn có đang mang thai hay không.
Bạn không mang thai - bạn sắp có kinh
Bạn có biết tình trạng nào của cơ thể sẽ là bạn cảm thấy giống như mang thai không? Đó là kinh nguyệt.
Các cơ quan và hệ thống nội tiết trong cơ thể có sự liên quan với nhau, tác động lẫn nhau. Nồng độ progesterone tăng trong thời kỳ tiền kinh nguyệt có thể gây ra các biểu hiện giống như mang thai, đó là ngực căng, thèm ăn, chuột rút nhẹ, ủ rũ và mệt mỏi, ra máu âm đạo ít hoặc thậm chí buồn nôn.
Khi bạn mới mang thai, nồng độ progesterone của bạn cũng tăng lên, vì vậy hai sự kiện này có thể gây ra trùng lặp về cảm nhận.
Giải pháp ở đây là chỉ cần đợi một vài ngày: Nếu bạn đang trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, bạn sẽ có kinh, còn nếu bạn mang thai thì không (và dùng que thử thai trong vài ngày tới có thể cho bạn biết).
Bạn không mang thai - bạn đang rụng trứng
Rụng trứng - xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt thông thường - không có nhiều biểu hiện như khi mang thai cũng như khi hành kinh, nhưng bạn vẫn có thể bị căng tức ngực, chuột rút nhẹ và thỉnh thoảng buồn nôn trong thời gian rụng trứng.
Nếu bạn không theo dõi kinh nguyệt của mình và không biết chính xác thời điểm trong chu kỳ của mình, bạn có thể nhầm ngày rụng trứng với dấu hiệu mang thai sớm ... nhưng bạn có thể phải chờ đợi 12–15 ngày để biết chính xác nguyên nhân (khi kinh nguyệt của bạn đều)
Bạn không mang thai - bạn đang có các triệu chứng tâm thần
Rất khó khăn khi phải thừa nhận điều này khi bạn đang rất nỗ lực để mang thai. Đôi khi, ham muốn đó quá mãnh liệt đến nỗi não của bạn khó nghĩ ra bất cứ điều gì khác.
Chúng tôi hiểu được điều đó. Một khi bạn quyết định đã sẵn sàng có con, việc nhận được kết quả xét nghiệm âm tính có thể khiến bạn thất vọng.
Mong muốn rất thực tế của bạn có thể dẫn đến phát sinh triệu chứng và thành thật mà nói, đến Google cũng không giúp được gì
Gõ vào ô tìm kiếm bất kỳ triệu chứng nào kèm từ “mang thai” và bạn sẽ nhận được điều mà bạn đang mong đợi. Bạn buồn nôn không phải do bạn bỏ bữa sáng mà là do bạn đang mang thai. Sự mệt mỏi của bạn không phải do bạn bắt đầu một chế độ ăn kiêng mới mà là do bạn đang mang thai.
Khi thâm tâm bạn đang mong mỏi có thai thì thật khó để suy nghĩ một cách khách quan.
Nếu có thể, hãy cố gắng liên tưởng quá nhiều về các triệu chứng. Nếu bạn có thai, bạn sẽ sớm biết thôi… nhưng nếu không phải thì bạn càng thất vọng hơn.
Bạn không mang thai - bạn đang gặp tác dụng phụ của thuốc
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thụ thai và đang điều trị hỗ trợ sinh sản, hãy nhớ rằng những loại thuốc đó một phần sẽ tăng nồng độ hóc môn trong cơ thể bạn.
Các liệu pháp làm tăng progesterone hoặc giảm tác dụng của estrogen có thể gây ra các triệu chứng giống với giai đoạn tiền kinh nguyệt và mang thai, bao gồm buồn nôn, đầy hơi, ngực mềm và thay đổi tâm trạng.
Nếu bạn không chắc liệu các triệu chứng này là do mang thai thực sự hay chỉ là tác dụng phụ của bất kỳ phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản nào bạn đang sử dụng, hãy gọi cho bác sĩ Sản phụ khoa của bạn. Họ sẽ biết bạn đang ở ngày thứ bao nhiêu trong chu kỳ và liệu bạn có thể mang thai (hay không).
Làm thế nào để đối mặt với thách thức trong khi cố gắng thụ thai
Hầu hết mọi thứ cần làm với thai nghén đều liên quan đến việc chờ đợi: đợi đến kỳ kinh nguyệt mới đi thử thai, đợi 3 phút sau đó để kiểm tra kết quả, đợi đến tháng sau thử lại, đợi cả 9 tháng để sinh em bé.
Nói cách khác, không có gì là tức thời và mọi thứ đều là ẩn số.
Điều này có thể làm cho hành trình có con trở nên khó khăn hơn một chút. Để đối mặt với nó, hãy thử các mẹo sau:
- Trân trọng hiện tại. Bạn không thể thay đổi quá khứ cũng như không thể dự đoán trước tương lai. Vậy nên hãy thực hiện từng bước một.
- Duy trì sở thích hoặc hoạt động chung với bạn đời của bạn mà không liên quan đến việc sinh con. Hai bạn vẫn là một cặp, và điều quan trọng là phải bảo vệ mối quan hệ của 2 người.
- Tìm sự bình yên bên trong tâm hồn. Khi bạn cảm thấy căng thẳng về việc thụ thai, hãy tham gia các hoạt động giúp bạn bình tĩnh lại . Hãy biến nó thành điều bạn mong đợi, mang tính trải nghiệm tích cực hơn là điều an ủi bạn
- Có một kế hoạch dự phòng. Nếu bạn hy vọng có thể thụ thai tự nhiên, hãy dự phòng một nơi bạn sẽ đến để điều trị hỗ trợ sinh sản nếu cần. Nếu bạn đang hy vọng thụ thai bằng phương pháp hỗ trợ, hãy nghĩ xem liệu bạn có sẵn sàng nhận con nuôi hay không. Bạn hãy nhớ rằng bạn còn có nhiều lựa chọn khác và kết quả xét nghiệm âm tính không phải là dấu chấm hết. Điều đó có thể giúp bạn lạc quan từ tháng này sang tháng tiếp theo.
Kết luận
Các phương pháp thử thai thực hiện được tại nhà là một cách cực kỳ riêng tư và tiện lợi để có câu trả lời nhanh chóng cho câu hỏi, “Tôi có thai hay không?”
Nhưng ngay cả khi bạn đang thực sự mang thai, que thử mua ở hiệu thuốc có thể không cho bạn kết quả chính xác
Mọi thứ, từ thuốc men đến tình trạng cơ thể ở thời điểm bạn làm xét nghiệm đều có thể gây ra dấu hiệu dự báo sai lệch. Cách duy nhất để biết chắc chắn là đến cơ sở y tế xét nghiệm.
Xem thêm :