9g điều cần biết về gãy xương chày

Xương chày hay xương ống chân là xương dài nằm ở cẳng chân, giữa đầu gối và bàn chân. Gãy xương chày là hiện tượng phổ biến và thường do chấn thương hoặc sức căng lặp đi lặp lại trên xương.

Trong một số trường hợp, triệu chứng duy nhất của gãy xương nhỏ là đau ống chân khi đi bộ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, xương chày có thể nhô ra ngoài qua da.

Thời gian phục hồi và chữa lành đối với gãy xương chày là khác nhau và phụ thuộc vào loại gãy và mức độ nghiêm trọng của gãy xương. Gãy xương có thể được điều trị bởi bác sĩ, các bài tập tại nhà có thể tăng tốc độ hồi phục của người bệnh.

Video Điều trị hãy hở xương chày 

Bài viết này sẽ nói chi tiết các loại gãy xương chày, cùng với các triệu chứng, cách điều trị và thời gian phục hồi.

Gãy xương chày là gì?

Chụp X-quang gãy xương chày.Xương chày là xương lớn hơn ở cẳng chân. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể của một người. (Nguồn ảnh medicalnewstoday.com)Xương chày là xương lớn hơn ở cẳng chân. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể của một người. (Nguồn ảnh medicalnewstoday.com)Theo Học viện bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, xương chày là xương dài thường bị gãy nhất trong cơ thể. Gãy xương chày đề cập đến bất kỳ vết nứt hoặc gãy nào trong xương chày.

Xương chày là một trong 2 xương tạo nên cẳng chân, xương kia là xương mác. Trong 2 xương này thì xương chày lớn hơn..

Xương chày đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, vì nó là:

  • Xương lớn hơn trogn 2 xương cẳng chân
  • Chịu trách nhiệm nâng đỡ phần lớn trọng lượng cơ thể
  • Quan trọng đối với hoạt động của khớp gối và khớp cổ chân 

Gãy xương chày thường xảy ra cùng với các loại tổn thương mô mềm hoặc dây chằng lân cận. Nó luôn cần được thăm khám bởi bác sĩ.

Các loại gãy xương chày

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây gãy xương, mức độ nghiêm trọng và loại gãy xương có thể khác nhau. Nó có thể là một vết gãy ngang hoặc gãy xiên.

Gãy đầu trên xương chày là những trường hợp gãy đầu xương chày gần khớp gối. Gãy thân xương chày xảy giữa ở khu vực giữa của xương.

Xương chày có thể bị các loại gãy sau:

  • Ổ gãy ổn định. Gãy ổn định thường bao gồm một vết nứt trên xương khiến phần lớn xương không còn nguyên vẹn và ở vị trí bình thường. Các phần bị gãy của xương chày vẫn duy trì vị trí chính xác của chúng trong quá trình chữa lành. Đây còn được gọi là gãy xương không di lệch.
  • Gãy xương di lệch. Với gãy di lệch, các mảnh xương di chuyển, không còn ở vị trí bình thường. Thường cần phẫu thuật để điều chỉnh loại gãy này và gắn các xương lại với nhau.
  • Gãy xương do quá sức. Gãy xương do quá là chấn thương phổ biến do sử dụng quá mức. Những vết gãy này là những vết nứt nhỏ và mỏng trên xương.
  • Đứt gãy xoắn ốc. Khi cử động vặn mình gây gãy, có thể gãy xương theo hình xoắn ốc.
  • Gãy xương nhiều mảnh. Khi xương gãy thành ba mảnh trở lên..

Khi xương bị gãy, chúng có thể nằm dưới da hoặc xuyên qua bề mặt da. Gãy xương hở là gãy xương mà xương gãy xuyên qua da. Với gãy xương kín, da không bị rách, mặc dù vẫn có thể có tổn thương mô bên trong.

Nguyên nhân gãy xương chày

Xương dài trong cơ thể có khả năng đàn hồi nhưng có nhiều nguyên nhân có thể gây gãy xương, bao gồm:

  • Chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe cơ giới hoặc ngã
  • Các môn thể thao liên quan đến tác động lặp đi lặp lại đến xương ống chân, như chạy đường dài
  • Chấn thương do các môn thể thao tiếp xúc như bóng đá
  • Loãng xương, làm cho xương yếu hơn bình thường

Các triệu chứng của gãy xương chày

Các triệu chứng của gãy xương chày có thể gặp là:

  • Đau khu trú ở một vùng của xương chày hoặc một số vùng nếu có gãy nhiều vị trí
  • Chân sưng to
  • Khó khăn hoặc không có khả năng đứng, đi lại hoặc chịu trọng lượng
  • Biến dạng chân hoặc chiều dài chân không đồng đều
  • Bầm tím hoặc đổi màu xung quanh xương chày
  • Thay đổi cảm giác ở bàn chân
  • Xương nhô ra qua da
  • Cẳng chân gấp góc tại nơi xương nhô ra

Chẩn đoán gãy xương chày

Để chẩn đoán gãy xương chày, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và cơ chế chấn thương (tức chấn thương đã xảy ra như thế nào). Họ sẽ khám và chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán để đánh giá mức độ tổn thương và xem xương có bị gãy hay không. Điều này rất quan trọng để xác định quá trình điều trị tốt nhất.

Các xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm:

  • Chụp X-quang để có hình ảnh của xương chày
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT), đánh giá tốt hơn chụp X-quang và cho hình ảnh 3-D của xương
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để có hình ảnh chi tiết của cơ, dây chằng và xương xung quanh xương chày. Chụp MRI thường được sử dụng nếu các loại chụp khác không thể chẩn đoán được vấn đề.

Điều trị

Bó bột, nẹp có thể được sử dụng để điều trị gãy xương chày nếu phẫu thuật không thích hợp.   (Nguồn ảnh medicalnewstoday.com)

Bó bột, nẹp có thể được sử dụng để điều trị gãy xương chày nếu phẫu thuật không thích hợp. 

(Nguồn ảnh medicalnewstoday.com)

Điều trị gãy xương chày phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm sức khỏe tổng thể của người bệnh tại thời điểm chấn thương, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của chấn thương cũng như sự hiện diện hoặc mức độ tổn thương của các mô mềm bao quanh xương chày.

Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể là cần thiết để đảm bảo xương lành lại. Bác sĩ phẫu thuật có thể đặt các vít và đĩa kim loại lên xương để giữ nó ở đúng vị trí, cho phép nó lành lại với tổn thương lâu dài tối thiểu.

Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể sử dụng que đặt bên trong xương chày hoặc ghim đặt qua xương trên và dưới chỗ gãy. Họ sẽ gắn những thứ này vào một khung cứng được gọi là bộ cố định bên ngoài để giữ xương cố định.

Trong trường hợp không cần thiết hoặc không thể phẫu thuật, chẳng hạn như do sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị sau đây cho gãy xương chày:

  • Nẹp hoặc bó bột để giữ xương cố định, ngăn xương di chuyển và để xương lành lại. Thanh nẹp có thể được tháo ra dễ dàng và do đó nó là một lựa chọn điều trị linh hoạt hơn so với những loại phẫu thuật.
  • Kéo liên tục và nẹp chức năng được sử dụng trong các trường hợp gãy ít nghiêm trọng hơn để giữ xương cố định trong khi xương lành lại.

Trong nhiều trường hợp, người bị gãy xương chày sẽ cần vật lý trị liệu và đi nạng hoặc khung tập đi để giúp họ đứng vững trở lại.

Hồi phục

Sự phục hồi sau gãy xương chày thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết gãy.

Một người thường sẽ hồi phục trong vòng 4 đến 6 tháng. Thời gian hồi phục có thể lâu hơn khi gãy phức tạp và có thể lâu hơn nếu một người có sức khỏe không tốt vì những bệnh lý khác.

Có thể mất nhiều thời gian hơn khung thời gian này để người bệnh có thể trở lại các hoạt động bình thường. Người bệnh nên luôn tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ về việc trở lại đi bộ, tập thể dục và các hoạt động thể chất khác sau khi bị gãy xương ở chân.

Một số bài tập nhất định có thể giúp giảm áp lực lên xương chày, chẳng hạn như các bài tập tăng cường sức mạnh cho hông, bắp chân và đùi. Chúng cũng có thể giúp ngăn ngừa các thương tích xảy ra trong tương lai.

Các biến chứng

Các biến chứng của gãy xương chày có thể bao gồm:

  • Biến chứng do phẫu thuật 
  • Tổn thương thần kinh, cơ hoặc mạch máu
  • Hội chứng khoang, một tình trạng nghiêm trọng làm giảm lượng máu cung cấp cho chân do sưng nề
  • Viêm tủy xương – một bệnh nhiễm trùng ở xương
  • Khớp giả ở xương (khi xương không liền lại được)

Trong nhiều trường hợp, gãy xương chày sẽ được điều trị thành công mà không có biến chứng.

Tiên lượng

Gãy xương chày rất phổ biến và có thể do nhiều loại tình huống gây ra. Chúng có thể xảy ra ở bất cứ đâu dọc theo xương và bao gồm kiểu gãy xương.

Gãy xương có thể nhẹ và mất một thời gian ngắn để chữa lành hoặc nghiêm trọng hơn cần phải phẫu thuật và thời gian lành lại lâu hơn.

Tiên lượng dài hạn đối với gãy xương chày thường là tốt nhưng nó còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và các yếu tố liên quan đến sức khỏe khác. Các bác sĩ sẽ có thể đánh giá tiên lượng lâu dài trong quá trình thăm khám và chữa bệnh.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!