Nhịp tim chậm là gì?

Thông thường, khi nghỉ ngơi, chúng ta muốn nhịp tim chậm hơn bình thường, đó là dấu hiệu của sức khỏe tốt. Nhưng nếu nhịp tim quá chậm, đó là triệu chứng của tình trạng nhịp tim chậm.

Video Bệnh tim đập chậm là gì?

Bình thường, nhịp tim trong khoảng 60 đến 100 nhịp/ phút khi bạn nghỉ ngơi, với tình trạng nhịp tim chậm thì có thể dưới 60 nhịp/phút.  

Điều này có thể không gây ra vấn đề cho một số người. Nhưng đó có thể là dấu hiệu cho thấy có vấn đề với hệ thống điện cực của tim. Bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra lý do tại sao tim đập chậm và liệu bạn có nên điều trị hay không.

Khái niệm cơ bản về tim

Tim có 4 ngăn – hai ngăn phía trên được gọi là tâm nhĩ và hai ngăn phía dưới là tâm thất. Những tín hiệu điện thúc đẩy tim đập theo nhịp ổn định, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Điều đó tạo nên khái niệm loạn nhịp tim hoặc nhịp tim bất thường.

Một số tình trạng có thể gây nên tim đập quá nhanh hoặc quá loạn. Với nhịp chậm thì ngược lại. Hệ thống tín hiệu điện sẽ chạy chậm lại giữa mỗi nhịp tim. 

Bạn có thể thấy nhịp tim chậm hơn bình thường nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng gì. Hệ thống điện tim vẫn làm việc tốt, chỉ là chậm hơn bình thường ở một số người. 

Và thậm chí với nhịp chậm, bạn có thể không cần chú ý tới bất kỳ triệu chứng hoặc điều trị nào. Nhưng không phải là với tất cả các trường hợp. 

Triệu chứng nhịp tim chậm

Vấn đề quan tâm lớn nhất là tim có làm việc đủ tốt để bơm máu tới tất cả các cơ quan và mô không? Khi điều đó xảy ra, những triệu chứng sau sẽ tăng lên: 

  • Đau đầu thoáng qua hoặc chóng mặt. 
  • Khó tập trung
  • Ngất xỉu
  • Thở dốc (kèm theo đau ngực hoăc không)

Bạn cũng có thể phát hiện ra bạn rất dễ mệt dù chỉ hoạt động rất ít. 

Nếu bạn kiểm tra nhịp tim của mình và thường xuyên nhịp tim dưới 60 nhịp/phút thì cần chú ý những triệu chứng trên. 

Nếu bạn không có triệu chứng nào khác, bạn có thể không cần gặp bác sĩ ngay. Bạn có thể tập luyện nhiều, và nhịp tim chậm có thể là dấu hiệu cho thấy bạn khỏe như thế nào. Nhưng bạn nên mang theo kết quả ở lần hẹn tiếp theo với bác sĩ.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng như trên từ mức độ nhẹ đến trung bình, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ.

Nếu bạn hoặc người thân ngất xỉu, đau ngực hoặc khó thở, gọi ngay cấp cứu.

Mệt mỏi, khó tập trung, hoặc khó thở có thể là một phần của tuổi tác, nhưng đôi khi không đơn giản như thế. 

Hãy chắc chắn rằng bạn đã trao đổi tất cả triệu chứng với bác sĩ. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này kéo dài một tháng hoặc hơn 1 năm, cần nói cho bác sĩ biết điều đó. 

Nguyên nhân nhịp tim chậm 

Nguy cơ mắc chứng nhịp tim chậm hay các vần đề về tim mạch tăng lên khi bạn già đi. Nguyên nhân gây nên tình trạng nhịp tim chậm là khác nhau ở mỗi người. 

Nhịp tim bất thường có thể xảy ra sau một lần đau tim hoặc phản ứng phụ của phẫu thuật tim. Những nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này là: 

  • Một số loại thuốc, ví dụ như những thuốc để điều trị huyết áp cao và các chứng loạn nhịp tim khác, hoặc nhịp tim bất thường
  • Dị tật bẩm sinh 
  • Bệnh tuyến giáp, sự mất cân bằng hormone trong cơ thể
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, khi hơi thở của bạn ngừng lại nhiều lần trong đêm

Chẩn đoán nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm có thể hơi khó để phát hiện, bởi vì tình trạng này không thường xuyên xuất hiện ở mọi thời điểm. Tim có thể thay đổi đập nhanh hoặc chậm. 

Bác sĩ có thể chẩn đoán nếu bạn có nhịp tim chậm trong khi kiểm tra điện tâm đồ (ECG), đây là một phương pháp để đo hoạt động hệ thống tín hiệu điện của tim. 

Nếu nhịp tim bình thường, nhưng bạn có triệu chứng của nhịp tim chậm, bác sĩ sẽ cho bạn đeo máy theo dõi 24 giờ. 

Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bản thân và tiền sử gia đình của bạn, cũng như các triệu chứng mà bạn gặp phải. 

Điều trị nhịp tim chậm

Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị nhịp tim chậm, kế hoạch điều trị sẽ được đưa ra để giải quyết theo nguyên nhân của vấn đề. 

Ví dụ, nếu vấn đề là suy giáp, hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp, việc điều trị có thể khắc phục được vấn đề nhịp tim. 

Nếu không có nguyên nhân thể chất nào rõ ràng, bác sĩ có thể thay đổi thuốc uống có thể làm chậm nhịp tim của bạn. Thuốc chẹn Beta có thể được kê để thư giãn cơ tim, nhưng nếu thuốc đó gây ra tình trạng tim đập chậm thực sự, bác sĩ có thể giảm liều hoặc kê đơn thuốc khác cho bạn. 

Nếu những phương pháp này không hiệu quả và tinh trạng ảnh hưởng nghiêm trọng tới não và các cơ quan khác, bạn cần đặt máy tạo nhịp tim. 

Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một thiết bị nhỏ vào trong ngực của bạn, đây là thiết bị mỏng, có dây mềm, sẽ nối tới tim của bạn. Thiết bị này sẽ mang tín hiệu điện có thể giữ cho tim đập đều nhịp. 

Nếu bạn phải đeo máy tạo nhịp tim, hãy lắng nghe bác sĩ dặn dò về cách sử dụng, cách máy hoạt động và bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy máy không hoạt động.

Xem thêm :

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!