Ngôi thai trong tử cung: Tất cả những điều cần biết

Ngôi thai lí tưởng để chuyển dạ là thai nhi ở vị trí đầu quay xuống dưới, đối mặt với lưng của bạn, cằm gập sát vào ngực, vùng chẩm sẵn sàng đi vào khung chậu. Đây là ngôi thai thuận (ngôi thai đầu). Phần lớn thai nhi ổn định vị trí này ở tuần thai thứ 32 đến 36. Những ngôi thai khác bao gồm các loại ngôi mông (chân hướng xuống dưới) và ngôi chẩm sau (mặt ngửa).

Video thai nhi thành hình và phát triển thế nào trong tử cung 

Ngôi của thai có ý nghĩa gì?

Ngôi của thai trong tử cung được gọi là sự trình diện của thai trước eo trên. Trong quá trình mang thai, thai nhi di chuyển quanh tử cung. Thai nhi ở nhiều vị trí trong thời kì mang thai là điều bình thường. Lúc đầu, thai nhi đủ nhỏ để di chuyển thoải mái. Bạn có thể cảm thấy chuyển động này trong vài tháng cuối. Khi thai ngày càng lớn, sự chuyển động sẽ càng bị giới hạn. Đến cuối kì thai nghén, thai nhi bắt đầu xoay về vị trí chuẩn bị cho chuyển dạ. Có sự xoay thai trong tử cung làm cho đầu thai nhi hướng xuống dưới. Thai nhi di chuyển xuống, chuẩn bị đi qua ống sinh trong quá trình chuyển dạ.

Ống sinh được hình thành bởi cổ tử cung (nối liền với tử cung), âm đạo và âm hộ. Ống sinh là một ống có thể giãn nở. Trong quá trình chuyển dạ, cơn co giúp kéo giãn ống này để thai có thể đi qua trong quá trình chuyển dạ.

Ngôi thai nào phổ biến nhất?

Ngôi thai lí tưởng để chuyển dạ là thai nhi ở vị trí đầu quay xuống dưới, đối mặt với lưng của bạn, cằm gập sát vào ngực, vùng chẩm sẵn sàng đi vào khung chậu. Đây là ngôi thai thuận (ngôi thai đầu). Phần lớn thai nhi ổn định vị trí này ở tuần thai thứ 32 đến 36. 

Những ngôi thai khác trước khi chuyển dạ?

Đôi khi thai nhi không xoay đúng vị trí tốt nhất trước khi sinh. Thai có thể ở nhiều ngôi khác nhau và mỗi ngôi này có thể đi cùng với sự nguy hiểm khi chuyển dạ. Những ngôi thai đó bao gồm:

  • Ngôi chẩm sau: Đầu thai nhi thường úp mặt, nhưng đôi khi thai ngửa mặt hướng về phía bụng người mẹ. Khi đầu ở vị trí này, thai nhi nhìn hướng xương mu. Điều này gây đau và làm kéo dài quá trình chuyển dạ.
  • Ngôi mông không hoàn toàn: Trong ngôi mông không hoàn toàn, mông thai nhi hướng về phía ống sinh. Hai chân bị uốn cong, đầu gối mở rộng (phía trước bụng). Ngôi thai này làm tăng khả dây rau đi trước đầu qua cổ tử cung, gây tổn thường trong quá trình chuyển dạ qua đường âm đạo.
Nguồn ảnh: chelwest.nhs.ukNguồn ảnh: chelwest.nhs.uk
  • Ngôi mông hoàn toàn: Trong tư thế này, mông và chân bị gấp lại trình diện trước eo trên. Giống như những ngôi mông khác, tư thế này làm tăng nguy cơ dây rau đi trước đầu qua cổ tử cung và gây tổn thương khi thai được chuyển dạ qua đường âm đạo.
  • Ngôi ngang: Thai nhi nằm ngang trong tử cung, nên vai sẽ đi vào tiểu khung đầu tiên. Phần lớn thai nhi ở vị trí này được mổ lấy thai.
  • Ngôi mông không hoàn toàn kiểu chân: Đôi lúc, một chân hoặc hai chân của thai thõng xuống qua đường sinh. Việc này tăng khả năng sa dây rau, cắt đứt nguồn nuôi dưỡng thai nhi.

Thai có bị nguy hiểm nếu ở ngôi mông hay không?

Đẻ ngôi mông là khi thai ở vị trí chân đi xuống đường sinh. Khi ở trong tử cung, thai nhi không bị nguy hiểm. Tuy nhiên, ở vị trí này, chân sẽ được sinh ra trước. Đẻ đường âm đạo thường rất an toàn, tuy nhiên, khi thai ngôi mông phương pháp đẻ này có thể phức tạp hơn. Vì đầu của thai lớn hơn mông, có nguy cơ đầu bị mắc ở tử cung. Trong trường hợp này, có thể đẻ khó. Một số thai nhi ngôi mông có thể được sinh ra nhanh chóng. Bác sĩ có thể để sinh đường âm đạo dễ dàng miễn là thai nhi ổn định. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai thay vì đẻ đường âm đạo. Phẫu thuật rạch một đường ở bụng người mẹ và lấy thai nhi ra. Làm phẫu thuật này sẽ ít nguy cơ hơn so với đẻ đường âm đạo.

Vì sao ngôi thai quan trọng?

Trong quá trình chuyển dạ, mục tiêu của người chăm sóc sức khỏe là đảm bảo cuộc chuyển dạ an toàn. Nếu thai ở ngôi khác (không phải ngôi chỏm), việc này sẽ nhiều thử thách hơn. Ngôi thai khác có một loạt các khó khăn và nguy cơ phụ thuộc vào vị trí thai nhi.

Khi nào thai nhi sẽ di chuyển về vị trí chuẩn bị để sinh ra?

Thông thường, thai sẽ xoay trong tử cung, hướng xuống dưới về vị trí chuẩn bị trong ba tháng cuối. Việc này diễn ra trong những tuần cuối của thai kì (thường khoảng từ 32 đến 36 tuần). Nhân viên y tế sẽ kiểm tra ngôi thai bằng cách sờ nắn bụng ở những buổi khám định kì. Việc này được thực hiện ở phần lớn các buổi hẹn trong ba tháng cuối. Một số trường hợp, bác sĩ có thể kiểm tra vị trí thai dựa vào siêu âm.

Bác sĩ có thể xoay hay chỉnh sửa vị trí của thai trước khi sinh hay không?

Có nhiều cách để bác sĩ xoay hay chỉnh thai trước khi chuyển dạ. Những phương pháp này không phải lúc nào cũng thành công và đôi khi thai nhi có thể xoay lại vị trĩ cũ. Bạn có thể thử một số cách tại nhà, những cách này không gây hại đến bạn hay thai nhi. Chúng có thể giúp thai nhi tự xoay, nhưng có khả năng không thành công. Mặc dù không có tỉ lệ đảm bảo thành công, nhưng những phương pháp này vẫn được đề nghị làm vì chúng đáng để thử và có thể giúp bạn tránh mổ lấy thai.

Những phương pháp giúp thai nhi xoay đúng vị trí:

  • Xoay ngôi thai bên ngoài (ECV): ECV là một cách không xâm lấn để xoay thai và tăng cơ hội sinh con đường âm đạo. Thủ thuật này được làm ở khoa sản. Thủ thuật này cần hai người làm, một người đẩy mông thai lên, người thứ hai dùng lực lên thành bụng để đầu thai xoay về phía trước hay phía sau. Thời gian tốt nhất để làm thủ thuật này là trong khoảng tuần thai 36 đến 38. Sau đó, tim thai sẽ được theo dõi để đảm bảo trong giới hạn bình thường. Thai phụ có thể được về sau khi làm ECV.
  • Thay đổi tư thế của bạn: Đôi khi bạn có thể giúp thai nhi di chuyển bằng cách thay đổi tư thế. Nhưng nhớ rằng những bài tập này có thể không thành công. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những bài tập này không gây hại và có cơ hội giúp thai nhi xoay, tránh mổ lấy thai. Do đó bài tập đáng để thử. Bài tập thường bao gồm những tư thế giống như yoga. Hai động tác đặc biệt mà bác sĩ khuyến khích.

Quỳ chống hai tay và đầu gối và nhẹ nhàng đung đưa trước sau.

Nguồn ảnh: foundationalconcepts.comNguồn ảnh: foundationalconcepts.com

Nằm ngửa sau đó đẩy hông lên với đầu gối gấp và bàn chân đặt hoàn toàn trên sàn.

Nguồn ảnh: babymed.comNguồn ảnh: babymed.com
  • Dùng âm thanh kích thích chuyển động: Một cách nữa có thể thử để thai thay đổi tư thế. Âm nhạc, nói chuyện, thay đổi nhiệt độ và ánh sáng có thể làm thai nhi thấy thích thú. Khi ở trong tử cung, thai có thể nghe nhạc, thấy ánh sáng thay đổi qua da và thậm chí nghe thấy tiếng bạn nói chuyện. Bạn có thể đặt tai nghe headphone lên bụng, hướng xuống dưới, có thể thu hút thai. Đắp nhiệt độ mát ở vùng trên bụng nơi có đầu thai nhi có thể làm thai di chuyển ra chỗ khác, xuống dưới. Tương tự như thay đổi tư thế, không chắc chắn rằng kích thích sẽ làm thai di chuyển, nhưng vẫn đáng để thử.
  • Phương pháp nắn xương khớp, được gọi là phương pháp Webster, có thể được dùng để làm cho tử cung thư giãn. Một số bác sĩ khuyên dùng châm cứu để giúp cơ thể tư giãn. Hai phương pháp này phải được làm bởi những người có chuyên môn. Thoải mái có thể giúp thai chuyển động và di chuyển đến vị trí tốt nhất cho chuyển dạ.

Thai của tôi có thể tự thay đổi tư thế không?

Thai nhi hoàn toàn có thể tự thay đổi tư thế. Trong vài tuần trước sinh, thai nhi vẫn có thời gian để điều chỉnh và thay đổi tư thế. Phần lớn các thai nhi có thể tự chỉnh tư thế đúng trước khi sinh.

Thai được được sinh ra như nào khi ở ngôi mông hay các ngôi khác?

Mọi cuộc đẻ được kì vọng là đẻ đường âm đạo. Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử, quan sát thai qua quá trình mang thai và chọn phương pháp đẻ an toàn nhất. Khi thai ở ngôi mông hay ngôi thai bất thường khác, bác sĩ thường đề nghị mổ lấy thai. Phẫu thuật này rạch một đường ở bụng dưới. Thai sẽ được lấy ra qua đường này thay vì đi qua đường âm đạo.

Ngôi mông có thể sinh qua đường âm đạo. Nhưng loại chuyển dạ này nguy hiểm cho thai và nguy cơ tổn thương dây rau cao hơn. Nếu dây rau bị chèn ép trong khi sinh, thai nhi bị thiếu oxy và điều này gây hại cho não và thần kinh. Dây rau cũng có thể quấn quanh cổ hay tay, gây ra chấn thương. Các bác sĩ khác nhau có nhiều phương pháp để làm thả lỏng với cách đẻ qua đường âm đạo. Bác sĩ sẽ tư vấn về lợi ích và nguy cơ của các loại sinh với ngôi mông.

Điều gì làm tăng nguy cơ có ngôi thai nguy hiểm?

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ngôi thai là ngôi mông. Bao gồm:

  • Chuyển dạ quá sớm và chuyển dạ đẻ non. Trong trường hợp này, thai nhi không có thời gian chuẩn bị để xoay trước khi sinh.
  • Vấn đề về bánh rau. Nếu như bánh rau bám quá thấp trong tử cung (rau tiền đạo) hoặc bị bong trong tử cung trước khi sinh, thì có thể ngăn thai xoay về đúng vị trí trước sinh.
  • Đa thai. Khi có nhiều hơn một thai trong tử cung, mỗi thai đều gặp khó khăn để xoay đúng vị trí. Không gian bị giới hạn hình thành nhiều vấn đề khi thai phát triển trong thời kì mang thai.
  • Tử cung có hình dạng bất thường. Tử cung thường có hình quả lê ngược. Khi hình dạng bất thường hoặc có u xơ (phát triển nhiều kích thước), sẽ không có đủ chỗ để thai phát triển hoàn toàn và xoay về vị trí đúng.

Có thể chuẩn bị gì cho cuộc đẻ khó như đẻ ngôi mông?

Khi biết thai đang ở ngôi mông hoặc các tư thế khác trước khi sinh có thể làm tăng thêm căng thẳng. Bạn có thể thắc mắc và đặt câu hỏi về vấn đề này. Bạn nên làm một kết hoạch chuẩn bị trước sinh. Kế hoạch sinh là công cụ hữu ích. Bàn với bác sĩ về kế hoạch sinh và mong muốn của bạn. Bác sĩ sẽ giúp hướng dẫn về kế hoạch và những trường hợp cấp cứu. Hãy nhớ rằng mọi thứ thay đổi rất nhanh khi chuyển dạ. Có thể mổ lấy thai không nằm trong kế hoạc của bạn. Nhưng mục tiêu là cuộc chuyển dạ an toàn và đảm bảo sức khỏe cho bạn. Hãy hỏi bác sĩ khi bạn có câu hỏi, thắc mắc về ngôi thai.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Ngôi thai chưa cố định nghĩa là thai nhi xoay trở thường xuyên trong buồng tử cung. Thai nhi càng lớn thì sự xoay chuyển ngôi càng ít do diện tích ngày càng chật hẹp.
Xem thêm
Ngôi thai đầu hạ vị có nghĩa là thai nhi đã xoay đầu xuống phía hạ vị. Khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba, ngôi thai đầu được xem là ngôi thai thuận lợi thuận nhất cho việc sinh tự nhiên. Thai nhi ở vị trí này luôn về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, tư thế giúp bé dễ dàng chui ra.
Xem thêm
Ngôi thai di động nghĩa là thai nhi chưa cố định được vị trí ngôi. Thai nhi có thể đang ở ngôi ngang nhưng có thể lúc sau sẽ xoay ngôi dọc rất linh động.
Xem thêm
Khi thai nhi đủ tháng (tuần 38 – 40) cần mổ chủ động lấy thai ngay
Xem thêm
Giơ chân lên cao: Tư thế này có thể thực hiện từ tuần 37. Mẹ bầu nên thực hành 3 lần/ngày lúc mẹ đói bụng để tránh tình trạng trào ngược dạ dầy.
Xem thêm
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi siêu âm xác định ngôi thai đầu thì có nghĩa lúc này đầu thai nhi hướng về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, giúp bé đi ra dễ dàng hơn
Xem thêm
Khi thai nhi đủ tháng (tuần 38 – 40) cần mổ chủ động lấy thai ngay.
Xem thêm
Phần lớn thời điểm mà mẹ bầu có thể nhận biết được các dấu hiệu của ngôi thai thuận là từ tuần 32 – 36 của thai kỳ
Xem thêm
Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi trước khung chậu của mẹ đến ống dẫn sinh và đi ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên.
Xem thêm
Ngôi thuận của thai nhi là tư thế trục dọc của thai song song với trục dọc của người mẹ
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ngôi thai
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!