Nám da: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nám da là một vấn đề về da phổ biến. Nó gây ra các mảng sẫm màu, đổi màu trên da.

Video NÁM DA - Nám là gì ? - Bật mí 5 nguyên nhân quan trọng trong skincare routines | Dr Hiếu

Nám da hay còn được gọi là rám má, hoặc "mặt nạ thai kỳ" - khi xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới, tuy vậy nam giới vẫn có thể bị nám da. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, 90% những người bị nám da là phụ nữ. 

Các triệu chứng của nám da 

Nám da hay rối loạn sắc tố da. Nguồn: www.msdmanuals.com/Nám da hay rối loạn sắc tố da. Nguồn: www.msdmanuals.com/

Nám da gây ra các mảng đốm hoặc xám nâu trên da. Các mảng màu này sẫm hơn màu da bình thường của bạn. Nó thường xảy ra trên mặt và đối xứng ở cả hai bên khuôn mặt. Ngoài ra, các vùng da khác trên cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể bị nám. 

Các mảng nám da thường xuất hiện trên: 

  • Má 
  • Trán 
  • Sống mũi 
  • Cằm 

Nó cũng có thể xuất hiện trên cổ và cẳng tay. Tình trạng đổi màu da này không gây hại về mặt sức khỏe tuy nhiên sự hiện diện của nó có thể khiến bạn cảm thấy tự ti. 

Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng nám da này, hãy đến gặp bác sĩ của bạn. Họ có thể giới thiệu bạn đến khám chuyên gia da liễu hoặc các bác sĩ chuyên điều trị các vấn đề về da. 

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nám da

Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây nám da. Nguồn ảnh: www.todaysparent.comÁnh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây nám da. Nguồn ảnh: www.todaysparent.com

Hiện nay, nguyên nhân và cơ chế gây ra nám da vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, những người có làn da sẫm màu có nhiều nguy cơ bị nám da hơn những người có làn da sáng màu. Nồng độ hormon estrogenprogesterone cũng có liên quan đến tình trạng này. Điều này có nghĩa là, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai và thuốc nội tiết tố đều có thể gây ra nám da. Căng thẳng và bệnh tuyến giáp cũng được cho là nguyên nhân gây ra nám da. 

Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể gây ra nám da vì tia cực tím ảnh hưởng đến các tế bào kiểm soát sắc tố da (tế bào hắc tố). 

Chẩn đoán 

Soi da bằng đèn Wood. Nguồn ảnh: www.researchgate.netSoi da bằng đèn Wood. Nguồn ảnh: www.researchgate.net

Quan sát trực quan vùng bị nám là đủ để chẩn đoán nám da. Để loại trừ các nguyên nhân khác, chuyên gia da liệu cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm. 

Một trong số đó là soi da bằng đèn Wood. Đèn phát ra một loại ánh sáng đặc biệt, cho phép chuyên gia da liễu khám các nhiễm trùng do vi khuẩn/nấm và xác định mức độ ảnh hưởng của nám đến các lớp da. Để kiểm các tổn thương da nghiêm trọng khác, bác sĩ cũng có thể sẽ yêu cầu làm sinh thiết. Sinh thiết là thủ thuật lấy một mẫu mô nhỏ của vùng da có vấn đề để xét nghiệm. 

Nám da có trị được không?

Nám da khi mang thai sẽ tự mờ dần sau khi bạn sinh con. Nguồn ảnh: www.rockmyfamily.co.ukNám da khi mang thai sẽ tự mờ dần sau khi bạn sinh con. Nguồn ảnh: www.rockmyfamily.co.uk

Ở một số phụ nữ, nám da sẽ tự biến mất. Kiểu nám da này thường gặp khi mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai. 

Chuyên gia da liễu có thể sẽ kê đơn một số loại kem làm sáng da hoặc kem bội steroid để giúp làm sáng các vùng bị nám. Nếu những cách này không hiệu quả, bạn có thể sử dụng phương pháp lột da bằng hóa chất, mài da và siêu mài mòn da. Những phương pháp điều trị này sẽ loại bỏ các lớp da trên cùng và có thể giúp làm sáng các mảng da tối màu. 

Tuy vậy, các liệu pháp này không đảm bảo rằng nám da sẽ không tái phát trở lại và trong một số trường hợp nám da không thể mờ đi hoàn toàn. Bạn cần phải tuân thủ lịch tái khám và thực thiện một số nguyên tắc điều trị nhất định để làm giảm nguy cơ nám quay trở lại. Trong đó có hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thoa kem chống nắng hàng ngày. 

Dự phòng và sống chung với nám da

Bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời khi bạn ở ngoài trời trong thời gian dài. Nguồn ảnh: www.thesun.co.ukBảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời khi bạn ở ngoài trời trong thời gian dài. Nguồn ảnh: www.thesun.co.uk

Không phải tất cả các trường hợp bị nám da đều sẽ hết sau khi điều trị. Để đảm bảo tình trạng nám không tiến triển nặng hơn và giảm thiểu ảnh hưởng của chúng đến vẻ ngoài của bạn, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau: 

  • Sử dụng kèm nền hoặc kem che khuyết điểm để che đi các vùng da bị nám
  • Dùng thuốc theo đơn
  • Thoa kem chống nắng hàng ngày có chỉ số SPF 30 
  • Đội mũ rộng vành để che nắng.

Mặc quần áo chống nắng đặc biệt quan trọng nếu bạn ở ngoài nắng trong thời gian dài. 

Nếu bạn tự ti về tình trạng nám da của mình, hãy đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu. Gặp gỡ nói chuyện và trao đổi thông tin với những người khác có cùng tình trạng với bạn có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!