Mối liên hệ giữa đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp

Huyết áp cao, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Mối quan hệ đáng kể giữa tăng huyết áp và đái tháo đường type 2 hiện chưa được giải thích rõ.

Video: Mối liên hệ giữa đái tháo đường và tăng huyết áp

Tuy nhiên, hai bệnh đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp có chung một số yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Béo phì
  • Chế độ ăn nhiều chất béo và muối
  • Bệnh lý viêm mãn tính
  • Hoạt động thể lực ít

Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó thường không có triệu chứng rõ ràng và nhiều người không biết mình mắc bệnh. Một cuộc khảo sát năm 2013 của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho thấy ít hơn 50% người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường type 2 đã thảo luận về các dấu hiệu sinh học, bao gồm cả vấn đề huyết áp, với bác sĩ của họ.

Khi nào bạn được chẩn đoán tăng huyết áp?

Cao huyết áp là tình trạng máu của bạn được bơm với áp lực quá mạnh qua tim và mạch máu. Theo thời gian, huyết áp cao liên tục làm cơ tim mệt mỏi và có thể khiến tim của bạn to ra. Năm 2008, một nghiên cứu trên người Mỹ trưởng thành từ 20 tuổi trở lên mắc bệnh đái tháo đường, hỏi về chỉ số huyết áp của họ, kết quả cho thấy tỷ lệ huyết áp cao hơn 140/90 mmHg đạt 67%.

Trong dân số nói chung và những người mắc bệnh tiểu đường, chỉ số huyết áp dưới 120/80 mm Hg được coi là bình thường. 

Ảnh: Máy đo huyết áp tự động, chỉ số huyết áp trên hình: 131/76 mmHg. Nguồn: Harvard Health.Ảnh: Máy đo huyết áp tự động, chỉ số huyết áp trên hình: 131/76 mmHg. Nguồn: Harvard Health.

Chỉ số huyết áp 120/80 mmHg có nghĩa là gì? Số đầu tiên (120) được gọi là huyết áp tâm thu. Nó cho biết áp suất cao nhất được tạo ra khi máu được tim bơm đi. Số thứ hai (80) được gọi là huyết áp tâm trương. Đây là áp lực được duy trì bởi các động mạch khi tim thư giãn giữa các nhịp tim.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), những người khỏe mạnh trên 20 tuổi có chỉ số huyết áp thấp hơn 120/80 mmHg nên kiểm tra huyết áp hai năm một lần. Những người mắc bệnh tiểu đường cần cảnh giác cao hơn.

Nếu bạn bị tiểu đường, bác sĩ cần kiểm tra huyết áp của bạn ít nhất bốn lần mỗi năm. Nếu bạn bị tiểu đường và tăng huyết áp, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA)  khuyến nghị bạn nên tự theo dõi huyết áp tại nhà, ghi lại kết quả và báo với bác sĩ của bạn.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), sự kết hợp của tăng huyết áp và đái tháo đường type 2 đặc biệt nguy hiểm và có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Mắc đồng thời đái đường type 2 và tăng huyết áp cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh khác liên quan đến tiểu đường, chẳng hạn như bệnh thận và bệnh võng mạc do đái tháo đường. Bệnh võng mạc tiểu đường có thể gây mù.

Ngoài ra còn có bằng chứng quan trọng cho thấy tăng huyết áp cao mạn tính có làm các vấn đề về sức khỏe tâm thân kinh tuổi già đến sớm và nhanh hơn, chẳng hạn như bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ. Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các mạch máu não dễ bị tổn thương do huyết áp cao. Vì vậy, tăng huyết áp dễ gây gây đột quỵ và sa sút trí tuệ, là yếu tố nguy cơ chính của bệnh.

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát không phải là yếu tố sức khỏe duy nhất làm tăng nguy cơ huyết áp cao. 

Khả năng bạn bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ sẽ tăng lên theo cấp số nhân nếu bạn có nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý tim mạch
  • Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối
  • Lối sống tĩnh tại, ít vận động
  • Cholesterol máu cao
  • Tuổi cao
  • Béo phì
  • Thói quen hút thuốc 
  • Uống quá nhiều rượu
  • Mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, tiểu đường hoặc ngưng thở khi ngủ

Trong thai kỳ

Một nghiên cứu cũ hơn từ năm 2003 đã chỉ ra những phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ có nhiều nguy cơ tăng huyết áp hơn. Tuy nhiên, những phụ nữ kiểm soát được lượng đường trong máu khi mang thai sẽ ít bị mắc tăng huyết áp hơn.

Nếu bạn phát hiện huyết áp cao khi mang thai, bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ protein trong nước tiểu của bạn. Nồng độ protein trong nước tiểu cao có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Đây là một loại tăng huyết áp xảy ra trong thời kỳ mang thai. Các chỉ số xét nghiệm máu cũng có thể giúp chẩn đoán bệnh, bao gồm:

  • Men gan bất thường
  • Xét nghiệm chức năng thận bất thường
  • Số lượng tiểu cầu thấp

Biện pháp phòng tránh tăng huyết áp và đái tháo đường

Thay đổi lối sống có thể giúp bạn phòng tránh tăng huyết áp và đái tháo đường. Chúng bao gồm thay đổi chế độ ăn, tập thể dục hàng ngày. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên đi bộ nhanh từ 30 đến 40 phút mỗi ngày, bất kỳ hoạt động thể dục nhịp điệu nào cũng có thể giúp tim bạn khỏe mạnh hơn.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị bệnh nhân nên thực hiện tối thiểu một trong hai hoạt động sau:

  • 150 phút tập thể dục với cường độ vừa phải mỗi tuần
  • 75 phút tập thể dục mạnh mẽ mỗi tuần
  • Kết hợp hoạt động thể lực vừa phải và mạnh mẽ mỗi tuần

Ngoài việc giúp làm giảm huyết áp, hoạt động thể chất có thể tăng cường sức mạnh cơ tim. Nó cũng có thể làm giảm độ cứng của động mạch. Khi mọi người già đi, độ cứng thành động mạch thường tăng, đặc biệt tăng nhanh trên những bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2. Tập thể dục cũng có khả năng giúp kiểm soát đường máu của bạn tốt hơn.

Làm việc trực tiếp với bác sĩ của bạn để lập một kế hoạch tập thể dục. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn:

  • Chưa tập thể dục trước đây
  • Đang thử một bài tập mạnh hơn so với trước đây
  • Gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu tập luyện

Bắt đầu với năm phút đi bộ nhanh mỗi ngày và tăng dần theo thời gian. Đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy hoặc đỗ xe xa hơn so với lối vào cửa hàng để tăng mức độ hoạt động thể lực.

Bạn cũng cần cải thay đổi thói quen ăn uống, chẳng hạn như hạn chế lượng đường trong chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống tốt cho tim mạch cần hạn chế:

  • Muối
  • Thịt nhiều chất béo
  • Các sản phẩm từ sữa còn nguyên chất béo

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), có nhiều lựa chọn kế hoạch ăn uống cho những người mắc bệnh tiểu đường. Những lựa chọn lành mạnh có thể duy trì suốt đời là thành công nhất. Chế độ ăn kiêng DASH (Chế độ ăn uống giúp hạn chế tăng huyết áp) là một kế hoạch ăn kiêng được thiết kế đặc biệt để giúp giảm huyết áp. Hãy thử các mẹo lấy trong chế độ ăn kiêng DASH để cải thiện chế độ ăn uống:

Một chế độ ăn uống lành mạnh hơn bao gồm:

  • Ăn nhiều rau trong ngày.
  • Chuyển sang các sản phẩm sữa ít chất béo.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn. Đảm bảo rằng chúng chứa ít hơn 140 mg natri mỗi khẩu phần hoặc 400-600 mg mỗi khẩu phần cho một bữa ăn.
  • Ăn hạn chế muối.
  • Chọn thịt nạc, cá hoặc các sản phẩm thay thế thịt khác.
  • Nấu ăn bằng các phương pháp ít sử dụng chất béo như nướng, luộc.
  • Tránh thức ăn chiên dầu.
  • Ăn trái cây tươi.
  • Ăn nhiều thực phẩm nguyên hạt, chưa qua chế biến.
  • Chuyển sang gạo lứt, mì ống và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ

Điều trị tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường

Một số người chỉ cần thay đổi lối sống đã có thể cải thiện bệnh tiểu đường type 2 và huyết áp cao. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều cần dùng thuốc. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, một số người có thể cần nhiều hơn một loại thuốc để giúp kiểm soát huyết áp của họ. Hầu hết các loại thuốc cao huyết áp thuộc một trong các nhóm sau:

Một số loại thuốc huyết áp có tác dụng phụ, vì vậy hãy theo dõi triệu chứng của bạn. Luôn thảo luận với bác sĩ của bạn về bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn đang dùng.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!