Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O | Mg ra Mg(NO3)2

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

1. Phương trình phản ứng Mg + HNO3 ra NH4NO3

4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3+ 3H2O

2. Cân bằng phản ứng Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

Mg0 + HN+5O3 → Mg+2(NO3)2 + N-3H4NO3 + H2O

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

Tỉ lệ 2 muối nitrat của amoni và magiê là 1:4.

4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

3. Điều kiện để phản ứng Mg tác dụng HNO3 loãng ra NH4NO3 

Nhiệt độ thường

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của Mg (Magie)

- Trong phản ứng trên Mg là chất khử.

- Mg là chất khử mạnh tác dụng được với các axit.

4.2. Bản chất của HNO3 (Axit nitric)

- Trong phản ứng trên HNO3 là chất oxi hoá.

- Đây là một monoaxit mạnh, có tính oxi hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ.

5. Tính chất hóa học của Mg

Magie là chất khử mạnh:

Mg → Mg2+ + 2e

5.1. Tác dụng với phi kim

Tính chất hóa học của Magie (Mg) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Lưu ý:

Do Mg có ái lực lớn với oxi: 2Mg + CO2 → MgO. Vì vậy không dùng tuyết cacbonic để dập tắt đám cháy Mg.

5.2. Tác dụng với axit

- Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

- Với dung dịch HNO3:

4Mg + 10 HNO3 → 4 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3 H2O

5.3. Tác dụng với nước

Ở nhiệt độ thường, Mg hầu như không tác dụng với nước. Mg phản ứng chậm với nước nóng (do tạo thành hidroxit khó tan).

Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2

6. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Cho phương trình: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2+ NH4NO3 + H2O

Tổng hệ số cân bằng tối giản của phản ứng trên là

A. 23

B. 24

C. 18

D. 22

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 2. Cho Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng không thấy có khí thoát ra . Trong phương trình phản ứng tổng hệ số của các chất (nguyên, tối giản) là bao nhiêu?

A. 20

B. 24

C. 25

D. 22

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 3. Cho 4,8 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,792 lít NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là

A. 13,92 gam

B. 15,60 gam

C. 16,80 gam

D. 31,20 gam

Lời giải:

Đáp án: D

Ta có:

nMg = 0,2 mol

nNO = 0,08 mol

Các quá trình trao đổi electron

Mg0 → Mg+2 + 2e

0,2 → 0,4

N+5 + 3e→ N+2

0,24 ← 0,08

Vậy còn 1 sản phẩm khử nữa là NH4NO3

N+5 + 8e → N-3

8x →  x

Áp dụng bảo toàn electron ta có:

0,4 = 0,24 + 8x → a = 0,02 mol

=> mmuối =  mNH4NO3 + mMg(NO3)2 = 31,2 gam

Câu 4. Cho miếng Mg tác dụng với HNO3, sau phản ứng không thấy có khí sinh ra. Hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là

A. 8

B. 9

C. 10

D. 12

Lời giải:

Đáp án: C

Phản ứng không sinh ra khí => sản phẩm khử là muối NH4NO3

4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2+ NH4NO3+ 3H2O

Câu 5. Cho m gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng kết thúc thu được 0,1792 lít khí N2 (đktc) và dung dịch X chứa 6,67 m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây

A. 3,6 gam

B. 1,2 gam

C. 2,4gam

D. 4,8 gam

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 6. Hòa tan hoàn toan m gam Mg trong dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO (đktc – sản phẩm khử duy nhất của N+5 ). Giá trị của m là?

A. 4,8    

B. 3,6     

C.  2,4 

D. 3,0

Lời giải:

Đáp án : B

3Mg+ 8HNO3→ 3 Mg (NO3)2+ 2NO+ 4H2O

0,15                                      0,1

→ m = 0,15. 24 = 3,6 gam

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 | Mg ra MgSO4

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O | Mg ra Mg(NO3)2

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO2 + H2O | Mg ra Mg(NO3)2

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O | Mg ra Mg(NO3)2

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O | Cu ra Cu(NO3)2

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!