Lý thuyết Toán lớp 11 Bài 3: Hàm số lượng giác
I. Lý thuyết Hàm số lượng giác
1. Định nghĩa hàm số lượng giác
- Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với số thực sinx được gọi là hàm số sin, kí hiệu y = sinx. Tập xác định của hàm số sin là R.
- Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với số thực cosx được gọi là hàm số cos, kí hiệu y = cosx. Tập xác định của hàm số côsin là R.
- Hàm số cho bằng công thức y=sinαcosαđược gọi là hàm số tang, kí hiệu là y = tanx. Tập xác định của hàm số tang là R∖{π2+kπ|k∈Z}.
- Hàm số cho bằng công thức y=cosαsinαđược gọi là hàm số tang, kí hiệu là y = tanx. Tập xác định của hàm số tang là R∖{kπ|k∈Z}.
2. Hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn
a, Hàm số chẵn, hàm số lẻ
Cho hàm số y = f(x) có tập xác định là D.
+) Hàm số f(x) được gọi là hàm số chẵn nếu ∀x∈Dthì −x∈Dvà f(−x)=f(x). Đồ thị của một hàm số chẵn nhận trục tung (Oy) làm trục đối xứng.
+) Hàm số f(x) được gọi là hàm số lẻ nếu ∀x∈Dthì −x∈Dvà f(−x)=−f(x). Đồ thị của một hàm số lẻ nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.
b, Hàm số tuần hoàn
Hàm số y = f(x) có tập xác định D được gọi là hàm số tuần hoàn nếu tồn tại số T ≠0 sao cho với mọi x∈Dta có:
+) x+T∈Dvà x−T∈D
+) f(x+T)=f(x)
Số T dương nhỏ nhất thỏa mãn cách điều kiện trên (nêu có) được gọi là chu kì của hàm số tuần hoàn đó.
* Nhận xét:
Các hàm số y = sinx, y=cosx tuần hoàn chu kì 2π.
Các hàm số y = tanx, y=cotx tuần hoàn chu kì π.
3. Đồ thị và tính chất của hàm số y = sinx
- Tập xác định là R.
- Tập giá trị là [-1;1].
- Là hàm số lẻ và tuần hoàn chu kì 2π.
- Đồng biến trên mỗi khoảng (−π2+k2π;π2+k2π) và nghịch biến trên mỗi khoảng (π2+k2π;3π2+k2π).
- Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ và gọi là một đường hình sin.
4. Đồ thị và tính chất của hàm số y = cosx
Tập xác định là R.
Tập giá trị là [-1;1].
Là hàm số chẵn và tuần hoàn chu kì 2π.
Đồng biến trên mỗi khoảng (−π+k2π;k2π) và nghịch biến trên mỗi khoảng (k2π;π+k2π).
Có đồ thị là một đường hình sin đối xứng qua trục tung.
5. Đồ thị và tính chất của hàm số y = tanx
Tập xác định là R∖{π2+kπ|k∈Z}.
Tập giá trị là R.
Là hàm số lẻ và tuần hoàn chu kì π.
Đồng biến trên mỗi khoảng (−π2+kπ;π2+kπ), k∈Z.
Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ.
6. Đồ thị và tính chất của hàm số y = cotx
Tập xác định là R∖{kπ|k∈Z}.
Tập giá trị là R.
Là hàm số lẻ và tuần hoàn chu kì π.
Đồng biến trên mỗi khoảng (kπ;π+kπ), k∈Z.
Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ.
B. Bài tập Hàm số lượng giác
Bài 1. Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số sau:
a) f(x) = sinx cosx;
b) g(x) = sin2x + cos2x.
Hướng dẫn giải
a) Tập xác định của hàm số f(x) là D = ℝ.
Do đó, nếu x ∈ D thì –x ∈ D.
Ta có f(–x) = sin(–x) cos(–x) = –sinx . cosx = – f(x).
Vậy hàm số f(x) = sinx cosx là hàm số lẻ.
b) Tập xác định của hàm số g(x) là D = ℝ.
Do đó, nếu x ∈ D thì –x ∈ D.
Ta có g(–x) = sin2(–x) + cos2(–x) = [–sinx]2 + cos(–2x) = sin2x + cos2x = f(x).
Vậy hàm số g(x) = sin2x + cos2x là hàm số chẵn.
Bài 2. Tìm tập giá trị của hàm số sau:
a) y = 1+ √sinx;
b) y = 3cos - 1.
Hướng dẫn giải
a) Điều kiện xác định của hàm số là sin x ≥ 0;
Vì –1 ≤ sin x ≤ 1 nên kết hợp với điều kiện xác định, ta có 0 ≤ sin x ≤ 1
Suy ra 0≤√sinx≤1 ⇒ 1+0 ≤1 + √sinx ≤ 1 + 1 ⇒ 1≤1+√sinx≤2
⇒ 1 ≤ y ≤ 2
Vậy tập giá trị của hàm số y=1+√sinx là [1; 2].
b) Ta có −1≤cos≤1, ∀x∈R ⇔ -3≤3cos
≤3, ∀x∈R
⇔ -4≤3cos - 1≤2, ∀x∈R
⇔ –4 ≤ y ≤ 2, ∀x ∈ ℝ.
Vậy tập giá trị của hàm số y = 3cos - 1 là [–4; 2].
Bài 3. Tìm tập xác định của các hàm số sau:
a) y=1+sinxcosx;
b) y=√1+cosx1−cosx.
Hướng dẫn giải
a) Biểu thức 1+sinxcosx có nghĩa khi cos x ≠ 0, tức là x ≠ π2+kπ(k ∈ ℤ).
Vậy tập xác định của hàm số y=1+sinxcosx là D = R\.
b) Biểu thức √1+cosx1−cosx có nghĩa khi (1)
Mặt khác, vì –1 ≤ cosx ≤ 1 ∀x ∈ ℝ nên 1 + cosx ≥ 0 và 1 – cosx ≥ 0
⇒ 1+cosx1−cosx≥0 khi 1 – cosx ≠ 0
Do đó (1) ⇔ 1 – cosx ≠ 0 ⇔ cosx ≠ 1 ⇔ x ≠ k2ℼ (k ∈ ℤ).
Vậy tập xác định của hàm số y=√1+cosx1−cosx là D = ℝ \ {k2ℼ | k ∈ ℤ}.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 1: Giá trị lượng giác của góc lượng giác
Lý thuyết Bài 2: Công thức lượng giác
Lý thuyết Bài 4: Phương trình lượng giác cơ bản