Giống như chớp mắt hoặc thở, hắt hơi là một phản xạ bán tự động. Nghĩa là bạn có một số kiểm soát có ý thức đối với nó.
Bạn có thể nhịn cơn hắt hơi của mình đủ lâu để lấy khăn giấy, nhưng việc dừng lại hoàn toàn là rất khó. Bài viết sẽ cho bạn biết tất cả các thủ thuật:
Tìm hiểu nguyên nhân hắt hơi
Xác định rõ nguyên nhân khiến bạn bị hắt hơi để có cách điều trị phù hợp. Vậy điều gì khiến bạn hắt hơi?
Các gây hắt hơi phổ biến bao gồm:
- Bụi bặm
- Phấn hoa
- Nấm mốc
- Lông thú cưng
- Ánh sáng mạnh
- Nước hoa
- Thức ăn cay
- Tiêu đen
- Vi rút cảm lạnh thông thường
Nếu bạn cho rằng mình bị hắt hơi là do dị ứng với thứ gì đó và bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định tác nhân gây dị ứng thì hãy gặp bác sĩ để yêu cầu xét nghiệm dị ứng.
Điều trị dị ứng
Những người bị dị ứng thường hắt hơi thành từng cơn: từ hai đến ba lần hắt hơi. Ghi lại thời điểm và nơi bạn hắt hơi nhiều nhất.
Dị ứng theo mùa rất phổ biến. Dị ứng liên quan đến một địa điểm, chẳng hạn như văn phòng làm việc, có thể do các chất gây dị ứng như nấm mốc hoặc lông thú cưng.
Một viên thuốc chống dị ứng không kê đơn hàng ngày hoặc thuốc xịt mũi là đủ để kiểm soát các triệu chứng. Viên nén kháng histamine phổ biến bao gồm:
- Cetirizine (Zyrtec)
- Fexofenadine (Allegra)
- Loratadine (Claritin, Alavert)
Thuốc xịt mũi glucocorticosteroid không kê đơn bao gồm fluticasone propionate (Flonase) và triamcinolone acetonide (Nasacort).
Bạn có thể tìm kiếm các thuốc trên các cửa hàng trực tuyến.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc, tùy thuộc vào chương trình bảo hiểm y tế của bạn.
Bảo vệ bạn khỏi các nguy cơ từ môi trường.
Những người trong một số ngành nghề có nhiều khả năng gặp phải các chất kích ứng trong không khí hơn. Ví dụ như môi trường làm việc nhiều bụi bẩn có thể gây khó chịu cho mũi và xoang.
Bụi bẩn này bao gồm bụi hữu cơ và vô cơ như:
- Hóa chất, bao gồm thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ
- Xi măng
- Than đá
- Amiăng
- Kim loại
- Gỗ
- Gia cầm
- Ngũ cốc và bột mì
Theo thời gian, những chất gây kích ứng này có thể dẫn đến ung thư mũi, họng và phổi cũng như các vấn đề hô hấp mãn tính khác. Luôn mặc đồ bảo hộ, chẳng hạn như khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc khi làm việc nếu xung quanh nhiều bụi bẩn, khí độc.
Giảm lượng bụi xung quanh bằng cách ngăn không cho nó hình thành hoặc sử dụng hệ thống thông gió để loại bỏ bụi, như vậy bạn sẽ ít hít phải bụi bẩn hơn nhiều.
Đừng nhìn vào ánh sáng
Khoảng một phần ba số người bị tình trạng hắt hơi khi nhìn vào nguồn sáng. Ngay cả khi bước ra ngoài vào một ngày nắng đẹp cũng có thể khiến một số người bị hắt hơi. Tình trạng này có thể có tính chất gia đình.
Hãy bảo vệ đôi mắt của bạn bằng cách đéo kính râm phân cực trước khi ra khỏi nhà!
Mua kính râm trên các cửa hàng trực tuyến.
Không ăn quá nhiều
Một số người hắt hơi sau khi ăn no. Tình trạng này vẫn chưa được hiểu rõ.
Một nhà nghiên cứu đã đặt biệt danh cho nó là snatiation, là sự kết hợp của các từ “hắt hơi” và “satiation” (cảm thấy no).
Để tránh ăn quá no, hãy nhai chậm và ăn nhiều bữa nhỏ.
Nói "dưa chua"
Một số người tin rằng nói một từ kỳ quặc ngay khi cảm thấy mình sắp hắt hơi sẽ khiến bạn mất tập trung và “quên” đi cơn hắt hơi.
Bằng chứng cho mẹo này hoàn toàn chưa được chứng minh, nhưng khi bạn chuẩn bị hắt hơi, hãy thử nói điều gì đó như “dưa chua”!
Xì mũi
Hắt hơi là do các chất kích thích trong mũi và xoang của bạn. Khi cảm thấy mình sắp hắt hơi, hãy thử hỉ mũi.
Bạn có thể loại bỏ chất kích thích và bất hoạt phản xạ hắt hơi. Hãy để một hộp khăn giấy mềm ở bàn làm việc hoặc một gói khăn giấy trong túi xách của bạn.
Bóp mũi
Đây là một cách khác để cố gắng kìm chế một cơn hắt hơi. Khi cảm thấy sắp hắt hơi, hãy thử bóp mũi, giống như khi bạn ngửi thấy mùi hôi.
Bạn cũng có thể thử véo gần đỉnh mũi, ngay dưới phía trong lông mày.
Sử dụng lưỡi của bạn
Có thể ngăn cơn hắt hơi bằng cách dùng lưỡi chạm vào vòm miệng. Sau khoảng 5 đến 10 giây, cảm giác muốn hắt hơi có thể biến mất.
Một phương pháp khác là dùng lưỡi ấn mạnh vào hai răng cửa cho đến khi cảm giác muốn hắt hơi qua đi.
Tiêm phòng dị ứng
Một số người bị hắt hơi hoặc sổ mũi nghiêm trọng nên gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng, họ có thể sử dụng liệu pháp miễn dịch để giảm tình trạng nhạy cảm với chất gây dị ứng.
Bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể, sau một thời gian, bạn có thể tăng cường sức đề kháng với chất gây dị ứng.
Kết luận.
Hỏi & Đáp
Hỏi: Khi hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Đ: Nói chung, cố gắng kìm chế một cơn hắt hơi có thể sẽ không gây tổn hại lớn cho cơ thể. Tuy nhiên, khi làm như vậy, màng nhĩ của bạn có thể bị thủng hoặc bạn sẽ có cảm giác hơi áp lực ở mặt hoặc trán. Nếu bạn thường xuyên cố gắng kiềm chế những cơn hắt hơi, tốt hơn hết là nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ để tìm hiểu lý do tại sao bạn lại hắt hơi nhiều ngay từ đầu. Cơ thể của bạn có thể đang cố gắng tự bảo vệ mình bằng cách khiến bạn hắt hơi ra thứ gì đó gây khó chịu cho mũi của bạn. - Stacy R. Sampson, DO.
Câu trả lời đại diện cho ý kiến của các chuyên gia y tế. Tất cả nội dung đều mang tính chất cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên y tế.
Hắt hơi chỉ là một trong nhiều cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Nó giúp ngăn chặn các chất gây kích ứng xâm nhập sâu hơn vào hệ hô hấp, nơi chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn.
Nhưng một số người nhạy cảm với các chất kích thích hơn những người khác.
Nếu bạn hắt hơi quá nhiều, đừng lo lắng. Nó hiếm khi là triệu chứng của bất kỳ điều gì nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu.
Trong nhiều trường hợp, bạn không cần phải phụ thuộc vào thuốc. Bạn có thể ngăn chặn hắt hơi thông qua một số thay đổi trong lối sống. Ngoài ra còn có rất nhiều thủ thuật để cố gắng ngăn chặn cơn hắt hơi.
Xem thêm