Video Cách Giúp Bà Bầu Hết Hắt Hơi Sổ Mũi Không Cần Thuốc
Một số nguyên nhân gây hắt hơi khi mang thai bao gồm:
- Viêm mũi khi mang thai
- Cảm lạnh
- Dị ứng
Những nguyên nhân gây ra hắt hơi khi mang thai là gì?
Mọi người bị hắt hơi vì nhiều lý do khi đang mang thai:
Viêm mũi khi mang thai
Mang thai khiến cơ thể có nhiều thay đổi. Những thay đổi này có thể dẫn đến viêm mũi khi mang thai, một tình trạng ảnh hưởng đến 39% phụ nữ tại một số thời điểm trong thai kỳ.
Viêm mũi khi mang thai thường gây thêm nghẹt mũi.
Nghẹt mũi có thể kéo dài trong 6 tuần hoặc lâu hơn khi mang thai và gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm cả việc tăng khả năng bị hắt hơi.
Khi mang thai, lưu lượng máu đến màng nhầy tăng lên mà mũi lại có nhiều màng nhầy. Lưu lượng máu nhiều hơn làm cho đường mũi sưng lên, dẫn đến chảy nước nhiều hơn và gây tắc nghẽn.
Cả việc tiết dịch nhiều hơn và tắc nghẽn mũi đều dẫn đến tăng hắt hơi.
Bị ốm
Những người mang thai có hệ thống miễn dịch yếu hơn và dễ bị cảm lạnh, cúm hoặc một số bệnh khác. Những bệnh này có thể kéo dài và trầm trọng hơn so với người không mang thai.
Khi một người không mang thai, cơ thể của họ thường phản ứng nhanh chóng với vi trùng. Trong thời kỳ mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng chậm hơn và nhẹ nhàng hơn, vì nó không muốn nhầm đứa trẻ với một thứ gì đó có hại.
Cảm lạnh thường vô hại khi mang thai, nhưng cảm cúm hoặc bất kỳ bệnh nào khác gây sốt có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Những bà mẹ nếu bị hắt hơi và nghĩ rằng mình bị cúm hoặc bị ốm gây sốt nên gọi bác sĩ ngay lập tức.
Dị ứng
Những người bị hắt hơi do dị ứng và các triệu chứng đường hô hấp trên khác khi không mang thai, sẽ vẫn có các triệu chứng dị ứng trong khi mang thai. Dị ứng theo mùa, chẳng hạn như sốt mùa hè và dị ứng phấn hoa, cũng như dị ứng trong nhà đều có thể gây hắt hơi.
Rủi ro
Hắt hơi khi mang thai hầu hết không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Tuy nhiên, hắt hơi có thể là một triệu chứng của một căn bệnh hoặc một vấn đề nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến em bé.
Khi hắt hơi gợi ý một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nguy cơ cho thai phụ có thể xảy ra. Ví dụ, nếu thai phụ bị cúm có thể gây sẩy thai, sinh con nhẹ cân và sinh non.
Những người đang mang thai có thể cảm thấy đau quanh bụng khi hắt hơi. Mặc dù cơn đau lan tỏa này gây khó chịu nhưng không nguy hiểm. Hiện tượng này gọi là đau dây chằng tròn và xảy ra khi các dây chằng căng và lỏng ra khi mang thai.
Làm sao để kiểm soát hắt hơi?
Có rất nhiều loại thuốc an toàn khi không mang thai nhưng không được phép sử dụng trong thai kỳ.
Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ khuyến cáo những người mang thai nên hạn chế sử dụng thuốc không kê đơn. Nghĩa là nhiều loại thuốc cảm lạnh thông thường có thể làm giảm hắt hơi không được phép sử dụng khi mang thai.
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Các cách kiểm soát hắt hơi khi mang thai mà không cần dùng thuốc gồm:
- Xịt mũi bằng nước muối
- Bình neti
- Sử dụng máy tạo độ ẩm
- Tránh các chất gây dị ứng
- Sử dụng máy lọc không khí
- Điều trị hen suyễn theo chỉ định của bác sĩ
- Tập thể dục thường xuyên
- Ăn một chế độ ăn uống giàu vitamin
Bạn nên hỏi bác sĩ về cách phòng tránh bị bệnh khi mang thai. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên mọi người nên tiêm phòng cúm để ngăn ngừa bệnh cúm khi đang mang thai.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu nghi ngờ rằng hắt hơi là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (như cúm hoặc hen suyễn).
Phụ nữ mang thai cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc lo ngại nào dưới đây cùng với hắt hơi:
- Sốt từ 39OC trở lên
- Khó thở
- Tức ngực
- Ho đờm vàng, xanh
- Chảy nước mũi màu xanh
- Thở khò khè
- Chán ăn
- Khó ngủ
- Đau đầu dữ dội
Kết luận
Hắt hơi khi mang thai là hiện tượng thường xuyên xảy ra.
Hầu hết hắt hơi trong thai kỳ là vô hại. Tuy nhiên, nếu hắt hơi kèm theo các triệu chứng khác gợi ý một vấn đề nghiêm trọng, khi đó bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Xem thêm