KOH + HCl → KCl + H2O | KOH ra KCl

KOH + HCl → KCl + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng KOH + HCl → KCl + H2O

1. Phương trình KOH tác dụng HCl

KOH + HCl → KCl + H2O

2. Điều kiện phản ứng KOH tác dụng HCl

Nhiệt độ thường

3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

3.1. Bản chất của KOH (Kali hidroxit)

KOH là một bazo mạnh tác dụng được với các axit.

3.2. Bản chất của HCl (Axit clohidric)

HCl là một axit mạnh tác dụng với bazo tạo thành muối clorua và nước.

4. Tính chất hoá học của KOH

KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

4.1. Tác dụng với oxit axit

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với SO2, CO2,...

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

4.2. Tác dụng với axit

  • Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

  • Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1  + KOH → RCOOK  + R1OH

4.3. Tác dụng với kim loại

KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.

KOH + Na → NaOH + K

4.4. Tác dụng với muối

KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

4.5. KOH điện li mạnh

KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion K+ và OH-

4.6. KOH phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính 

KOH phản ứng được với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

4.7. Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

5. Tính chất hóa học của HCl

Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.

5.1. Tác dụng chất chỉ thị

Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)

HCl → H+ + Cl-

5.2. Tác dụng với kim loại

Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)

Fe + 2HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án FeCl2 + H2

2Al + 6HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2AlCl3 + 3H2

Cu + HCl → không có phản ứng

5.3. Tác dụng với oxit bazo và bazo

Sản phẩm tạo muối và nước

NaOH + HCl → NaCl + H2 O

CuO + 2HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án CuCl2 + H2 O

Fe2 O3 + 6HClHóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2FeCl3 + 3H2 O

5.4. Tác dụng với muối

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

(dùng để nhận biết gốc clorua )

Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……

4HCl + MnO2 Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án MnCl2 + Cl + 2H2 O

K2 Cr2 O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2 O

Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan ( cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)

3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl → NO + Cl

Au + 3Cl → AuCl3

6. Bài tập vận dụng

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây thuộc bazo tan

A. NaOH, KOH, Al(OH)3; Fe(OH)2

B. KOH, Al(OH)3, Fe(OH)2, Ba(OH)2

C. KOH, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2

D. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 2. Dung dịch KOH có thể tác dụng được với những chất nào sau đây?

A. SO2; HCl; AgNO3; Cu

B. CuO; SO2; HCl; AgNO3

C. SO2; HCl; AgNO3; Na2CO3

D. NaHCO3; SO2; HCl; AgNO3

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 3. Cho m gam KOH tác dụng vừa đủ với 3,65 gam HCl. Sau phản ứng thu được muối kali clorua và nước. Giá trị m bằng bao nhiêu?

A. 5,6

B. 2,8

C. 4,2

D. 6,3

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 4. Kim loại nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch KOH là:

A. Cu

B. Al

C. Fe

D. Na

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 5. Cho các chất sau: pentan; Stiren, hex-1-en, etilen, metan, propen, isobutan. Số các chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở ngay điều kiện thường là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 5

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Các anken phản ứng được với dung dịch KMnO4 ở ngay điều kiện thường: hex-1-en, Stiren,  etilen, propen

3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4 → 3C6H5COOK + 3K2CO3 + 10MnO2 + KOH + 4H2O

Stiren

3CH3-(CH2)3-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH3-(CH2)3-CHOH-CH2(OH) + 2KOH + 2MnO2.

hex-1-en

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH

etilen

3C3H6 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C3H6(OH)2 + 2KOH + 2MnO2

propen

Câu 6. Cho các chất sau: toluen, stiren, benzen. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất có thể nhận ra các hợp chất trên là

A. dung dịch Br2.

B. dung dịch HCl.

C. dung dịch KMnO4.

D. dung dịch KOH.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Để nhận biết 3 dung dịch mất nhãn trên ta dùng thuốc thử duy nhất là dung dịch KMnO4 có thể nhận biết các hợp chất trên.

Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O

Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở ngay nhiệt độ thường.

3C6H5-CH=CH2+ 10KMnO4→ 3C6H5COOK + 3K2CO3 + 10MnO2 + KOH + 4H2O

Benzen không phản ứng với dung dịch thuốc tím ở mọi điều kiện.

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O l FeSO4 ra Fe2(SO4)3

SO2 + KMnO4 + H2O → MnSO4 + K2SO4 + H2SO4 | SO2 ra H2SO4

H2S + KMnO4 → KOH + MnO2 + S + H2O | H2S ra MnO2

C6H5NH2 + Br2 → C6H2Br3NH2 + HBr | C6H5NH2 ra C6H2Br3NH2

C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br | C6H5-CH=CH2 ra C6H5-CHBr-CH2Br

C6H5OH + Br2 → C5H2Br3OH + HBr | C6H5OH ra C5H2Br3OH

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!