Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 6. Tính chất ba đường trung trực của tam giác có đáp án (Phần 2)
Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 6. Tính chất ba đường trung trực của tam giác có đáp án (Phần 2) (Thông hiểu)
-
178 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho tam giác ABC có M là trung điểm của BC. Các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại O. Số đo góc OMC là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Do các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại O nên O là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC.
Do đó O nằm trên đường trung trực của BC.
Mà M là trung điểm của BC nên OM là trung trực của BC.
Suy ra OM vuông góc với BC nên \(\widehat {OMC} = 90^\circ \).
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 2:
Cho góc xOy có số đo là 50º, điểm A nằm trong góc xOy. Vẽ điểm M sao cho Ox là trung trực của AM, vẽ điểm N sao cho Oy là trung trực của AN. Số đo góc MON là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Xét tam giác AMN có O là giao điểm hai đường trung trực của AM và AN nên O cách đều ba đỉnh A, M, N hay OA = OM = ON.
Gọi H là giao điểm của Ox và MA, K là giao điểm của Oy và AN.
Xét ΔAOH và ΔMOH có
\(\widehat {OHA} = \widehat {OHM} = 90^\circ \),
OA = OM (chứng minh trên),
OH là cạnh chung
Do đó ΔAOH = ΔMOH (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Suy ra \(\widehat {AOH} = \widehat {MOH}\)(hai góc tương ứng)
Chứng minh tương tự ta cũng có:
ΔAOK = ΔNOK (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Suy ra \(\widehat {AOK} = \widehat {NOK}\)(hai góc tương ứng)
Ta có \(\widehat {MON} = \widehat {MOH} + \widehat {AOH} + \widehat {AOK} + \widehat {KON}\)
Mà \(\widehat {AOH} = \widehat {MOH}\), \(\widehat {AOK} = \widehat {NOK}\) (chứng minh trên).
Suy ra \(\widehat {MON} = 2\widehat {AOH} + 2\widehat {AOK}\)
Hay \(\widehat {MON} = 2(\widehat {AOH} + \widehat {AOK}) = 2\widehat {xOy} = 2.50^\circ = 100^\circ \).
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 3:
Cho góc nhọn \(\widehat {xOy}\), trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Đường trung trực của OA và đường trung trực của OB cắt nhau tại I.
Cho các khẳng định sau:
(I) OI là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\);
(II) OI là đường trung trực của đoạn AB.
Chọn khẳng định đúng:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Vì HI là trung trực của OA nên IH ⊥ OA, OH = HA = \(\frac{1}{2}\)OA;
Vì KI là trung trực của OB nên IK ⊥ OB, OK = KB = \(\frac{1}{2}\)OB.
Mà OA = OB (giả thiết) nên OH = OK.
Xét DOIH và DOIK có
\(\widehat {OHI} = \widehat {OKI}( = 90^\circ )\),
OI là cạnh chung,
OH = OK (chứng minh trên)
Do đó DOIH = DOIK (cạnh huyển – cạnh góc vuông).
Suy ra \(\widehat {HOI} = \widehat {KOI}\) (hai góc tương ứng).
Do đó OI là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\), nên (I) đúng.
Xét DOAB có IH là trung trực của OA, IK là trung trực của OB, IH cắt IK tại H nên I là giao điểm của ba đường trung trực trong tam giác OAB.
Do đó OI là trung trực của AB, nên (II) đúng.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 4:
Cho tam giác ABC có AB < AC. Trên AC lấy điểm D sao cho AB = CD. O là giao điểm của các đường trung trực của BD và AC. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Vì O thuộc đường trung trực của AC nên OA = OC;
Vì O thuộc đường trung trực của BD nên OB = OD.
Xét ΔAOB và ΔCOD có
OA = OC (chứng minh trên),
OB = OD (chứng minh trên),
AB = CD (giả thiết)
Do đó ΔAOB = ΔCOD (c.c.c).
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 5:
Cho tam giác ABC có AB < AC. Trên AC lấy điểm D sao cho AB = CD. O là giao điểm của các đường trung trực của BD và AC. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Vì O thuộc đường trung trực của AC nên OA = OC;
Vì O thuộc đường trung trực của BD nên OB = OD.
Xét ΔAOB và ΔCOD có
OA = OC (chứng minh trên),
OB = OD (chứng minh trên),
AB = CD (giả thiết)
Do đó ΔAOB = ΔCOD (c.c.c).
Suy ra \(\widehat {OAB} = \widehat {OCD}\) (hai góc tương ứng) (1)
Mặt khác OA = OC nên tam giác OAC cân tại O
Suy ra \(\widehat {OAC} = \widehat {OCA}\) hay \(\widehat {OAC} = \widehat {OCD}\) (2)
Từ (1) và (2) ta có \(\widehat {OAB} = \widehat {OAC}\) nên AO là tia phân giác của góc BAC.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 6:
Cho tam giác ABC có góc A là góc tù. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Vẽ đường trung trực của các cạnh AB, AC cắt BC lần lượt tại D và E. Biết BD = 3 cm, DE = 2 cm, EC = 4 cm. Chu vi tam giác ADE bằng:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Vì DM là đường trung trực của cạnh AB nên DA = DB = 3 cm.
Vì EN là đường trung trực của cạnh AC nên EA = EC = 4 cm.
Chu vi tam giác ADE là:
AD + DE + AE = 3 + 2 + 4 = 9 (cm).
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 7:
Cho tam giác ABC nhọn, đường cao AH. Lấy điểm D sao cho AB là trung trực của HD. Lấy điểm E sao cho AC là trung trực của HE. Gọi M là giao điểm của DE và AB, gọi N là giao điểm của DE và AC. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Xét DDHE có AB, AC là hai đường trung trực của tam giác cắt nhau tại A nên A cách đều ba đỉnh của tam giác
Do đó AD = AH = AE.
Tam giác ADE có AD = AE nên là tam giác cân tại A.
Suy ra \(\widehat {ADE} = \widehat {AED}\) (tính chất tam giác cân) (1)
Xét DADM và DAHM có
AM là cạnh chung,
DM = HM (do M thuộc trung trực của DH),
AD = AH (chứng minh trên).
Do đó DADM = DAHM (c.c.c).
Suy ra \(\widehat {ADM} = \widehat {AHM}\)(hai góc tương ứng) (2)
Xét DANH và DANE có
AN là cạnh chung,
NH = NE (do N thuộc trung trực của EH),
AH = AE (chứng minh trên)
Do đó DANH = DANE (c.c.c)
Suy ra \(\widehat {AHN} = \widehat {AEN}\)(hai góc tương ứng) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra \(\widehat {AHN} = \widehat {AHM}\)
Do đó HA là tia phân giác của góc MHN.
Vậy ta chọn phương án C.