Trắc nghiệm Toán 7 Bài 10. Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 10. Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song có đáp án

  • 332 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điền nội dung phù hợp vào chỗ trống: “Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng … với đường thẳng kia.”

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.


Câu 2:

Ta có a, b phân biệt; nếu a // c và b // c thì:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.


Câu 3:

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng … thì hai góc đồng vị bằng nhau.”

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau.


Câu 4:

Cho hình vẽ bên dưới. Tính ^I1, biết ^J3=26và x // y.

 Cho hình vẽ bên dưới. Tính góc I1, biết góc J3 = 26 độ và x // y. (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có ^I1=^I3 (hai góc đối đỉnh) (1)

Vì x // y nên suy ra ^I3=^J3 (hai góc đồng vị) (2)

Từ (1) và (2) suy ra ^I1=^J3=26

Vậy ^I1=26.


Câu 5:

Cho hình vẽ như bên dưới. Tính ^M3, biết ^N2=137.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có ^M3^N1 là hai góc so le trong suy ra ^M3=^N1(1)

Lại có ^N1^N2 là hai góc kề bù suy ra ^N1+^N2=180(2)

Từ (1) và (2) suy ra ^M3+^N2=180^M3=180137=43

Vậy ^M3=43.


Câu 6:

Nếu đường thẳng t cắt hai đường thẳng x, y và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nếu đường thẳng t cắt hai đường thẳng x, y và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì x, y song song với nhau.


Câu 7:

Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a, ta vẽ ba đường thẳng qua M và song song với a thì:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Theo tiên đề Euclid ta có: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó

Do đó, qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a, ta vẽ ba đường thẳng qua M và song song với a thì ba đường thẳng đó phải trùng nhau.

Vậy chọn đáp án D.


Câu 8:

Qua một điểm ở ngoài đường thẳng, ta kẻ được bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Theo tiên đề Euclid ta có: qua một điểm ở ngoài đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Vậy chọn đáp án B.


Câu 9:

Cho hình vẽ. Nếu a // b thì:

 Cho hình vẽ. Nếu a // b thì: (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nếu a // b thì ^M4^N4 là hai góc đồng vị nên ^M4=^N4.

Vậy chọn phương án C.


Câu 10:

Cho hình vẽ như bên dưới. Tính ^N3, biết a // b và ^M1=50.

 Cho hình vẽ như bên dưới. Tính góc N3, biết a // b và góc M1 = 50 độ (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Do a // b nên ^M1=^N1 (hai góc đồng vị)

Lại có ^N1=^N3 (hai góc đối đỉnh)

Suy ra ^N3=^M1=50.

Do đó ^N3=50.

Vậy chọn đáp án A.


Câu 11:

Cho hai điểm phân biệt H, K. Ta vẽ một đường thẳng x đi qua điểm H và một đường thẳng y đi qua điểm K sao cho x // y. Có thể vẽ được bao nhiêu cặp đường thẳng x, y thỏa mãn điều kiện trên.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Qua một điểm H cho trước ta có thể vẽ được vô số đường thẳng (ví dụ đường thẳng x, đường thẳng n, đường thẳng i như trên hình vẽ).

Cứ tương ứng với mỗi một đường thẳng đi qua H thì ta vẽ được một đường thẳng đi qua K (theo Tiên đề Euclid) và song song với đường thẳng đi qua H. Trên hình vẽ ta có x // y, m // n, a // b.

Do đó ta vẽ được vô số cặp đường thẳng thoả mãn yêu cầu đề bài.

Vậy chọn đáp án D.


Câu 12:

Cho hình vẽ bên dưới. Tính số đo góc OHC, biết MN // BC và ^AOM=59

 Cho hình vẽ bên dưới. Tính số đo góc OHC, biết MN // BC và góc AOM = 59 độ (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Do MN // BC nên góc AOM và góc OHB là hai góc đồng vị do đó ^AOM=^OHB=59(1).

Lại có, góc OHB và góc OHC là hai góc kề bù nên ^OHB+^OHC=180(2).

Từ (1) và (2) suy ra ^OHC=18059=121.

Vậy ^OHC=121.


Câu 13:

Cho hình bình hành ABCD như hình vẽ. Tính số đo góc AIJ.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có: ABCD là hình bình hành suy ra AB // CD

Khi đó góc AIJ và góc IJC là hai góc so le trong nên ^AIJ=^IJC=130.

Vậy ^AIJ=130.

Vậy chọn đáp án D.


Câu 14:

Cho hình thang ABCD như hình vẽ. Tính góc BAC, biết AC là tia phân giác góc BCD.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có góc BCD là góc vuông và AC là tia phân giác nên ^BCA=^ACD=^BCD2=902=45.

Lại có ABCD là hình thang suy ra AB // CD.

Do góc BAC và góc ACD là hai góc so le trong nên ^BAC=^ACD=45.

Vậy số đo của góc BAC là 45°.

Vậy chọn đáp án B.


Câu 15:

Cho hình vẽ bên dưới. Tính góc M2, biết a // b và N1=40.

 Cho hình vẽ bên dưới. Tính góc M_2, biết a // b và N_1 = 40 độ (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Do a // b nên ^M1=^N1=40 (hai góc đồng vị) (1)

Lại có ^M1^M2 là hai góc kề bù suy ra ^M1+^M2=180 (2)

Từ (1) và (2) suy ra ^M2=18040=140.

Vậy ^M2=140.

Vậy chọn đáp án A.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương