Dạng 2: Liên hệ giữa quan hệ song song và quan hệ vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng có đáp án
-
152 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mệnh đề nào sau đây có thể sai?
Đáp án đúng là: C
Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song chỉ đúng khi ba đường thẳng đó đồng phẳng.
Câu 2:
Cho a, b, c là các đường thẳng trong không gian. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
Đáp án đúng là: A
Vì nếu a ⊥ b và b ⊥ c thì có thể xảy ra a và c trùng nhau.
Câu 3:
Cho đường thẳng a, b và mặt phẳng (P). Chỉ ra mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
Đáp án đúng là: B
a // (P) ⇒ ∃a' ∈ (P) sao cho a' // a
b ⊥ (P) ⇒ b ⊥ a'
Khi đó, a ⊥ b.
Câu 4:
Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Cạnh bên CC' vuông góc với đáy và CC' = a. Gọi I là trung điểm của BC. M là trung điểm của BB'. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: B
Do tam giác ABC là tam giác đều và I là trung điểm của BC nên AI vuông góc với BC
Mặt khác, AI ⊥ CC' ⇒ AI ⊥ (BCC'B') ⇒ AI ⊥ BC'
Dễ thấy BCC'B' là hình vuông nên B'C ⊥ BC'.
Mặt khác MI là đường trung bình trong tam giác B'BC nên MI // B'C suy ra MI ⊥ BC'
Lại có: AI ⊥ BC' ⇒ BC' ⊥ (AIM) ⇒ BC' ⊥ AM.
Câu 5:
Trong không gian cho đường thẳng Δ và điểm O. Qua O có mấy đường thẳng vuông góc với Δ cho trước?
Đáp án đúng là: D
Qua điểm O có thể dựng vô số đường thẳng vuông góc với Δ, các đường thẳng đó cùng nằm trong một mặt phẳng vuông góc với Δ.
Câu 6:
Khẳng định nào sau đây sai?
Đáp án đúng là: B
Đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng nằm trong (α) thì d ⊥ (α) chỉ đúng khi hai đường thẳng đó cắt nhau.
Câu 7:
Chỉ ra mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
Đáp án đúng là: C
Cho trước đường thẳng d và điểm O thì tập hợp các đường thẳng qua O và vuông góc với d là mặt phẳng (P) qua O và vuông góc với d. Khi đó, trong mp (P) mỗi đường thẳng qua O sẽ là một đường thẳng vuông góc với d.
Câu 8:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
Đáp án đúng là: A
Giả sử xét hình lập phương ABCD.A'B'C'D' như hình vẽ có:
A'B' // (ABCD)
B'C' ⊥ A'B'
Do đó, B'C' // (ABCD).
Câu 9:
Cho hình chóp S. ABCD có các cạnh bên bằng nhau SA = SB = SC = SD. Gọi H là hình chiếu của S lên mặt đáy ABCD. Khẳng định nào sau đây sai?
Đáp án đúng là: B
Vì hình chóp S.ABCD có các cạnh bên bằng nhau SA = SB = SC = SD và H là hình chiếu của S lên mặt đáy ABCD
⇒ SH ⊥ (ABCD)
⇒ H tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD
Suy ra HA = HB = HC = HD.
Câu 10:
Cho hình chóp S.ABC có SA = SB = SC và tam giác ABC vuông tại B. Vẽ SH ⊥ (ABC), H ∈ (ABC). Khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: C
Do SA = SB = SC và SH vuông góc với mp(ABC) nên HA = HB = HC
Suy ra H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Mà tam giác ABC vuông tại B nên H là trung điểm của AC
(SH được gọi là trục đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC).