Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 6. Bài tập ôn tập cuối chương 6 (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 6. Bài tập ôn tập cuối chương 6 (Phần 2) có đáp án (Vận dụng)

  • 273 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho một hình vuông cạnh bằng 2. Giả sử \(\sqrt 2 \) ≈ 1,41, tính độ dài đường chéo của hình vuông và ước lượng độ chính xác của kết quả tìm được. Biết 1,41 < \(\sqrt 2 \) < 1,42.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Gọi đường chéo của hình vuông trên là x.

Độ dài đường chéo của hình vuông cạnh bằng 2 là: \(\overline x \) = \(\sqrt {{2^2} + {2^2}} = 2\sqrt 2 \).

Với \(\sqrt 2 \) ≈ 1,41, độ dài gần đúng của đường chéo hình vuông là: x = 2 . 1,41 = 2,82.

Ta có :

1,41 < \(\sqrt 2 \) < 1,42 2.1,41 < \(2\sqrt 2 \) < 2.1,42 2,82 < \(\overline x \) < 2,84

Do đó: \(\overline x \) – x = \(\overline x \) – 2,82 < 2,84 – 2,82 < 0,02

Suy ra ∆x = |\(\overline x \) – x| < 0,02.

Vậy độ dài gần đúng đường chéo của hình vuông là 2,82 với độ chính xác 0,02.


Câu 2:

Tốc độ phát triển của một loại virus trong 10 ngày với các điều kiện khác nhau (đơn vị: nghìn con) được thống kê lại như sau:

20

100

30

980

440

20

20

150

60

270

Trong trường hợp này, ta nên chọn số nào dưới đây làm giá trị đại diện là tốt nhất? Tính giá trị đại diện đó.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta nên chọn số trung vị làm đại diện là tốt nhất vì có sự chênh lệch lớn giữa các số liệu trong mẫu. Do đó ta có thể loại đáp án A và B.

Sắp xếp mẫu dữ liệu trên theo thứ tự không giảm, ta được:

20; 20; 20; 30; 60; 100; 150; 270; 440; 980

Vì cỡ mẫu n = 10 nên trung vị của mẫu là trung bình cộng của số liệu thứ 5 và thứ 6.

Do đó Me = (60 + 100) : 2 = 80.

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 3:

Mẫu số liệu thống kê kết quả 5 bài kiểm tra của bạn Lan và Hoa lần lượt là:

Lan: 8; 9; 7; 10; 7

Hoa: 9; 6; 7; 9; 10

Bạn nào có kết quả kiểm tra đồng đều hơn ?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Xét mẫu số liệu của Lan:

\(\overline {{x_L}} = \frac{{7.2 + 8.1 + 9.1 + 10.1}}{5} = 8,2\)

\({s_L}^2 = \frac{{2.{{(7 - 8,2)}^2} + {{(8 - 8,2)}^2} + {{(9 - 8,2)}^2} + {{(10 - 8,2)}^2}}}{5} = 1,36\)

Xét mẫu số liệu của Hoa:

\(\overline {{x_H}} = \frac{{6.1 + 7.1 + 9.2 + 10.1}}{5} = 8,2\)

\({s_H}^2 = \frac{{{{(6 - 8,2)}^2} + {{(7 - 8,2)}^2} + 2{{(9 - 8,2)}^2} + {{(10 - 8,2)}^2}}}{5} = 2,16\)

Do \(\overline {{x_L}} = \overline {{x_H}} \) mà sH2 > sL2 nên bạn Lan có kết quả kiểm tra đồng đều hơn.


Câu 4:

Gieo ba con xúc xắc. Xác suất để số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc như nhau là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Không gian mẫu là:

Ω = {(i; j; k) | i, j, k = 1, 2, …, 6}

Trong đó, (i; j; k) là kết quả “Lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm, lần cuối xuất hiện mặt k chấm”. Có: n(Ω) = 6 . 6 . 6 = 216.

Gọi biến cố A: “Số chấm xuất hiện trên 3 con xúc xắc như nhau”. Các kết quả thuận lợi cho A là: (1; 1; 1); (2; 2; 2); (3; 3; 3); (4; 4; 4); (5; 5; 5); (6; 6; 6).

Do đó, n(A) = 6.

Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{6}{{216}}\).


Câu 5:

Trong thư viện có 12 quyển sách gồm 3 quyển Toán giống nhau, 3 quyển Lý giống nhau, 3 quyển Hóa giống nhau và 3 quyển Sinh giống nhau. Xác suất 3 quyển sách thuộc cùng 1 môn không được xếp liền nhau ?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có: n(Ω) = 12!

Biến cố A: “3 quyển sách thuộc cùng 1 môn không được xếp liền nhau”

Xếp 3 cuốn sách Toán kề nhau. Xem 3 cuốn sách Toán là 3 vách ngăn, giữa 3 cuốn sách Toán có 2 vị trí trống và thêm hai vị trí hai đầu, tổng cộng có 4 vị trí trống.

Bước 1. Chọn 3 vị trí trống trong 4 vị trí để xếp 3 cuốn Lý, có \(C_4^3 = 4\)cách.

Bước 2. Giữa 6 cuốn Lý và Toán có 5 vị trí trống và thêm 2 vị trí hai đầu, tổng cộng có 7 vị trí trống. Chọn 3 vị trí trong 7 vị trí trống để xếp 3 cuốn Hóa, có \(C_7^3 = 35\) cách.

Bước 3. Giữa 9 cuốn sách Toán, Lý và Hóa đã xếp có 8 vị trí trống và thêm 2 vị trí hai đầu, tổng cộng có 10 vị trí trống. Chọn 3 vị trí trong 10 vị trí trống để xếp 3 cuốn Sinh, có \(C_{10}^3 = 120\) cách. Vậy theo quy tắc nhân có:

4 . 35 . 120 = 16 800 cách.

Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{16800}}{{12!}} = \frac{1}{{28512}}\).


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương