Trắc nghiệm Sinh học 10 KNTT Bài 5. Các phân tử sinh học có đáp án (Mới nhất)
Trắc nghiệm Sinh học 10 KNTT Bài 5. Các phân tử sinh học có đáp án (Mới nhất)
-
95 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phân tử sinh học là
Đáp án đúng là: A
Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống. Các phân tử sinh học chính bao gồm protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid.
Câu 2:
Điểm chung giữa các phân tử sinh học là
Đáp án đúng là: B
A. Sai. Lipid là phân tử sinh học nhưng không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. Đúng. Thành phần hóa học chủ yếu của các phân tử sinh học là carbon và hydrogen, chúng liên kết với nhau hình thành nên bộ khung hydrocarbon rất đa dạng.
C. Sai. Các phân tử sinh học có thể có hàm lượng không giống nhau ở trong tế bào.
D. Sai. Các phân tử sinh học có thể có số nguyên tử carbon khác nhau ở trong cấu trúc.
Câu 3:
Dựa theo số lượng đơn phân, người ta chia carbohydrate thành bao nhiêu loại?
Đáp án đúng là: C
Dựa theo số lượng đơn phân trong phân tử mà người ta chia carbohydrate thành 3 loại: đường đơn (có 1 đơn phân), đường đôi (có 2 đơn phân), đường đa (có nhiều hơn 2 đơn phân).
Câu 4:
Cho các vai trò sau:
(1) Là nguồn cung cấp và dữ trữ năng lượng của tế bào và cơ thể.
(2) Tham gia cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể.
(3) Tham gia cấu tạo nên vật chất di truyền của tế bào.
(4) Chứa đựng, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Số vai trò của carbohydrate là
Đáp án đúng là: A
Trong các vai trò trên, các vai trò đúng với carbohydrate là: (1), (2), (3).
(4) Sai. Carbohydrate không có chức năng chứa đựng, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, đây là chức năng của nucleic acid.
Câu 5:
Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về lipid?
Đáp án đúng là: B
A. Sai. Lipid không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. Đúng. Lipid đều có đặc tính chung là kị nước (không tan trong nước).
C. Sai. Ngoài chức năng cung cấp và dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể, lipid còn có nhiều chức năng khác như cấu tạo nên các loại màng; tham gia nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể như quang hợp, tiêu hóa, điều hòa sinh sản ở động vật,...
D. Sai. Không phải tất cả các lipid đều có cấu trúc lưỡng cực.
Câu 6:
Khi ăn cà chua hoặc hành chưng trong mỡ, cơ thể người có thể hấp thụ được những loại vitamin nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Khi ăn cà chua hoặc hành chưng trong mỡ, cơ thể người có thể hấp thụ được những loại vitamin tan trong dầu như: vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K.
Câu 7:
Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đa dạng và đặc thù của protein là
Đáp án đúng là: C
Tất cả các yếu tố trên đều tham gia tạo nên tính đa dạng và đặc thù của protein. Nhưng yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đa dạng và đặc thù của protein là trình tự sắp xếp các amino acid vì các protein khác nhau có thể giống nhau về số lượng amino acid, thành phần amino acid hay cấu trúc không gian nhưng nếu khác nhau về trình tự amino acid thì chắc chắn sẽ tạo nên các protein khác nhau.
Câu 8:
Protein chỉ thực hiện được chức năng sinh học khi có cấu trúc không gian bậc mấy?
Đáp án đúng là: B
Protein chỉ thực hiện được chức năng sinh học khi có cấu trúc không gian bậc 3 và bậc 4. Khi mất cấu trúc không gian bậc 3 và 4, protein bị biến tính và mất chức năng sinh học.
Câu 9:
Đơn phân cấu tạo nên nucleic acid có
Đáp án đúng là: C
Đơn phân cấu tạo nên nucleic acid có 8 loại trong đó có 4 loại của DNA và 4 loại của RNA. Trong đó, đơn phân cấu tạo nên DNA và RNA khác nhau về loại đường và loại nitrogenous base.
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về điểm khác biệt trong chức năng của DNA và RNA?
Đáp án đúng là: A
- DNA là vật chất di truyền chủ yếu trong sinh giới nên có chức năng chủ yếu là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
- RNA có chức năng rất đa dạng trong đó chức năng chủ yếu là tham gia thực hiện quá trình tổng hợp protein (mRNA là mạch khuôn tổng hợp protein, tRNA vận chuyển đặc hiệu amino aicd, rRNA cấu tạo nên ribosome – nơi tổng hợp protein).
Câu 11:
Để nhận biết đường glucose có thể dùng loại thuốc thử nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Để nhận biết đường glucose có thể dùng thuốc thử benedict: Trộn dung dịch glucose với dung dịch Benedict trong ống nghiệm rồi đun nóng sẽ thấy xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.
Câu 12:
Để xác định sự có mặt của glucose trong tế bào nên sử dụng loại quả nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Để xác định sự có mặt của glucose trong tế bào nên sử dụng dịch nghiền từ quả nho vì loại quả này chứa hàm lượng đường glucose cao hơn các loại quả còn lại, nhờ đó, dễ dàng quan sát được hiện tượng xảy ra hơn.
Câu 13:
Trong thí nghiệm nhận biết glucose bằng phép thử Benedict, để đun nóng dung dịch glucose với dung dịch Benedict không nên dùng cách nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Khi đun nóng dung dịch glucose với dung dịch Benedict cần tránh cho dung dịch bị đun sôi dẫn đến tình trạng nổ vỡ ống nghiệm → Không nên dùng cách đun sôi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
Câu 14:
Mô tả nào sau đây phù hợp với sự thay đổi màu trong ống nghiệm khi đun nóng dung dịch glucose với dung dịch Benedict?
Đáp án đúng là: A
Trong thí nghiệm trên, màu của dung dịch trong ống nghiệm sẽ chuyển dần từ màu xanh lục sang vàng và cam rồi xuất hiện chất kết tủa màu đỏ gạch của copper oxide (Cu2O).
Câu 15:
Có thể nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương dựa trên đặc điểm nào của lipid?
Đáp án đúng là: B
Lipid không tan trong nước nhưng tan trong cồn và các dung môi không phân cực. Vì vậy, có thể nhận biết sự có mặt của lipid thông qua phép thử nhũ tương.
Câu 16:
Trong thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương, nếu sử dụng dầu ăn để thử thì huyền phù tạo ra sẽ có màu
Đáp án đúng là: D
Trong thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương, nếu sử dụng dầu ăn để thử thì huyền phù tạo ra sẽ có màu trắng sữa, phản xạ và hấp thụ ánh sáng.
Câu 17:
Trong thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương, nếu sử dụng dịch nghiền của hạt lạc để thay cho dầu ăn thì kết quả thí nghiệm sẽ thay đổi như thế nào?
Đáp án đúng là: C
Dịch nghiền của hạt lạc cũng chứa lipid nhưng hàm lượng không cao bằng trong dầu ăn → Dung dịch sau thí nghiệm có xuất hiện huyền phù với lượng ít hơn.
Câu 18:
Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, có thể sử dụng dung dịch nào sau đây để thay thế cho dung dịch albumin mà vẫn không làm thay đổi kết quả?
Đáp án đúng là: A
Dung dịch lòng trắng trứng có chứa hàm lượng albumin cao nên khi không có sẵn dung dịch albumin thì có thể dùng dung dịch lòng trắng trứng để thay thế.
Câu 19:
Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, dung dịch thuốc thử có thể được sử dụng là
Đáp án đúng là: C
Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, dung dịch thuốc thử có thể được sử dụng là hỗn hợp của dung dịch CuSO4 loãng và dung dịch NaOH loãng.
Câu 20:
Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, dung dịch trong ống nghiệm có thể có màu sắc khác nhau từ xanh tím, tím hoặc tím đỏ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, dung dịch trong ống nghiệm có thể có màu sắc khác nhau từ xanh tím, tím hoặc tím đỏ phụ thuộc chủ yếu vào lượng dung dịch albumin cho vào. Lượng albumin nhiều thì số lượng liên kết peptide càng lớn dẫn đến màu của dung dịch càng thiên về sắc tím đỏ.