Trắc nghiệm Khoa học Tự nhiên 6 Giữa kì 1 có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học Tự nhiên 6 Giữa kì 1 có đáp án
-
60 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?
Đáp án D
Hoạt động nghiên cứu khoa học làhoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.
A. Không phải hoạt động nghiên cứu khoa học
B. Không phải hoạt động nghiên cứu khoa học
C. Không phải hoạt động nghiên cứu khoa học
D. Là hoạt động nghiên cứu khoa học
Câu 2:
Hoạt động nào sau đây của con người không phải hoạt động nghiên cứu khoa học?
Đáp án B
Hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học gọi là hoạt động nghiên cứu khoa học.
Sản xuất phân bón hóa học là hoạt động sản xuất, không phải hoạt động nghiên cứu khoa học.
Câu 3:
Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
Đáp án C
Việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
Câu 4:
Vật nào sau đây gọi là vật không sống?
Đáp án C
Than củi là vật không sống.
Lưu ý:
Vật sống là vật có các biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
Vật không sống là vật không có biểu hiện sống.
Câu 5:
Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực nào của KHTN
Đáp án D
Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực khoa học trái đất (nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó).
Câu 6:
Ví dụ nào sau đây liên quan đến ngành Hóa học?
Đáp án D
Khi cho baking soda vào giấm ăn, ta thấy hiện tượng sủi bọt khí là hiện tượng hóa học.
⇒ Liên quan đến ngành Hóa học.
Câu 7:
Để phân biệt vật sống với vật không sống cần những đặc điểm nào sau đây?
I. Khả năng chuyển động.
II. Cần chất dinh dưỡng.
III. Khả năng lớn lên.
IV. Khả năng sinh sản.
Đáp án A
Để phân biệt vật sống với vật không sống cần những đặc điểm: Cần chất dinh dưỡng, khả năng lớn lên, Khả năng sinh sản.
Lưu ý: Vật sống không có khả năng chuyển động như: Cây cối
Cây cối và hòn đá đều không có khả năng chuyển động tuy nhiên cây cối là vật sống còn hòn đá là vật không sống
Câu 8:
Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?
Đáp án C
Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn kính hiển vi vì tế bào thực vật có kích thước vô cùng nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Câu 9:
Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đẩu tiên và cẩn thiết nhất là phải làm gì?
Đáp án D
Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cẩn thiết nhất là phải cởi bỏ phẩn quẩn áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.
Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải sau khi rửa sạch dưới vòi nước nên băng vết bỏng lại. Lưu ý không băng chặt và phải dùng bông, gạc sạch.
Sau khi sơ cứu xong, cần chuyển ngay nạn nhân tới trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Câu 10:
Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì?
Đáp án A
Các biển báo trên là các biển báo cấm thực hiện.
Câu 11:
Độ chia nhỏ nhất của thước là:
Đáp án C
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 12:
Trên một cái thước học sinh có số lớn nhất là 30cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 5 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:
Đáp án B
Giới hạn đo (GHĐ) là chiều dài lớn nhất ghi trên thước⇒ GHĐ của thước là 30cm
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
⇒ ĐCNN của thước là 2 mm
Câu 13:
Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
Đáp án D
Thước dây, thước mét, thước kẹp đều là các loại thước đo chiều dài.
Compa là dụng cụ để vẽ đường tròn. Không sử dụng để đo chiều dài.
Câu 14:
Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo:
Đáp án A
Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.
Câu 15:
Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 104 cm2. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN nào?
Đáp án B
Diện tích hình vuông: S = a2= 104 cm2
Vậy cạnh a >10 cm và a < 11 cm nên bạn đó đã dùng thước có ĐCNN nhỏ hơn 1 cm
>Câu 16:
Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:
Đáp án A
Thước có ĐCNN là 0,2cm
Chiều dài của chiếc bút chì bằng 6,6 cm
Câu 17:
Chọn câu trả lời đúng
Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,3 cm; 24,4 cm; 18,7 cm và 9,1 cm. ĐCNN của thước đó là:
Đáp án A
Ta thấy kích thước nhỏ nhất Tuấn đo được là 0,1cm = 1mm. Vậy độ chia nhỏ nhất của thước là 1mm.
Câu 18:
Chọn câu đúng: 1 kilogam là:
Đáp án D
Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở Viện đo lường quốc tế ở Pháp
A. Sai vì khối lượng của 1 lít nước bằng 1kg chỉ đúng với nước tinh khiết.
B. Sai vì khối lượng của 1 lượng vàng là 37,5g
C. Sai
D. Đúng
Câu 19:
Một xe chở mì khi lên trạm cân số chỉ là 4,3 tấn và sau khi đổ mì khỏi xe và cân lại thì xe có khối lượng là 680 kg. Hỏi khối lượng của mì là bao nhiêu kilogam?
Đáp án B
Khối lượng mì = khối lượng xe chở mì – khối lượng xe
Đổi 4,3 tấn = 4300 kg
→ Khôí lượng mì = 4300 – 680 = 3620 kg
Câu 20:
Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng?
Đáp án C
Cân dùng để do khối lượng.
Thước dùng để do độ dài.
Đồng hồ dùng để đo thời gian.
Lực kế dùng để do độ lớn của lực.
Câu 21:
Để đo thời gian người ta dùng:
Đáp án B
Để đo thời gian người ta dùng: đồng hồ.
Thước dùng để do độ dài.
Cân dùng để do khối lượng.
Tivi không phải là dụng cụ đo
Câu 22:
Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:
(1) Đặt mắt nhìn đúng cách
(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp
(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách
(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định
(5) Thực hiện phép đo thời gian
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
Đáp án C
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp
(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách
(1) Đặt mắt nhìn đúng cách
(5) Thực hiện phép đo thời gian
(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định
Câu 23:
Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là:
Đáp án D
Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là: đồng hồ bấm giây
Câu 24:
Khi đo thời gian đi bộ của bà em trên một quãng đường dài 50m, em sẽ đo khoảng thời gian:
Đáp án A
Khi đo thời gian đi bộ của bà em trên một quãng đường dài 50m, em sẽ đo khoảng thời gian: Từ lúc bà xuất phát tới khi bà về đến đích
Câu 25:
Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là
Đáp án B
Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.
Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra.
Câu 26:
Vật thể tự nhiên là
Đáp án A
Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.
Câu 27:
Vật thể nhân tạo là
Đáp án B
Cái cầu là vật thể nhân tạo vì không có biểu hiện sống.
Câu 28:
Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào?
Đáp án B
Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển từ thể lỏng (các hạt sương) sang hơi (hơi nước trong không khí)
Câu 29:
Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
Đáp án A
Tính chất vật lí:Không có sự tạo thành chất mới
+ Thể (rắn, lỏng, khí)
+ Màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng.
+ Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác.
+ Tính nóng chảy, sự sôi của một chất.
+ Tính dẫn nhiệt, dẫn điện
Tính chất hóa học: Có sự tạo thành chất mới.
+ Chất bị phân hủy.
+ Chất bị đốt cháy.
+ Khả năng tác dụng với chất khác.
A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước, viên sủi tan ra và xuất hiện bọt khí → Tính chất hóa học.
B. Đường tan trong nước → Tính chất vật lí.
C. Hạt sương chuyển từ thể lỏng sang thể khí → Tính chất vật lí.
D. Khí trong chai rượu vang bị nén thoát ra ngoài → Tính chất vật lí.
Câu 30:
Chọn phát biểu đúng:
Đáp án A
Phát biểu đúng: Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí.
Ngoài ra: Oxygen không màu, không mùi, không vị
Câu 31:
Sự cháy và sự oxi hóa chậm có đặc điểm chung là:
Đáp án C
Sự cháy và sự oxi hóa chậm có đặc điểm chung là: Xảy ra sự oxi hóa và có tỏa nhiệt.
Sự cháy có phát sáng còn sự oxi hóa chậm thì không.
Câu 33:
Bạn An tiến hành 1 thí nghiệm bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình đựng thủy tinh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn. Các em hãy dự đoán kết quả xảy ra của 2 con châu chấu ở 2 bình?
Đáp án A
Không khí từ ngoài chỉ có thể vào được bình 2 vì bình 2 đậy bằng vải màn có các lỗ nhỏ li ti còn bình 1 đã được đậy kín bởi nút cao su.
Vì khí oxygen giúp duy trì sự sống nên: Châu chấu ở bình 1 chết sau khi sử dụng hết oxygen trong bình, còn châu chấu ở bình 2 vẫn sống vì oxygen ở ngoài vẫn có thể tràn vào bình được.
Câu 34:
Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất?
Đáp án B
Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc đồng thời cả 2 biện pháp sau:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy
- Cách li chất cháy với khí oxygen
Dùng cát đổ lên, cát sẽ giúp ngăn cách oxygen tiếp xúc với xăng nên sự cháy sẽ tắt.
Nếu dùng nước thì xăng càng cháy loang ra theo nước và đám cháy khó dập tắt hơn. Bình chữa cháy gia đình thì quả nhỏ để có thế dập tắt đám cháy của can xăng. Do đám cháy lớn từ can xăng nên không dùng chăn vì chăn có thể bị cháy.
Câu 35:
Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
Đáp án C
Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.
Câu 36:
Trong quá trình quang hợp cây xanh đã thải ra khí gì:
Đáp án B
Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide và tạo ra khí oxygen
Câu 37:
Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
Đáp án D
Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide và tạo ra khí oxygen làm không khí trong lành hơn.
Câu 38:
Tại sao ở thành cốc đựng nước đá lại xuất hiện những giọt nước nhỏ:
Đáp án C
Vì trong không khí có hơi nước. Hơi nước trong không khí gặp môi trường lạnh ở thành cốc đựng nước đá nên ngưng tụ lại tạo thành những giọt nước nhỏ.
Câu 39:
Nguồn năng lượng nào sau đây gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?
Đáp án C
Sử dụng năng lượng nhiệt điện có thể gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất. Do trong sản xuất nhiệt điện người ta phải đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu … nên tạo ra nhiều khí thải.
Câu 40:
Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí?
Đáp án A
Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide và tạo ra khí oxygen.
⇒ Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh cung cấp thêm oxygen cho không khí.
Câu 41:
Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất?
Đáp án A
Hoạt động của ngành sản xuất phần mềm tin học ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất.
Câu 42:
Nhiên liệu lỏng gồm các chất?
Đáp án D
Nhiên liệu lỏng gồm các chất: Cồn, xăng, dầu
A. Loại vì nến là nhiên liệu rắn.
B. Loại vì than đá và củi là nhiên liệu rắn.
C. Loại vì biogas là nhiên liệu khí, củi là nhiên liệu rắn.
Câu 43:
An ninh năng lượng là?
Đáp án A
An ninh năng lượng là dự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ
Câu 44:
Xăng sinh học E5 chứa bao nhiêu % cồn, bao nhiêu % xăng truyền thống?
Đáp án B
Xăng sinh học E5 chứa 5% cồn và 95% xăng truyền thống.
Câu 45:
Vì sao không nên đun bếp than trong phòng kín?
Đáp án B
Không nên đun bếp than trong phòng kín vì than cháy tỏa ra nhiều khí CO, CO2có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín
Câu 46:
Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
Đáp án A
Lương thựclà thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, luương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như protein (chất đạm), lipid (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (như B1, B2,...) và các khoáng chất.
Một số loại cây lương thực như lúa mạch, lúa gạo, ngô, khoai, sắn, …
Mía không phải cây lương thực.
Câu 47:
Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
Đáp án C
Thịt là loại thức ăn chứa nhiều protein nhất trong số các loại thức ăn trên.
Đối với các đáp án còn lại:
Gạo chứa nhiều tinh bột.
Rau xanh chứa nhiều canxi, vitamin, chất xơ.
Câu 48:
Những thực phẩm được dùng để chế biến nước mắm là:
Đáp án A
Cá biển, muối là những thực phẩm được dùng để chế biến nước mắm.
Câu 49:
Thực phẩm để lâu ngoài không khí sẽ bị gì?
Đáp án D
Thực phẩm để lâu ngoài không khí sẽ bị biến đổi màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng.
Câu 50:
Xác định GHĐ và ĐCNN của cân hình dưới đây?
Đáp án A
Cân trên có GHĐ 30kg và ĐCNN 0,1 kg.