Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2: Các thành phần của nguyên tử có đáp án
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2: Các thành phần của nguyên tử có đáp án
-
97 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nguyên tử được tạo nên từ các hạt cơ bản là
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử được tạo nên từ 3 loại hạt cơ bản là: proton (p), neutron (n) và electron (e).
Câu 2:
Trong một nguyên tử, số proton
Đáp án đúng là: C
Trong một nguyên tử, số proton và số electron luôn bằng nhau.
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: D
Trong một nguyên tử, hạt proton mang điện tích dương (+), electron mang điện tích (-) và neutron không mang điện tích.
Trong một nguyên tử, số proton và số electron luôn bằng nhau.
Nguyên tử trung hòa về điện (không mang điện tích).
Câu 4:
Trong nguyên tử, hạt nào không mang điện tích?
Đáp án đúng là: C
Trong một nguyên tử, hạt proton mang điện tích dương (+), electron mang điện tích (-) và neutron không mang điện tích.
Câu 5:
Nguyên tử nguyên tố carbon (C) có 6 proton. Số electron trong nguyên tử carbon là
Đáp án đúng là: B
Trong một nguyên tử, số proton và số electron luôn bằng nhau.
Số e = Số p = 6.
Câu 6:
Hạt nhân nguyên tử được tạo nên bởi các hạt
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử gồm lớp vỏ tạo nên bởi các hạt electron và hạt nhân tạo nên bởi hạt proton và neutron.
Câu 7:
X là nguyên tố phổ biến nhất trong Mặt Trời, chiếm khoảng 74% khối lượng Mặt Trời. Biết một loại nguyên tử của nguyên tố X chỉ tạo nên bởi proton và electron (không có neutron). Nguyên tố X là
Đáp án đúng là: D
Trong tất cả các nguyên tố, duy nhất có một loại nguyên tử của hydrogen (H) chỉ tạo nên bởi proton và electron (không có neutron).
Câu 8:
Một cách gần đúng, có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của
Đáp án đúng là: A
Do khối lượng của các electron rất nhỏ so với khối lượng của proton hay neutron nên khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử. Một cách gần đúng, có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân.
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: B
Phát biểu không đúng: Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có khối lượng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
Vì: Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước và khối lượng khác nhau.
Câu 10:
Biết một hạt proton có khối lượng gần đúng là 1 amu. Hãy cho biết bao nhiêu hạt proton thì có tổng khối lượng bằng 1 gam?
Đáp án đúng là: C
1amu = 1,6605×10-27 kg = 1,6605×10-24 g.
Trong 1 gam có: \[\frac{1}{{1,6605 \times {{10}^{ - 24}}}}\] 6,022×1023 hạt proton.
Câu 11:
Cho biết khối lượng của các hạt cấu tạo nên nguyên tử như sau:
Loại hạt | Electron (e) | Proton (p) | Neutron (n) |
Khối lượng (amu) | 0,00055 | 1 | 1 |
Nguyên tử lithium (Li) có 3p, 4n và 3e. Khối lượng lớp vỏ của Li bằng khoảng bao nhiêu phần trăm khối lượng của cả nguyên tử Li?
Đáp án đúng là: D
Phần trăm khối lượng lớp vỏ của Li là:
\[\frac{{3 \times 0,00055}}{{3 \times 1 + 4 \times 1 + 3 \times 0,00055}} \times 100\% \approx 0,0236\% \].
Câu 12:
Nguyên tử nguyên tố Potassium (K) có 19 proton và 20 nơtron. Khối lượng gần đúng của nguyên tử K là (biết me = 0,00055 amu; mp = 1 amu; mn = 1 amu)
Đáp án đúng là: C
Trong một nguyên tử K, số p = số e = 19.
Khối lượng gần đúng của nguyên tử K = mp + mn + me
= 19×1 + 20×1 + 19×0,00055 39,01 (amu).
Câu 13:
Tính tổng số proton, neutron và electron trong một phân tử carbon dioxide (CO2). Biết trong phân tử này, nguyên tử C có 6 proton và 6 neutron; nguyên tử O có 8 proton và 8 neutron.
Đáp án đúng là: B
Phân tử CO2 được tạo nên từ 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O.
Nguyên tử C có: số p = số e = 6; nguyên tử O có: số p = số e = 8.
Tổng số proton, neutron và electron trong một phân tử carbon dioxide (CO2) là:
(6 + 6 + 6) + 2×(8 + 8 + 8 ) = 66 (hạt).
Câu 14:
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 và 12 hạt neutron. Số electron trong nguyên tử X là
Đáp án đúng là: B
Gọi p, n, e lần lượt là số proton, neutron và electron có trong X.
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34.
p + n + e = 34.
Vì số p = số e nên ta có: 2p + n = 34
2p + 12 = 34 p = e = 11.
Câu 15:
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Số proton trong nguyên tử nguyên tố X là
Đáp án đúng là: A
Gọi số proton, neutron và electron trong X lần lượt là p, n, e.
Nguyên tử trung hòa về điện: p = e
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 40.
2p + n = 40 (*).
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt.
2p – n = 12 (**).
Từ (*) và (**), suy ra: p = 13; n = 14.