Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
-
1232 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Y nhìn đằng sau, Hà Nội lùi dần như muốn bỏ y. Đời y cũng lùi dần. Biết bao nhiêu là ước vọng cao xa khi còn ngồi trên ghế nhà trường! Cái đầu tóc mới nuôi có bao giờ thèm mong sau này làm một ông phán tầm thường, mắt cận thị và lưng gù, tháng tháng lĩnh lương về nuôi vợ, nuôi con? Y sẽ đỗ thành chung, y sẽ đỗ tú tài, y sẽ vào đại học đường, y sang Tây... Y sẽ thành một vĩ nhân đem theo những sự thay đổi lớn lao đến cho xứ sở mình. Ra khỏi trường, y thấy mình gần như là một phế nhân. Vào Sài Gòn, y đã làm một kẻ lông bông. Tuy vậy, mấy năm ở Sài Gòn cũng là một quãng thời gian đẹp của y. Ít ra, y cũng hăm hở, y đã náo nức, y đã mong chờ...Ít ra, y cũng còn làm được một việc gì, còn kiếm nổi bát cơm của mình ăn. Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia, có biết bao nhiêu người sống như y, không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại ở đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có cái gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi...
(Trích Sống mòn, Nam Cao)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2:
Theo tác giả, “đời tù đày” là gì?
Câu 3:
Theo tác giả, điều gì cản trở con người vươn tới một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn?
Câu 4:
Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu "Y sẽ thành một vĩ nhân đem theo những sự thay đổi lớn lao đến cho xứ sở mình. Ra khỏi trường, y thấy mình gần như là một phế nhân".
- Biện pháp so sánh "gần như là một phế nhân".
- Tác dụng: miêu tả chân thực hoàn cảnh của nhân vật và truyền tải thông điệp về những sự thất bại, thăng trầm của nhân vật trong cuộc sốngCâu 5:
Anh/Chị có đồng tình với ý kiến một trong những nỗi khổ của con người nhất là thanh niên đó chính là Chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống? Vì sao? Trình bày thành một đoạn văn ngắn.
HS bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về ý kiến.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
Ví dụ: Đồng ý
Nếu như ta chấp nhận một cuộc sống luôn ở trong vùng an toàn của chính, không chịu hy sinh cũng không không chịu bỏ ra bất cứ nỗ lực nào, chưa dám theo đuổi ước mơ, chưa dám sống cuộc đời mà mình thực sự mong muốn thì lúc ấy, ta chỉ đang tồn tại mà thôi, chứ không hề sống. Đó chính là nỗi khổ của chúng ta gây ra cho mình. Ta không dám dũng cảm theo đuổi ước mơ, xây dựng cuộc đời nên ta làm cho sự tồn tại của mình chỉ giống như đang tồn tại mà thôiCâu 6:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về sự đồng cảm và sẻ chia trong xã hội.
I. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sự đồng cảm và sẻ chia trong xã hội.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
- Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...
- Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết “học cách đồng cảm và sẻ chia”, trái đất này sẽ thật là “thiên đường”.
2. Bình luận
a. Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia
- Sẻ chia về vật chất: giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
- Sẻ chia về tinh thần: ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.
b. Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau
- Đối với người nhận (...)
- Đối với người cho (...)
- Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (...)
c. Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất “người”, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
- Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn… Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.
- Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
III. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề: vai trò của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.