Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 6)

  • 1195 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

           “Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…

(Trích “Giăng sáng”, Nam Cao)

 

Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Xem đáp án
Nội dung chính của văn bản: Tâm trạng đau khổ, đầy bi kịch và những trăn trở về nghệ thuật của nhân vật Điền.

Câu 2:

Theo đoạn trích, vì sao nhân vật Điền “không thể nào mơ mộng được” trong đêm trăng sáng?
Xem đáp án
Nhân vật Điền “không thể nào mơ mộng được” trong đêm trăng sáng vì sự thực đã giết chết những ước mơ của bọn nhàn rỗi quá

Câu 5:

Anh/chị có đồng ý với quan điểm “Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta” hay không? Vì sao? 

Xem đáp án

HS bày tỏ quan điểm cá nhân về ý kiến.

Ví dụ:

Đồng ý với quan điểm “Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta” vì chính cái khổ đã khiến cho con người không thể sống một cuộc đời bình yên mà không cần suy nghĩ, cũng sẽ khiến cho ta đau khổ mà thay đổi tính cách.

Câu 6:

Anh/chị rút ra được thông điệp gì thông qua đoạn trích? Viết câu trả lời trong khoảng 10 dòng.

Xem đáp án

HS rút ra được thông điệp thông qua đoạn trích

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

Thông điệp: Trong cuộc sống, mỗi con người sẽ có những ước mơ và hoài bão của riêng mình, khi chúng ta đam mê với điều gì đó, chúng ta sẽ thấy nó vô cùng đẹp đẽ, cao cả. Tuy nhiên, cuộc sống sẽ có những khó khăn, những nỗi lo là rào cản để chúng ta thực hiện đam mê đó. Mỗi chúng ta cần phải biết cân bằng giữa thực tại cuộc sống và giấc mơ, đam mê của mình để có thể đạt được cuộc sống ổn định, cân bằng nhất.

Câu 7:

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về thực trạng an toàn giao thông hiện nay.

Xem đáp án

I. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề nghị luận

Ngày nay xã hội phát triển thì nhu cầu về cơ sở vật chất của con người ngày càng tăng. Đối với chuyện đi lại cũng thế, ngày nay nhu cầu đi lại ngày càng nhiều. Chính vì thế mà tình trạng gia thông ngày nay khá phức tạp. Để hiểu rõ thêm về an toàn giao thông chúng ta cùng đi tìm hiểu và nhận thức đối với học sinh ta nên làm gì để hiểu rõ hơn về an toàn giao thông.

II. Thân bài:

1. Thực trạng về an toàn giao thông hiện nay

Tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng phổ biến. Theo Cục CSGT, năm 2016 thì:

- Cả nước xảy ra hơn 21.000 vụ tai nạn giao thông

- Cướp đi sinh mạng gần 9.000 người.

- Cùng nhiều thiệt hại về tài sản khác

2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

- Do người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông.

- Những người điều khiển phương tiện giao thông không nắm được luật giao thông.

- Sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của người tham gia giao thông như: lạng lách, đua xe, đi xe không đúng tốc độ, không đúng làn đường quy định.

- Say xỉn khi tham gia giao thông.

- Những người đi bộ, người bán hàng rong đi không đúng đường quy định.

- Lỗi do phương tiện giao thông yếu kém.

- Những phương tiện giao thông đã quá cũ kĩ không thể tiếp tục tham gia giao thông.

- Lỗi do cơ sở hạ tầng yếu kém: giao thông có những ổ voi, ổ gà, đường quá chật,….

3. Hậu quả:

- Nhiều người thiệt mạng.

- Mất mát về tiền của, vật chất của con người.

- Ùn tắc giao thông, mất trật tự xã hội.

4. Giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông

- Đưa ra những biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông.

- Đưa ra những chính sách phù hợp nhằm mang tính chất răn đe phòng ngừa những người tham gia giao thông để họ có thể tham gia giao thông an toàn.

- Làm tốt hơn nữa việc kiểm tra chất lượng cũng như khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông.

III. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của cá nhân em về tai nạn giao thông

Bắt đầu thi ngay