Đề kiểm tra Giữa kì 2 Toán 6 có đáp án (Mới nhất)
Đề kiểm tra Giữa kì 2 Toán 6 có đáp án (Mới nhất) - Đề 12
-
1018 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Số đối của số 34 là số nào?
Đáp án đúng là: D
Số đối của 34 là số có tổng với 34 bằng 0.
Đáp án A sai vì 34 + 0 = 34;
Đáp án B sai vì 34 + (– 43) = – (43 – 34) = – 9;
Đáp án C sai vì 34 + 43 = 77;
Đáp án D đúng vì 34 + (– 34) = 34 – 34 = 0.
Câu 2:
Nhiệt độ đo được ở Cổng trời (SaPa) vào một buổi sáng là – 5°C. Đến buổi trưa nhiệt độ tăng 2°C so với buổi sáng. Nhiệt độ của buổi trưa tại Cổng trời ngày hôm đó là bao nhiêu?
Câu 3:
Bạn Hà tung một đồng xu 20 lần một cách ngẫu nhiên. Bạn Hà đếm được 12 lần xuất hiện mặt S. Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là:
Đáp án đúng là: A
Theo đề, Hà tung đồng xu 20 lần một cách ngẫu nhiên, có 12 lần xuất hiện mặt S.
Vì đồng xu có hai mặt là S và mặt N, nên số lần xuất hiện mặt N là 20 – 12 = 8 lần.
Vậy xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là
Câu 4:
Biểu đồ hình bên cho biết số lượng học sinh đạt loại học lực Tốt và Khá của các lớp 6A, 6B, 6C, 6D của một trường THCS. Lớp nào có tổng số học sinh loại Tốt và Khá nhiều nhất?
Đáp án đúng là: B
Dựa vào biểu đồ, ta thấy:
Số học sinh đạt loại học lực Tốt và Khá của lớp 6A là 10 + 15 = 25 (học sinh);
Số học sinh đạt loại học lực Tốt và Khá của lớp 6B là 18 + 8 = 26 (học sinh);
Số học sinh đạt loại học lực Tốt và Khá của lớp 6C là 14 + 10 = 24 (học sinh);
Số học sinh đạt loại học lực Tốt và Khá của lớp 6D là 12 + 8 = 20 (học sinh);
Vậy, lớp 6B có tổng số học sinh loại Tốt và Khá nhiều nhất là 26 học sinh.
Câu 5:
Trong hình vẽ bên có bao nhiêu đường thẳng cắt đường thẳng a?
Đáp án đúng là: B
Quan sát hình vẽ, ta thấy:
Đường thẳng a có 1 điểm chung với đường thẳng c nên đường thẳng a cắt đường thẳng c;
Đường thẳng a có 1 điểm chung với đường thẳng d nên đường thẳng a cắt đường thẳng d;
Đường thẳng a không có điểm chung với đường thẳng b nên đường thẳng a song song đường thẳng b;
Vậy số đường thẳng cắt đường thẳng a là 2.
Câu 6:
Điểm nào sau đây không thuộc đoạn thẳng AB?
Đáp án đúng là: D
Quan sát hình vẽ, ta thấy:
Đáp án A và B sai vì hai điểm A, B là hai đầu mút của đoạn thẳng AB.
Đáp án C sai vì điểm N nằm giữa hai điểm A và B nên N thuộc đoạn thẳng AB.
Đáp án D đúng vì điểm M nằm ngoài đoạn thẳng AB về phía của B hay điểm B nằm giữa hai điểm A và M.
Câu 7:
Tính hợp lý (nếu có thể):
a) (– 19) + 84 + 19 + 16;
a) (– 19) + 84 + 19 + 16
= (– 19) + 19 + 84 + 16
= [(– 19) + 19] + (84 + 16)
= 0 + 100
= 100;
Câu 8:
b) 23.( –7).125;
b) 23.( –7).125
= 8.( –7).125
= (–7). (8 . 125)
= (–7). 1000
= – 7000.
Câu 9:
c) (437 – 25) – (175 + 437);
c) (437 – 25) – (175 + 437);
= 437 – 25 – 175 – 437
= 437 – 437 – 25 – 175
= 0 – (25 + 175)
= 0 – 200
= – 200;
Câu 10:
d) (–17).39 + 17.(–161).
d) (–17).39 + 17.(–161)
= (– 17).39 + (– 17).161
= (– 17). (39 + 161)
= (– 17). 200
= – (17.200)
= – 3400.
Câu 11:
Tìm số nguyên x biết:
a) x – 33 = – 23;
a) x – 33 = – 23;
x = – 23 + 33
x = 33 – 23
x = 10
Vậy x cần tìm là x = 10;
Câu 12:
b) 25 – 3x = 37;
b) 25 – 3x = 37
– 3x = 37 – 25
– 3x = 12
x = 12 : (– 3)
x = – 4
Vậy x cần tìm là x = – 4;
Câu 13:
c) (4x + 15)3 – 11 = (–2)4.
c) (4x + 15)3 – 11 = (–2)4
(4x + 15)3 – 11 = 16
(4x + 15)3 = 16 + 11
(4x + 15)3 = 27
(4x + 15)3 = 33
4x + 15 = 3
4x = 3 – 15
4x = – (15 – 3)
4x = – 12
x = – 12 : 4
x = –3
Vậy x cần tìm là x = –3.
Câu 14:
Biều đồ sau đây cho biết số cây xanh trồng được của các lớp 7 trong một trường THCS nhân một dịp lễ trồng cây xanh.
a) (1 điểm) Lập bảng thống kê số cây xanh trồng được của mỗi lớp theo mẫu sau:
Lớp |
7A |
7B |
7C |
7D |
Số cây xanh |
|
|
|
|
a) Quan sát biểu đồ tranh, ta thấy:
Số cây xanh lớp 7A trồng được là 4.10 = 40 cây.
Số cây xanh lớp 7B trồng được là 3.10 = 30 cây.
Số cây xanh lớp 7C trồng được là 5.10 = 50 cây.
Số cây xanh lớp 7D trồng được là 2.10 = 20 cây.
Bảng thống kê số cây xanh trồng được của mỗi lớp như sau:
Lớp |
7A |
7B |
7C |
7D |
Số cây xanh |
40 |
30 |
50 |
20 |
Câu 15:
b) (0,5 điểm) Tính tổng số cây trồng được của bốn lớp 7A, 7B, 7C, 7D.
b) Dựa vào bảng thống kê, tổng số cây xanh của bốn lớp 7A, 7B, 7C, 7D trồng được là:
40 + 30 + 50 + 20 = 140 cây.
Vậy tổng số cây trồng được của bốn lớp là 140 cây.
Câu 16:
Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại được đánh số 1; 2; 3; 4; 5.
a) Bạn Nam rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ hộp. Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi trên thẻ rút được.
a) Theo đề, 5 chiếc thẻ cùng loại được đánh số 1; 2; 3; 4; 5.
Khi rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ hộp thì có thể cho các kết quả đối với số ghi trên thẻ rút được thuộc tập hợp sau: {1; 2; 3; 4; 5}.
Câu 17:
b) (0,5 điểm) Sau 20 lần rút thẻ liên tiếp bạn Nam ghi lại kết quả như sau:
2 |
3 |
4 |
1 |
2 |
5 |
4 |
3 |
1 |
3 |
4 |
5 |
2 |
2 |
3 |
5 |
1 |
4 |
2 |
4 |
Tính xác suất thực nghiệm bạn Nam rút được thẻ ghi số lớn hơn 3.
b) Trong các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi trên thẻ rút được thẻ ghi số lớn hơn 3 có các lần xuất hiện thẻ số 4 và thẻ số 5.
Theo kết quả Nam ghi lại, trong 20 lần rút, số lần xuất hiện thẻ ghi số 4 là 5 lần và số lần xuất hiện thẻ ghi số 5 là 3 lần.
Suy ra số lần xuất hiện thẻ ghi số lớn hơn 3 là 5 + 3 = 8 lần.
Vậy xác suất thực nghiệm bạn Nam rút được thẻ ghi số lớn hơn 3 là
Câu 18:
a) Cho hình vẽ:
Hãy kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ.
a) Quan sát hình vẽ, ta có các đoạn thẳng là AB, AM, AC, BM, BC và MC.
Câu 19:
b) Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm B nằm giữa hai điểm A và C và AC = 6 cm; AB = 2 cm. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng BC.
+ Tính độ dài đoạn thẳng BC.
+ Điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AI không? Vì sao?
b)
+ Theo đề, ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm B nằm giữa hai điểm A và C nên ta có: AB + BC = AC
Suy ra, độ dài đoạn thẳng BC là BC = AC – AB
Độ dài đoạn thẳng AC = 6cm và AB = 2cm.
Do đó BC = 6 – 2 = 4 cm.
+ I là trung điểm của đoạn thẳng BC nên điểm I nằm giữa hai điểm B, C và độ dài đoạn thẳng BI là BC : 2 = 4 : 2 = 2 cm.
Điểm B nằm giữa hai điểm A và C, điểm I nằm giữa hai điểm B và C nên điểm B nằm giữa hai điểm A và I.
Vì AB = BI = 2 cm và điểm B nằm giữa điểm A và I nên B là trung điểm của đoạn thẳng AI.
Câu 20:
Tìm số nguyên x để x2 + x + 1 là bội của x – 2.
Để x2 + x + 1 là bội của x – 2 thì x2 + x + 1 chia hết cho x – 2 với x là số nguyên.
Thực hiện phép tính:
Để x2 + x + 1 chia hết cho x – 2 với x là số nguyên thì là số nguyên
Suy ra x − 2 ∈ Ư(7) = {±1; ±7}.
Nếu x – 2 = − 7 suy ra x = −7 + 2 = − 5 (thoả mãn x nguyên);
Nếu x – 2 = − 1 suy ra x = − 1 + 2 = 1 (thoả mãn x nguyên);
Nếu x – 2 = 1 suy ra x = 1 + 2 = 3 (thoả mãn x nguyên);
Nếu x – 2 = 7 suy ra x = 7 + 2 = 9 (thoả mãn x nguyên);
Vậy x ∈ {− 5; 1; 3; 9}.