Khi nào trẻ có thể ăn trái việt quất? Lợi ích và các công thức chế biến

Với nhiều chất chống oxy hóa, vi lượng và chất xơ cùng hương vị ngọt ngào thú vị, trái việt quất không chỉ tốt cho người lớn, chúng cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ nhỏ.

Video: Quả việt quất và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Lợi ích dinh dưỡng của việt quất cho trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà trái việt quất trở thành “siêu thực phẩm”. Chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.

Một cốc trái việt quất tươi chứa 84 calo, 0,5 gam (g) chất béo, 21g carbohydrates (carbs), 3,5g chất xơ, 15g đường (tự nhiên) và 1g protein.

Cơ thể và não của em bé cần nhiều carbs để làm nhiên liệu. (Có quá nhiều việc phải làm! Có rất nhiều âm thanh động vật để học!) Vì chứa nhiều carbs tự nhiên, nên trái việt quất là một lựa chọn tuyệt vời để làm món ngọt cho bé mà không cần thêm đường.

Thêm vào đó, chất xơ của trái việt quất giúp thúc đẩy tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, giảm táo bón.

Ngoài ra, trong khi mọi người đều nghĩ các loại trái cây khác như cam và dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, thì trái việt quất cũng là một nguồn cung cấp đáng kể vitamin này, với 14 miligam (mg) mỗi cốc. (Trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng tuổi cần 50mg vitamin C hàng ngày.)

Đối với các vi chất dinh dưỡng khác, trái việt quất cung cấp một lượng nhỏ kali, cần thiết cho chức năng thần kinh và co cơ. Chúng cũng chứa một số vitamin B cũng như mangan và đồng, những chất dinh dưỡng quan trọng đối với xương.

Hơn nữa, các hợp chất chống oxy hóa trong trái việt quất bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do và giúp giảm quá trình viêm khắp cơ thể (hiện tượng này có ngay cả cơ thể trẻ nhỏ).

Khi nào nên cho trẻ làm quen với trái việt quất?


Trẻ ăn dặm với trái việt quất cắt nhỏ (Nguồn ảnh: https://livelytable.com)

Thời điểm bắt đầu ăn dặm sẽ khác nhau ở mỗi trẻ. Thời điểm chung được khuyến cáo nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức là khoảng 6 tháng đầu.

Mặc dù có một số thứ tự cụ thể để cho trẻ làm quen một số nhóm thực phẩm nhất định, nhưng ngày nay, các chuyên gia cho rằng thứ tự không quá quan trọng.

Yaffi Lvova, người sáng lập Baby Bloom Nutrition, cho biết: Trái việt quất có thể được cho vào những khẩu phần ăn dặm đầu tiên của trẻ.

Tất nhiên, do trẻ chưa mọc răng nên hãy bắt đầu bằng việt quất dưới dạng bột. Trái việt quất còn nguyên có nguy cơ gây bít tắc đường thở. Do đó, không cho trẻ ăn trái việt quất nguyên trước 12 tháng tuổi và không nên cho trẻ ăn ở dạng nguyên quả cho đến khi trẻ nhai tốt.

Sử dụng trái việt quất trong chế độ ăn dặm tự chỉ huy cho trẻ

Bạn đã quen với cách ăn dặm do bé chỉ huy? Chiến lược cho ăn này đã đạt được sức hút trong những năm gần đây như một cách để những đứa trẻ đi đầu trong việc chuyển sang thức ăn đặc.

Ăn dặm do trẻ chỉ huy bao gồm việc đặt những miếng thức ăn có kích thước phù hợp trước mặt trẻ, để trẻ tự xúc ăn thay vì đút bằng thìa. Ý tưởng cho rằng điều này tạo ra sự độc lập, đơn giản hóa giờ ăn và dạy cách ăn uống trực quan. Với kích thước nhỏ và hình dáng nhỏ gọn, trái việt quất rất phù hợp với mô hình ăn dặm này. Phương pháp ăn dặm này cũng rất hữu ích cho đứa trẻ phát triển các kỹ năng vận động tốt hơn. Chỉ cần đảm bảo cắt trái việt quất làm đôi hoặc thành nhiều miếng cho đến khi bạn chắc chắn rằng em bé có thể cầm được một quả hoàn chỉnh.

Trái việt quất giúp khắc phục chứng táo bón

Khi em bé không hạnh phúc, không ai hạnh phúc - và chứng táo bón chắc chắn không làm em bé hạnh phúc. Táo bón đôi khi có thể là một vấn đề khi bạn cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm mới hoặc khi trẻ dùng sữa công thức. Tốt nhất là bạn nên cố gắng khắc phục cơn đau khi bị táo bón của trẻ bằng cách tự nhiên nhất: thực phẩm!

Trái việt quất cung cấp vị ngọt tự nhiên và chất xơ, tất cả đều góp phần giúp ruột hoạt động khỏe mạnh. Ăn 1/4 đến 1/2 cốc trái việt quất trong ngày giúp góp phần cung cấp lượng chất xơ cần thiết hàng ngày.

Tất nhiên, trong một số trường hợp, trái việt quất có thể không đủ để khắc phục tình trạng táo bón. Nếu tình trạng táo bón lặp lại liên tục, hãy nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa để có kế hoạch cụ thể cho con bạn.

Công thức chế biến việt quất


Sinh tố việt quất (Nguồn ảnh: https://www.realfoodforlife.com)

Chỉ với 10 phút và một máy xay sinh tố. Bạn có thể chuẩn bị món nước ép việt quất đơn giản cho vị khách nhỏ của mình.

Bắt đầu với quả mọng tươi hoặc đông lạnh với số lượng tùy thích. 

  • Rửa kỹ quả với nước và một chút giấm trắng để khử trùng. Để khô ráo.
  •  Nếu sử dụng quả đông lạnh, bạn cần phải hấp nhanh trước khi xay chúng thành hỗn hợp nhuyễn. Cho quả dâu đông lạnh vào khay hấp và hấp trong vài phút.
  • Với quả khô, sạch thì không cần sơ chế.

Cho quả vào máy xay sinh tố hoặc nghiền bằng tay cho đến khi nhuyễn.

  • Bảo quản trong tủ lạnh trong lọ có nắp đậy kín.

Bạn có thể cho một chút vào sữa chua hoặc một thìa một thìa bánh quế hoặc bánh quy dành cho trẻ đang mọc răng.

Ngoài ra, trái việt quất cắt nhỏ có thể dùng để trang trí trên ngũ cốc hoặc chế biến thành món salad trái cây cho bé. Nếu bạn muốn nướng, hãy kết hợp trái việt quất còn nguyên trong bột yến mạch, bánh kếp hoặc bánh nướng xốp để chúng mềm ra, giảm nguy cơ bánh làm nghẹn trong quá trình ăn.

Khả năng gây dị ứng của trái việt quất

Trái việt quất không nằm trong số tám chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% các trường hợp dị ứng thực phẩm. Dị ứng với trái việt quất được coi là khá hiếm.

Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng rằng con bạn có thể nhạy cảm hoặc dị ứng với trái việt quất, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn.

Mặc dù hiếm gặp, một số trẻ em có thể nhạy cảm với hợp chất có trong trái việt quất gọi là salicylat, được biết là gây ra các triệu chứng giống như dị ứng như nổi mề đay và nghẹt mũi ở một số người.

Nếu con bạn được chẩn đoán là nhạy cảm với salicylat, tốt nhất bạn nên loại trái việt quất ra khỏi thực đơn.

Xem thêm: 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!