Thực trạng
Theo Tổ chức Loãng xương Hoa Kỳ có khoảng 52 triệu người có mật độ xương thấp hoặc bị loãng xương theo tuổi. Và có khoảng 50% người bị gãy xương do xương mỏng trong tổng số những người phụ nữ trên 50 tuổi.
Có một số loại thuốc bảo vệ xương có thể giảm nguy cơ gãy xương, bao gồm bisphosphonates như Actonel, Boniva và Fosamax, cùng với thuốc điều trị chính; thuốc tiêm denosumab (Prolia) và teriparatide ( Forteo ); và raloxifene ( Evista ) - một loại thuốc viên có tác dụng giống như estrogen trên xương.
Một đánh giá gần đây cho thấy, nhìn chung các loại thuốc trên làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống từ 40% đến 60%. Ngoài ra, chúng cũng hạn chế nhiều nguy cơ gãy xương khác, cụ thể như giảm nguy cơ gãy xương hông với tỉ lệ từ 20% đến 40%.
Tuy nhiên, các phương pháp trên đều cần thực hiện trong một thời gian dài, kèm theo chi phí cao. Vậy nên việc tìm phương pháp mới là cần thiết, và sử dụng hormone tăng trưởng có thể là một phương án điều trị trong tương lai.
Các nghiên cứu
Nghiên cứu 1: Nghiên cứu liên quan đến 55 phụ nữ sử dụng hormone tăng trưởng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi phụ nữ mắc bệnh loãng xương dùng hormone tăng trưởng trong ba năm, nguy cơ gãy xương của họ giảm trong bảy năm sau đó. Trước khi tham gia nghiên cứu, đã có 56% phụ nữ bị gãy xương; sau hơn 10 năm nghiên cứu, tỉ lệ phụ nữ bị gãy xương giảm còn 28%.
Nghiên cứu 2: Theo Tiến sĩ Emily Krantz,3e thuộc Bệnh viện Sodra Alvsborgs ở Boras, Thụy Điển, trưởng nhóm của một nghiên cứu mới chỉ ra rằng: đối với phụ nữ bị loãng xương, hormone tăng trưởng thực sự kích thích sự hình thành xương
Các phát hiện dựa trên 80 phụ nữ bị loãng xương và đều uống canxi và vitamin D, một số người được chỉ định ngẫu nhiên để tiêm hormone tăng trưởng và một số người được chỉ định tiêm giả dược hàng ngày trong 18 tháng. Sau đó, nhóm hormone tiếp tục điều trị thêm 18 tháng.
Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã thấy tỷ lệ gãy xương của họ giảm một nửa theo thời gian - từ 56% xuống 28%.
Nhóm của Krantz cũng so sánh nhóm nghiên cứu trên với một nhóm nghiên cứu ngẫu nhiên khác gồm 223 phụ nữ ở cùng độ tuổi và đều không bị loãng xương. Sau 10 năm, tỷ lệ gãy xương ở nhóm này đã tăng từ 8% lên 32%.
Bàn luận
- Hiện tại, hormone tăng trưởng được cho phép sử dụng trong điều trị một số bệnh lý, bao gồm thiếu hụt hormone tăng trưởng ở cả trẻ em và người lớn. Nó không được chấp thuận để khắc phục sự suy giảm tự nhiên của hormone tăng trưởng đi kèm với quá trình lão hóa. Tuy nhiên, theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một số "phòng khám trường sinh" đã quảng cáo hormone tăng trưởng như suối nguồn tuổi trẻ có thể tăng cơ, giảm mỡ và cải thiện sức chịu đựng ở người lớn tuổi. Theo FDA, các tác dụng phụ của hormone tăng trưởng bao gồm giữ nước, đau khớp và cơ , tăng cholesterol và lượng đường trong máu. Cũng có những lo ngại về mối liên hệ tiềm ẩn với nguy cơ ung thư.
- Các thử nghiệm trên cho thấy phụ nữ lớn tuổi bị loãng xương có thể nhận được lợi ích lâu dài sau một vài năm sử dụng hormone tăng trưởng: hormone tăng trưởng thực sự kích thích sự hình thành xương, nó có thể tăng cường khối lượng cơ và sự cân bằng, và giúp phụ nữ tránh bị ngã. Các thử nghiệm này chỉ cần thực hiện trong một thời gian chứ không phải liên tục. Vì vậy, đó là một lợi thế tiềm năng.
Theo Krantz trong thử nghiệm này, có rất ít tác dụng phụ. Một số phụ nữ bị sưng bàn tay và bàn chân, nhưng không có ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu hoặc mức cholesterol.
Tuy nhiên, không rõ bao nhiêu phần trăm hiệu quả là do sử dụng hormone tăng trưởng. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ gãy xương giữa những phụ nữ đã sử dụng hormone và những người đã sử dụng giả dược. Nhóm của Krantz cho biết: một phần hiệu quả có thể đến từ nhận thức về phòng ngừa té ngã và các loại thuốc khác mà một số phụ nữ đã sử dụng trong suốt 7 năm theo dõi.
Chúng ta có cần thêm các nghiên cứu để xác nhận tính an toàn và hiệu quả không? Khó có khả năng hormone tăng trưởng sẽ được sử dụng cho bệnh nhân loãng xương trong tương lai gần, do việc điều trị rất tốn kém và phải được giám sát bởi một phòng khám chuyên khoa.
Xem thêm :