Hỗn dịch uống Motilium 30ml - Chống nôn, giảm buồn nôn - Chai 30ml - Cách dùng

Thuốc Motilium thường được dùng để chống nôn, giảm buồn nôn. Vậy thuốc Motilium được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Motilium

Motilium có thành phần chính là Domperidone

Domperidone là chất đối kháng cả thụ thể D1 và D2 của dopamin, tương tự như metoclopramid. Do thuốc hầu như không có tác dụng lên các thụ thể dopamin ở não nên domperidone không có ảnh hưởng lên tâm thần và thần kinh. Domperidone thúc đẩy nhu động của dạ dày (prokinetic agent), làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn, nhưng lại không ảnh hưởng lên sự bài tiết của dạ dày. Thuốc dùng để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn cấp, cả buồn nôn và nôn do dùng levodopa hoặc bromocriptin ở người bệnh Parkinson.

Tuy nhiên, do không vào được thần kinh trung ương, chỉ tác dụng ở ngoại biên (trên vùng cò súng, chemoreceptor trigger zone, CTZ ở sàn não thất 4 và trên ống tiêu hóa) nên tác dụng chống nôn của domperidone không bằng metoclopramid nhưng ít gây hội chứng ngoại tháp hơn. Domperidone cũng có khả năng đối kháng lại tác dụng ức chế bài tiết prolactin gây ra bởi dopamin hoặc apomorphin, làm tăng rõ rệt nồng độ prolactin trong huyết tương.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Motilium

Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống với hàm lượng 30ml 

Mỗi 1 chai chứa 

  • Domperidone 1mg 
  • Tá dược vừa đủ 

Giá hỗn dịch uống Motilium 30ml: 26.000 VNĐ / chai 30ml

Ngoài ra thuốc còn được bào chế dưới dạng và hàm lượng sau 

  • Viên nén: 10 mg.
  • Thuốc đạn: 30 mg.
  • Ống tiêm: 10 mg/2 ml.
  • Cốm sủi: 10 mg/gói.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Motilium

Chỉ định 

Thuốc được chỉ định điều trị ngắn hạn triệu chứng buồn nôn và nôn nặngThuốc được chỉ định điều trị ngắn hạn triệu chứng buồn nôn và nôn nặngThuốc được chỉ định cho các trường hợp

Domperidone chỉ định điều trị ngắn hạn triệu chứng buồn nôn và nôn nặng do nhiều nguyên nhân khác nhau như sau dùng hóa trị liệu điều trị ung thư, do levodopa hoặc bromocriptin trong điều trị bệnh Parkinson. Thuốc ít khi được dùng với tác dụng chống nôn kéo dài hoặc phòng ngừa nôn hậu phẫu.

Điều trị triệu chứng chứng khó tiêu không liên quan đến loét.

Điều trị triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.

Thúc đẩy nhu động dạ dày trong chứng liệt ruột nhẹ ở bệnh nhân tiểu đường, sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột.

Chống chỉ định     

  • Quá mẫn với domperidone.
  • Rối loạn dẫn truyền tim hoặc bệnh tim.
  • Suy gan vừa và nặng.
  • Dùng phối hợp với thuốc kéo dài khoảng cách QT, hoặc với các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (như cimetidin, ketoconazol, erythromycin).
  • Dùng phối hợp với các chất chống nôn ức chế thụ thể nenrokinin-1 ở não.
  • Chảy máu đường tiêu hóa hoặc thủng đường tiêu hóa.
  • Tắc ruột cơ học.
  • U tuyến yên tiết prolactin (prolactinome).
  • Phụ nữ mang thai.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Motilium

Cách sử dụng

Nên uống thuốc trước bữa ăn. Nếu uống thuốc sau bữa ăn, hấp thụ thuốc có thể bị chậm lại chút ít. 

Liều dùng

Người lớn và trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên và cân nặng từ 35kg trở lên)

Dùng 10ml (của hỗn dịch uống 1mg/ml) lên đến 3 lần 1 ngày với liều tối đa là 30ml/ngày.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ em (dưới 12 tuổi) và trẻ vị thành niên cân nặng dưới 35kg

Do cần dùng liều chính xác nên các dạng thuốc viên nén không thích hợp cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên cân nặng dưới 35kg. Nên dùng dạng hỗn dịch uống cho những bệnh nhân này.

Liều dùng là 0,25mg/kg cho một lần uống. Nên dùng cách nhau ít nhất là 4 – 6 giờ, 3 lần ngày với liều tối đa là 0,75mg/kg mỗi ngày. Ví dụ: Đối với trẻ em có cân nặng 10kg, liều dùng là 2,5mg cho 1 lần uống và có thể dùng 03 lần/ngày với liều tối đa là 7,5mg/ngày.

Nên uống Motilium trước bữa ăn trước khi cho ăn. Nếu uống sau khi ăn, thuốc có thể bị chậm thấp thu.

Bệnh nhân suy gan

Motilium chống chỉ định với bệnh nhân suy gan trung bình và nặng (xem chống chỉ định). Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan nhẹ.

Bệnh nhân suy thận

Do thời gian bán thải của domperidon bị kéo dài ở bệnh nhân suy thận nặng nên nếu dùng nhắc lại số lần đưa thuốc của Motilium cần giảm xuống còn 1 đến 2 lần/ngày và tùy thuộc vào mức độ suy thận và có thể cần giảm liều. 

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Tác dụng phụ thuốc Motilium

Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng có thể gặp khi dùng thuốcRối loạn kinh nguyệt là triệu chứng có thể gặp khi dùng thuốcThường gặp

Không có thông tin.

Ít gặp

Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng.

Đau đầu, mất ngủ.

Mất ham muốn tình dục, lo lắng.

Phát ban, ngứa.

Chảy sữa, đau vú, căng ngực, suy nhược.

Hiếm gặp

Domperidone khó qua được hàng rào máu - não và ít có khả năng hơn metoclopramid gây ra các tác dụng ở thần kinh trung ương như phản ứng ngoại tháp (bao gồm rối loạn trương lực cơ cấp và hội chứng an thần kinh ác tính), co giật.

Rối loạn ngoại tháp và buồn ngủ xảy ra với tỷ lệ rất thấp và thường do rối loạn tính thấm của hàng rào máu - não (trẻ đẻ non, tổn thương màng não) hoặc do quá liều.

Chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, vú to hoặc đau tức vú, giảm khoái cảm do tăng prolactin huyết thanh có thể gặp ở người bệnh dùng thuốc liều cao dài ngày. 

Nguy cơ loạn nhịp thất nặng hoặc tử vong đột ngột do tim mạch cao hơn ở người bệnh dùng liều hàng ngày trên 30 mg và người bệnh trên 60 tuổi.

Phản ứng dị ứng bao gồm sốc phản vệ, mày đay, phù Quinck rất hiếm gặp khi dùng domperidone.

Lưu ý thuốc Motilium

Lưu ý chung

  • Chỉ được dùng domperidone không quá 12 tuần cho người bệnh Parkinson. Có thể xuất hiện các tác dụng có hại ở thần kinh trung ương. Chỉ dùng domperidone cho người bệnh Parkinson khi các biện pháp chống nôn khác an toàn hơn không có tác dụng.
  • Thận trọng khi dùng cho người bệnh có rối loạn điện giải rõ rệt (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết). Phải giảm 30 - 50% liều ở người bệnh suy thận và cho uống thuốc làm nhiều lần trong ngày.
  • Domperidone rất ít khi được dùng theo đường tiêm. Nếu dùng domperidone theo đường tĩnh mạch thì phải thật thận trọng, đặc biệt là trên bệnh nhân có tiền sử loạn nhịp tim hoặc hạ kali huyết.
  • Tiêm tĩnh mạch domperidone có thể gây co giật, rối loạn vận động cấp, loạn nhịp tâm thất, ngừng tim và tử vong. Hiện nay nhiều nước đã cấm sử dụng domperidone đường tiêm.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Chưa có dữ liệu về độ an toàn của domperidone trên người, tuy nhiên sử dụng thuốc trên động vật đã thấy thuốc có khả năng gây dị tật thai do vậy không dùng thuốc cho người mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Một lượng nhỏ domperidone được bài tiết vào sữa mẹ (tỷ lệ nồng độ thuốc trong sữa mẹ/huyết tương là 0,03); tuy nhiên do có khả năng gây độc tính cao trên mẹ nên không dùng thuốc này cho phụ nữ đang cho con bú.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Domperidone không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe hoặc sử dụng máy móc.

Tương tác thuốc Motilium

Thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Các thuốc có thể gây ra tương tác khi dùng chung với domperidon gồm:

  • Các thuốc kháng cholinergic
  • Thuốc kháng axit hoặc thuốc ức chế tiết axit
  • Thuốc ức chế CYP3A4 trung bình (diltiazem, verapamil và một số thuốc nhóm macrolid)
  • Thuốc chậm nhịp tim, thuốc làm giảm kali máu

Không sử dụng đồng thời với các thuốc sau:

  • Các thuốc kéo dài khoảng QT: 
    • Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1A (disopyramid, hydroquinidin, quinidin)
    • Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (amiodaron, dofetilid, dronedaron…)
    • Một số thuốc chống loạn thần (haloperidol, pimozid, sertindol)
    • Một số thuốc chống trầm cảm (citalopram, escitalopram)
    • Một số thuốc kháng sinh (erythromycin, levofloxacin, spiramycin…)
    • Một số thuốc chống nấm
    • Một số thuốc điều trị sốt rét (halofantrin, lumefantrin)
    • Một số thuốc dạ dày – ruột (cisaprid, dolasetron, prucaloprid…)
    • Một số thuốc kháng histamin
    • Một số thuốc điều trị ung thư
    • Một số thuốc khác (bepridil, diphemanil, methadon)
    • Riêng apomorphine chỉ khuyên dùng trong trường hợp bắt buộc, lợi ích nhiều hơn nguy cơ
  • Chất ức chế CYP3A4 mạnh (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT): 
    • Thuốc ức chế protease
    • Thuốc chống nấm toàn thân nhóm azol
    • Một số thuốc nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, telithromycin)

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Không khuyến khích sử dụng domperidone cùng với nước bưởi và nên dùng trước khi ăn.

Bên cạnh đó, chưa rõ ảnh hưởng của rượu, thuốc lá đến tác dụng của domperidon, nhưng chúng lại tác động xấu đến hệ thần kinh, tiêu hóa và tất cả các cơ quan trong cơ thể, vì vậy tốt nhất không nên sử dụng. Nếu cần thiết bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ.

Tình trạng sức khỏe      

Một số vấn đề y tế có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc này, bạn nên nói với bác sĩ tất cả trục trặc về sức khỏe mà mình gặp phải, đặc biệt là: chảy máu dạ dày hay vấn đề ở đường ruột, khối u tuyến yên, bệnh gan, sự nhạy cảm với domperidone (nếu có).

Bảo quản thuốc Motilium

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều 

Quá liều và độc tính

Các triệu chứng của quá liều: Kích động, thay đổi ý thức, co giật, buồn ngủ, mất khả năng xác định phương hướng, hội chứng ngoại tháp, đặc biệt hay gặp ở trẻ em.

Cách xử lý khi quá liều

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho domperidone.

Xử trí ngộ độc cấp và quá liều: rửa dạ dày, dùng than hoạt, điều trị triệu chứng. Các thuốc kháng cholinergic hoặc các thuốc điều trị Parkinson có khả năng giúp kiểm soát hội chứng ngoại tháp trong trường hợp quá liều.

Xử trí khi quên liều       

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không sử dụng gấp đôi liều đã quy định.

Xem thêm

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!