Hoặc
27 câu hỏi
Bài 5 trang 98 Hóa học 10. Phản ứng A →sản phẩm được thực hiện trong bình kín. Nồng độ của A tại các thời điểm t = 0; t = 1 phút; t = 2 phút lần lượt là 0,1563 M; 0,1496 M; 0,1431 M. a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong phút thứ nhất và từ phút thứ nhất tới hết phút thứ hai. b) Vì sao hai giá trị tốc độ tính được không bằng nhau.
Bài 4 trang 98 Hóa học 10. Cùng một lượng kim loại Zn phản ứng với cùng một thể tích dung dịch H2SO4 1M, nhưng ở hai nhiệt độ khác nhau. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 Thể tích khí H2 sinh ra ở mỗi thí nghiệm theo thời gian được biểu diễn ở đồ thị bên. a) Giải thích vì sao đồ thị màu đỏ ban đầu cao hơn đồ thị màu xanh. b) Vì sao sau một thời gian, hai đường đồ thị lại chụm lại với nhau?
Bài 3 trang 98 Hóa học 10. Khí H2 có thể được điều chế bằng cách cho miếng sắt vào dung dịch HCl. Hãy đề xuất các biện pháp khác nhau để làm tăng tốc độ điều chế khí H2 từ cách này.
Bài 2 trang 98 Hóa học 10. Hình ảnh bên minh họa ảnh hưởng của yếu tố nào tới tốc độ phản ứng? Giải thích.
Bài 1 trang 98 Hóa học 10. Nồi áp suất dùng để ninh, hầm thức ăn có thể làm nóng nước tới nhiệt độ 120oC so với 100oC khi dùng nồi thường. Trong quá trình hầm xương thường diễn ra nhiều phản ứng hóa học, ví dụ quá trình biến đổi các protein, chẳng hạn như thủy phân một phần collagen thành gelatin. Hãy cho biết tốc độ quá trình thủy phân collagen thành gelatin thay đổi như thế nào khi sử dụng nồi á...
Vận dụng 5 trang 97 Hóa học 10. Enzyme amylase và lipase có trong nước bọt. Hãy giải thích vì sao chúng ta cần phải nhai kĩ thức ăn trước khi nuốt.
Thực hành trang 96 Hóa học 10. Rót khoảng 2 ml nước oxi già (dung dịch H2O2 3%) vào một ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Tiếp theo thêm một lượng nhỏ bột MnO2 (màu đen, dùng làm chất xúc tác) vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận về ảnh hưởng của chất xúc tác tới tốc độ phản ứng.
Câu hỏi 10 trang 95 Hóa học 10. Với phản ứng có γ = 2, nếu nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC thì tốc độ phản ứng tăng bao nhiêu lần?
Câu hỏi 9 trang 95 Hóa học 10. Dựa vào hiện tượng nào để so sánh tốc độ phản ứng trong hai thí nghiệm này?
Câu hỏi 8 trang 95 Hóa học 10. Vì sao đinh sắt trong thí nghiệm bên phải được tẩy sạch gỉ và dầu mỡ?
Thực hành trang 95 Hóa học 10. Cho hai đinh sắt tương tự nhau (tẩy sạch gỉ và dầu mỡ) vào hai ống nghiệm chứa cùng một thể tích dung dịch HCl 1M. Một ống nghiệm để ở nhiệt độ phòng, một ống nghiệm được đun nóng bằng đèn cồn. Quan sát hiện tượng để rút ra kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng.
Vận dụng 4 trang 94 Hóa học 10. Giải thích vì sao thanh củi chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn.
Câu hỏi 7 trang 94 Hóa học 10. Quan sát hình 16.4, giải thích vì sao khi dùng đá vôi dạng bột thì tốc độ phản ứng nhanh hơn.
Thực hành trang 94 Hóa học 10. Chuẩn bị hai mẩu đá vôi nhỏ A và B có khối lượng xấp xỉ bằng nhau. Tán nhỏ mẩu đá vôi B thành bột. Cho hai mẫu này riêng rẽ vào hai ống nghiệm chứa cùng một thể tích dung dịch HCl 0,5M. Quan sát hiện tượng để rút ra kết luận về ảnh hưởng của diện tích bề mặt tới tốc độ phản ứng.
Vận dụng 3 trang 93 Hóa học 10. Hãy giải thích các hiện tượng dưới đây. a) Khi ở nơi đông người trong không gian kín, ta cảm thấp khó thở và phải thở nhanh hơn. b) Tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất. c) Bệnh nhân suy hô hấp cần thở oxygen thay vì không khí (chứa 21% thể tích oxygen).
Câu hỏi 6 trang 93 Hóa học 10. Khi nồng độ của H2(g) cũng như I2(g) đều tăng lên gấp đôi thì tốc độ phản ứng của H2(g) với I2(g) tăng lên mấy lần?
Câu hỏi 5 trang 92 Hóa học 10. Trong phản ứng (6), nếu nồng độ của H2 tăng gấp đôi thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
Câu hỏi 4 trang 92 Hóa học 10. Em có nhận xét gì nếu trong biểu thức (5), nồng độ của chất A và B đều bằng 1M?
Vận dụng 2 trang 91 Hóa học 10. Thực phẩm bị ôi thiu do các phản ứng oxi hóa của oxygen cũng như sự hoạt động của vi khuẩn. Giải thích vì sao để hạn chế sự ôi thiu, người ta lại bơm N2 hoặc CO2 vào túi đựng thực phẩm trước khi đóng gói. Biết rằng nồng độ oxygen trong túi thực phẩm sau khi bơm N2 hoặc CO2 chỉ còn khoảng 2 – 5%.
Thực hành trang 91 Hóa học 10. Cho hai mẩu đá vôi từ cùng một mẫu có kích thước xấp xỉ nhau vào hai ống nghiệm chứa cùng một thể tích dung dịch HCl (khoảng 13 ống nghiệm) có nồng độ khác nhau lần lượt là. 0,1M (ống nghiệm (a)) và 0,2M (ống nghiệm (b)). Quan sát hiện tượng phản ứng và nhận xét về mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ HCl.
Vận dụng 1 trang 90 Hóa học 10. Hãy sắp xếp tốc độ các phản ứng sau theo chiều tăng dần. (1) phản ứng than cháy trong không khí, (2) phản ứng gỉ sắt, (3) phản ứng nổ của khí bình gas.
Luyện tập 2 trang 90 Hóa học 10. Từ bảng 6.1, có thể tính được tốc độ trung bình của phản ứng sau 50 giây hay không? Vì sao?
Luyện tập 1 trang 90 Hóa học 10. Tính tốc độ trung bình của phản ứng (4) theo O2 trong 100 giây đầu tiên.
Câu hỏi 3 trang 90 Hóa học 10. Cho biết tốc độ phản ứng chỉ nhận giá trị dương. Giải thích tại sao phải thêm dấu trừ trong biểu thức (3) khi tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia phản ứng.
Câu hỏi 2 trang 89 Hóa học 10. Tốc độ của phản ứng (1) ở thí nghiệm (a) là nhanh hơn hay chậm hơn tốc độ phản ứng ở thí nghiệm (b)?
Câu hỏi 1 trang 89 Hóa học 10. Trong cùng một khoảng thời gian, nồng độ của MgCl2 trong dung dịch ở thí nghiệm nào tăng lên nhanh hơn? Giải thích.
Mở đầu trang 88 Hóa học 10. Cho hai mảnh Mg cùng khối lượng vào hai ống nghiệm chứa cùng thể tích dung dịch HCl dư, nồng độ dung dịch HCl ở mỗi ống nghiệm lần lượt là 2M (Thí nghiệm (a)) và 0,5M (Thí nghiệm (b)). Hiện tượng thí nghiệm được mô tả như hình 16.1. Theo em, mảnh Mg ở ống nghiệm nào sẽ bị tan hết trước? Giải thích.
85.3k
53.3k
44.6k
41.6k
39.6k
37.3k
36.1k
34.9k
33.6k
32.4k