Hoặc
30 câu hỏi
Bài 37.30 trang 93 SBT Khoa học tự nhiên 7. Kể tên hai cây bất kì tương ứng với từng hình thức sinh sản hoặc là ví dụ của ứng dụng trong thực tiễn. a) Sinh sản vô tính. b) Nhân giống sinh dưỡng từ thân cây. c) Ghép cành. d) Sinh sản hữu tính. e) Phát tán của hạt nhờ gió.
Bài 37.29 trang 93 SBT Khoa học tự nhiên 7. Quan sát hình các loại hoa dưới đây và hoàn thành các yêu cầu sau. a) Mỗi hoa thường có bao nhiêu nhụy? A. 1. B. 2. C. 3. D. 5. b) Phân biệt các nhóm hoa trên dựa vào đặc điểm của bộ phận sinh sản chủ yếu. c) Dự đoán cách thụ phấn của các nhóm hoa trên. d) Con người đã ứng dụng hiểu biết về cách thụ phấn nào nhằm đạt hiệu quả sinh sản cao nhất?
Bài 37.28 trang 93 SBT Khoa học tự nhiên 7. Trong thực tiễn, nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành có ưu điểm gì so với việc trồng cây từ hạt?
Bài 37.27 trang 93 SBT Khoa học tự nhiên 7. Trong thực tiễn, nuôi cấy mô ở động vật được ứng dụng trong lĩnh vực nào? Lấy ví dụ.
Bài 37.26 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7. Hãy kể tên những thành tựu đạt được từ nuôi cấy mô ở thực vật.
Bài 37.25 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7. Quả được tạo thành trong sinh sản hữu tính ở thực vật. Có hai loại quả là quả thịt và quả khô. Quả thịt khi chín có vỏ quả mềm, chứa nhiều thịt quả. Vỏ quả khô khi chín có thể nẻ ra (gọi là quả khô nẻ) hoặc không nẻ (gọi là quả khô không nẻ). Ví dụ. quả đỗ đen, đỗ xanh thuộc nhóm quả khô nẻ, khi chín vỏ quả tách ra để hạt tung ra ngoài. Dựa vào đoạn thôn...
Bài 37.24 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7. Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa sinh sản hữu tính của chim bồ câu và thỏ.
Bài 37.23 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7. Vẽ sơ đồ sinh sản hữu tính của thỏ.
Bài 37.22 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7. Vẽ sơ đồ sinh sản hữu tính của chim bồ câu.
Bài 37.21 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7. Hãy nêu hai đặc điểm chỉ sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Bài 37.20 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống. - Mọc chồi là một kiểu của (1). - Quá trình (2). đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. - (3). là cơ quan sinh sản của thực vật Hạt kín. - Bộ phận nhú lên trên cơ quan sinh dưỡng của cây và có khả năng hình thành cơ thể mới được gọi là (4). - Thực vật có quả và hạt là kết quả của hình thức (8).
Bài 37.19 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7. Mô tả các giai đoạn sinh sản ở thực vật.
Bài 37.18 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7. Vẽ phác thảo và chú thích cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật.
Bài 37.17 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7. Nối nội dung ở cột A với định nghĩa ở cột B sao cho phù hợp.
Bài 37.16 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7. Những ý nào dưới đây nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở sinh vật? (1) Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới. (2) Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt ở các môi trường sống luôn thay đổi. (3) Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu. (4) Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gia...
Bài 37.15 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7. Hãy chỉ ra một điểm khác biệt giữa hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Bài 37.14 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7. Cho các cây sau. mía, lúa, khoai tây, hoa hồng. Dựa vào đặc điểm sinh sản, hãy chỉ ra cây nào có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại. Giải thích.
Bài 37.13 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7. Nối tên sinh vật ở cột A với các hình thức sinh sản tương ứng ở cột B.
Bài 37.12 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7. Hoa lưỡng tính là A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa. B. hoa có đài, tràng và nhị hoa. C. hoa có nhị và nhụy hoa. D. hoa có đài và tràng hoa.
Bài 37.11 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7. Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa? A. Đài hoa. B. Tràng hoa. C. Nụ hoa. D. Bầu nhụy.
Bài 37.10 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7. Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc. B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều. C. để tránh sâu, bệnh gây hại. D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Bài 37.9 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7. Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là A. sự thụ tinh. B. sự thụ phấn. C. tái sản xuất. D. hình thành hạt.
Bài 37.8 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7. Sự thụ phấn là quá trình A. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang bầu nhụy. B. chuyển giao tử đực từ bao phấn sang vòi nhụy. C. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhụy. D. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang noãn.
Bài 37.7 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7. Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là A. mọc chồi. B. tái sinh. C. phân đôi. D. nhân giống.
Bài 37.6 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7. Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây? A. Con người. B. Amip. C. Thuỷ tức. D. Vi khuẩn.
Bài 37.5 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành A. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây. B. chỉ từ rễ của cây. C. chỉ từ một phần thân của cây. D. chỉ từ lá của cây.
Bài 37.4 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7. Bộ phận được khoanh tròn trên củ khoai tây trong hình bên được gọi là gì? A. Rễ cây con. B. Chồi mầm. C. Chồi hoa. D. Bao phấn.
Bài 37.3 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7. Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây? A. Lá. B. Rễ. C. Thân củ. D. Hạt giống.
Bài 37.2 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7. Sinh sản vô tính là A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt. B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật. C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.
Bài 37.1 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7. Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. B. duy trì sự phát triển của sinh vật. C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật. D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.
87.6k
54.7k
45.7k
41.7k
41.2k
38.3k
37.4k
36.1k
34.9k
33.4k