Hoặc
16 câu hỏi
Bài tập 10 trang 44 SBT Giáo dục công dân 7. Em hãy thảo luận với các bạn cùng lớp để thực hiện dự án. “Văn minh học đường”.
Bài tập 9 trang 43 SBT Giáo dục công dân 7. Em hãy viết một lá thư gửi cho những người gây ra bạo lực học đường để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về những hành vi ấy và đưa ra lời khuyên cho họ.
Bài tập 8 trang 43 SBT Giáo dục công dân 7. Em hãy thảo luận với bạn để cùng thiết kế một cuốn cẩm nang giúp học sinh phòng, tránh tình huống bạo lực học đường thường gặp trong nhà trường.
Bài tập 7 trang 43 SBT Giáo dục công dân 7. Em hãy nêu cách ứng xử trong các tình huống sau. Trường hợp 1. Do xích mích cá nhân, T rủ một số bạn chặn đường để đánh, doạ nạt H. Em tình cờ đi ngang qua và biết được sự việc đó. Trường hợp 2. Do không kiềm chế được cảm xúc, giáo viên đã có lời xúc phạm học sinh trên lớp.
Câu 7. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây? A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn. B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý. D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.
Câu 6. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường. B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau. C. Giữ kín chuyện để không ai biết. D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường? A. Sự sợ hãi của nạn nhân. B. Sự ám ảnh của nạn nhân. C. Sự nổi loạn của nạn nhân. D. Sự trầm cảm của nạn nhân.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường? A. Do thiếu thốn tình cảm. B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực. C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình. D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.
Câu 3. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh. B. Giáo viên lăng mạ học sinh trên lớp. C. Giáo viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng. D. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp.
Câu 2. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây? A. Đánh đập con cái thậm tệ. B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp. C. Phê bình học sinh trên lớp. D. Phân biệt đối xử giữa các con.
Câu 1. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về. thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây? A. Bạo lực học đường. B. Bạo lực gia đình. C. Bạo lực cộng đồng. D. Bạo lực xã hội.
Bài tập 5 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7. Em hãy kể lại một tình huống bạo lực học đường từng chứng kiến hoặc biết đến.Tình huống ấy gợi cho em những suy nghĩ gì? Em rút ra được bài học gì qua tình huống trên?
Bài tập 4 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7. Để chuẩn bị cho hoạt động tuyên truyền sắp tới về phòng, chống bạo lực học đường, em có đề xuất, kiến nghị gì về vấn đề này? Giải thích vì sao em lại đưa ra đề xuất, kiến nghị ấy.
Bài tập 3 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7. Em hãy trình bày cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.
Bài tập 2 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7. Em hãy kể tên một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. Em ấn tượng nhất với quy định nào? Vì sao?
Bài tập 1 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7. Em hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.
86.4k
53.5k
44.7k
41.6k
40.2k
37.4k
36.4k
35k
33.9k
32.4k