Hoặc
25 câu hỏi
Bài 3.25 trang 10 SBT Hóa học 10. Hợp chất A có công thức M4X3. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong phân tử A là 214. Tổng số hạt proton, neutron, electron của [M]4 nhiều hơn so với [X]3 trong A là 106. a) Xác định công thức hóa học của A. b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử tạo nên A.
Bài 3.24 trang 10 SBT Hóa học 10. Viết cấu hình electron theo ô orbital của nguyên tử các nguyên tố có Z = 9, Z = 14 và Z = 21. Chúng là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Bài 3.23 trang 10 SBT Hóa học 10. Nguyên tố X có Z = 12 và nguyên tố Y có Z = 17. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X và Y. Khi nguyên tử của nguyên tố X nhường đi hai electron và nguyên tử của nguyên tố Y nhận thêm một electron thì lớp electron ngoài cùng của chúng có đặc điểm gì?
Bài 3.22 trang 9 SBT Hóa học 10. Cho biết tổng số electron tối đa chứa trong. a) Phân lớp p; b) Phân lớp d; c) Lớp K; d) Lớp M.
Bài 3.21 trang 9 SBT Hóa học 10. Nêu mối quan hệ về năng lượng của electron trên các orbital, các phân lớp, các lớp electron.
Bài 3.20 trang 9 SBT Hóa học 10. Trường hợp trong orbital p có chứa hai electron thì có những cách nào biểu diễn electron trong orbital đó? Cách nào tuân theo quy tắc Hund?
Bài 3.19 trang 9 SBT Hóa học 10. Dùng ô orbital để mô tả cách sắp xếp electron trong orbital s.
Bài 3.18 trang 9 SBT Hóa học 10. Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?
Bài 3.17 trang 9 SBT Hóa học 10. Cách biểu diễn electron trong AO nào sau đây không tuân theo nguyên lí Pauli?
Bài 3.16 trang 9 SBT Hóa học 10. Nguyên tố X có Z = 17. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp A. K B. L C. M D. N
Bài 3.15 trang 9 SBT Hóa học 10. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên ba lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là A. 6 B. 8 C. 14 D. 16
Bài 3.14 trang 9 SBT Hóa học 10. Lớp M có số electron tối đa bằng A. 3 B. 4 C. 9 D. 18
Bài 3.13 trang 9 SBT Hóa học 10. Lớp M có số orbital tối đa bằng A. 3 B. 4 C. 9 D. 18
Bài 3.12 trang 9 SBT Hóa học 10. Lớp L có số phân lớp electron bằng A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Bài 3.11 trang 9 SBT Hóa học 10. Phân lớp 3d có số electron tối đa là A. 6 B. 18 C. 14 D. 10
Bài 3.10 trang 8 SBT Hóa học 10. Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 4. C. 3, 5, 7. D. 1, 2, 3.
Bài 3.9 trang 8 SBT Hóa học 10. Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa A. 1 electron B. 2 electron C. 3 electron D. 4 electron
Bài 3.8 trang 8 SBT Hóa học 10. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất. B. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất. C. Electron ở orbital 3p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 3s. D. Các electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.
Bài 3.7 trang 8 SBT Hóa học 10. Các phân lớp trong mỗi lớp electron được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường theo thứ tự là A. s, d, p, f, . B. s, p, d, f, . C. s, p, f, d, . D. f, d, p, s, .
Bài 3.6 trang 8 SBT Hóa học 10. Các lớp electron được đánh số từ trong ra ngoài bằng các số nguyên dương. n = 1, 2, 3, . với tên gọi là các chữ cái in hoa là A. K, L, M, O, . B. L, M, N, O, . C. K, L, M, N, . D. K, M, N, O, .
Bài 3.5 trang 8 SBT Hóa học 10. Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, electron chiếm các mức năng lượng A. lần lượt từ cao đến thấp. B. lần lượt từ thấp đến cao. C. bất kì. D. từ mức thứ hai trở đi.
Bài 3.4 trang 8 SBT Hóa học 10. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào A. nguyên tử khối tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần. C. số khối tăng dần. D. mức năng lượng electron
Bài 3.3 trang 8 SBT Hóa học 10. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây? A. Nguyên lí vững bền và nguyên lí Pauli. B. Nguyên lí vững bền và quy tắc Hund. C. Nguyên lí Pauli và quy tắc Hund. D. Nguyên lí vững bền và quy tắc Pauli
Bài 3.2 trang 8 SBT Hóa học 10. Sự phân bố electron trong một orbital dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây? A. Nguyên lí vững bền. B. Quy tắc Hund C. Nguyên lí Pauli D. Quy tắc Pauli
Bài 3.1 trang 7 SBT Hóa học 10. Orbital nguyên tử là A. Đám mây chứa electron dạng hình cầu. B. Đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi. C. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất. D. Quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định.
87.6k
54.7k
45.7k
41.7k
41.2k
38.3k
37.4k
36.1k
34.9k
33.4k