Hoặc
20 câu hỏi
Bài 7.20 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7. Hợp chất (Z) là khoáng vật có ánh kim và sắc vàng đồng từ nhạt tới đậm. Màu sắc của khoáng vật này đã tạo nên tên hiệu riêng của nó là vàng của kẻ ngốc (ảnh bên), do nó trông tương tự như vàng. Trong hợp chất (Z) có 46,67% iron, còn lại là sulfur. a) Xác định công thức hóa học của hợp chất (Z). b) Tìm hiểu trên internet, em hãy cho biết tên gọi và một số...
Bài 7.19 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7. Để pháo hoa có nhiều màu sắc khác nhau, người ta sẽ cho vào thuốc pháo các chất phụ gia tạo màu. Các chất phụ gia này thường là các muối của một số kim loại, trong đó có muối (Y) gồm kim loại M và nguyên tố chlorine. Biết (Y) có khối lượng phân tử là 135 amu và M chiếm 47,41% theo khối lượng. Xác định công thức hóa học của (Y).
Bài 7.18 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7. Một oxide có công thức XOn, trong đó X chiếm 30,43% (khối lượng); Biết khối lượng phân tử của oxide bằng 46 amu. Xác định công thức hóa học của oxide trên.
Bài 7.17 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7. Bột thạch cao có nhiều ứng dụng quan trọng như. Tạo hình trong những công trình kiến trúc, làm vật liệu xây dựng, vữa trát tường, đúc tượng, làm khuôn đúc chịu nhiệt, … Trong y tế, nó còn được dùng làm khung xương, bó bột, khuôn mẫu trong nha khoa, … Thành phần chính của bột thạch cao là hợp chất (G) gồm calcium và gốc sulfate. a) Xác định công thức hóa h...
Bài 7.16 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7. Ammonium carbonate là hợp chất được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, … Nó còn được gọi là ammonia của thợ làm bánh và là tiền thân của các chất hiện đại hơn như baking soda và bột nở. a) Hãy các định công thức hóa học của hợp chất ammonium carbonnate. b) Tính phần trăm (%) của nguyên tố N trong hợp chất trên.
Bài 7.15 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7. Hợp chất (E) là oxide của nguyên tố M có hóa trị VI. Biết (E) có khối lượng phân tử bằng 80 amu và có 60% oxygen. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất E.
Bài 7.14 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7. Trong khí thải nhà máy (hình bên) có các oxide của carbon và sulfur (cùng hóa trị). a) Hãy các định công thức hóa học của các hợp chất này và tính khối lượng phân tử của chúng. b) Trong phân tử của các hợp chất trên có chứa loại liên kết hóa học gì?
Bài 7.13 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7. Xác định công thức hóa học của hợp chất calcium phosphate có cấu tạo từ Ca và nhóm (PO4). Tính khối lượng phân tử của hợp chất calcium phosphate.
Bài 7.12 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7. Xác định công thức hóa học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ sulfur hóa trị VI và oxygen.
Bài 7.11 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7. Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây. a) Từ quy tắc hóa trị, ta rút ra được tỉ lệ số nguyên tử bằng (1) …. Khi biết tỉ lệ số nguyên tử, ta (2) … b) Công thức hóa học của kim loại và khí hiếm (3) …. Đơn chất phi kim có công thức hóa học (4) …
Bài 7.10 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7. Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây. a) Công thức hóa học dùng để (1) …. Công thức hóa học cho biết (2) … b) Công thức hóa học chung của phân tử có dạng (3) …. Từ % nguyên tố và khối lượng phân tử, ta luôn (4) …
Bài 7.9 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7. Trong các nguyên tố sau. H, N, O, C, S, Na, Mg, Al, Fe a) Nguyên tố nào có nhiều hóa trị trong hợp chất? Cho ví dụ. b) Nguyên tố nào có hóa trị cao nhất? Cho ví dụ.
Bài 7.8 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7. Điền đẩy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây. a) Trong chất cộng hóa trị, nguyên tố H luôn có (1) …, nguyên tố O thường có (2)…. b) Trong hợp chất, nguyên tố P có hóa trị (3) …. Nguyên tố N có hóa trị (4) ….
Bài 7.7 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7. Có các phát biểu sau. (a) Công thức hóa học của kim loại trùng với kí hiệu nguyên tố vì mỗi phân tử kim loại chỉ gồm 1 nguyên tử kim loại. (b) Các nguyên tố khí hiếm không kết hợp với nguyên tố khác hoặc với chính nó vì chúng trơ về mặt hóa học. Do đó, công thức hóa học của nó trùng với kí hiệu nguyên tố. (c) Nguyên tố oxygen thường xếp cuối công thức hóa...
Bài 7.6 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7. Có các phát biểu sau. (a) Trong hợp chất gồm các nguyên tố C, H, O thì O luôn có hóa trị bằng II. (b) Tùy thuộc vào nguyên tử liên kết với nguyên tố P mà hóa trị của P có thể bằng III và bằng V. (c) Trong các hợp chất gồm nguyên tố S và nguyên tố O thì S luôn có 1 hóa trị. (d) Nguyên tố H và nguyên tố Cl đều có hóa trị bằng I trong các hợp chất. Số phát bi...
Bài 7.5 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7. Có các phát biểu sau. (a) Cách biểu diễn công thức hóa học của kim loại và khí hiếm giống nhau. (b) Công thức hóa học của các đơn chất phi kim trùng với kí hiệu nguyên tố hóa học. (c) Dựa vào công thức hóa học, ta luôn xác định được hóa trị của các nguyên tố. (d) Các chất có cùng khối lượng phân tử thì có cùng công thức hóa học. Số phát biểu đúng là A. 1....
Bài 7.4 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Công thức hóa học cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử của chất. B. Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất và cho biết chất đó là đơn chất hay hợp chất. C. Công thức hóa học cho ta biết được khối lượng phân tử của chất. D. Công thức hóa học cho biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong ph...
Bài 7.3 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số nguyên tử của chất. B. Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất và cho biết hóa trị của chất. C. Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất và cho biết khối lượng phân tử của chất. D. Công thức hóa học dùng để biểu diễn các nguyên tố có trong chất.
Bài 7.2 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong hợp chất tạo bởi C và H, hóa trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì một nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H. B. Trong hợp chất cộng hóa trị, nguyên tố H luôn có hóa trị bằng I. C. Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hóa trị bằng II. D. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hóa trị bằng III.
Bài 7.1 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7. Trong chất cộng hóa trị, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hóa trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử nguyên tố khác có trong phân tử. B. Hóa trị của nguyên tố bằng số H liên kết với nguyên tử nguyên tố đó. C. Hóa trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó. D. Hóa...
87.6k
54.7k
45.7k
41.7k
41.2k
38.3k
37.4k
36.1k
34.9k
33.4k