Hoặc
12 câu hỏi
Bài 3.12 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7. Muối ăn được dùng hàng ngày và có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Em hãy tìm hiều thành phần hóa học của muối ăn (gồm các nguyên tố hóa học nào) và nêu cách sử dụng muối ăn như thế nào cho khoa học và tốt cho sức khỏe.
Bài 3.11 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7. Các em hãy tìm hiểu về sự kì diệu của các nguyên tố hóa học bằng video clip hoặc đọc sách “Sự kì diệu của các nguyên tố hóa học” của tác giả Robert Winston. Từ đó, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ về đề tài “Mô tả vai trò của các nguyên tố hóa học trong cuộc sống con người”.
Bài 3.10 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7. Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình dưới đây. a) Nêu sự giống và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử. b) Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Bài 3.9 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7. Cho biết sơ đồ nguyên tử của bốn nguyên tố như sau. Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của 4 nguyên tố.
Bài 3.8 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7. Biết rằng 4 nguyên tử magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.
Bài 3.7 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7. Trong đời sống, chúng ta biết rằng, kim cương với vẻ ngoài sáng bóng, lấp lánh và có độ cứng lớn nhất trong tự nhiên, còn than chì (graphite) có màu đen, bóng và mềm. Chúng có tính chất trái ngược nhau nhưng lại thuộc cùng nguyên tố X. Em hãy tra cứu từ sách vở, tạp chí hay internet để. a) Tìm hiểu nguyên tố này là gì, tên gọi và kí hiệu hóa học được viết n...
Bài 3.6 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7. Khi thổi một quả bóng bay bằng hơi thở của chúng ta thì bóng bay chỉ bay là là trên nền nhà, nhưng nếu bơm vào bóng một chất khí X thì bóng bay sẽ bay lên cao nếu ta không giữ chặt. Em hãy tìm hiểu thông tin chất khí nói trên và những ứng dụng khác của khí này trong đời sống.
Bài 3.5 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7. Hoàn thành bảng sau.
Bài 3.4 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có … A. cùng số neutron trong hạt nhân. B. cùng số proton trong hạt nhân. C. cùng số electron trong hạt nhân. D. cùng số proton và neutron trong hạt nhân.
Bài 3.3 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7. Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là A. Ca. B. Zn. C. Al. D. C.
Bài 3.2 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7. Hiện nay, số nguyên tố hóa học trong tự nhiên là A. 110. B. 102. C. 98. D. 82.
Bài 3.1 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. “Số … là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”. A. electron. B. proton. C. neutron. D. neutron và electron.
86.5k
53.6k
44.7k
41.7k
40.2k
37.4k
36.5k
35.1k
33.9k
32.4k