Hoặc
35 câu hỏi
Bài 19.35 trang 59 sách bài tập Sinh học 10. Ở mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng của cá thể cái xét một cặp gene dị hợp. Sự giảm phân bình thường của các tế bào sinh dục chứa các cặp gene dị hợp đó làm cho loài có khả năng tạo tối đa 16 loại trứng khác nhau. a) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. b) Cho kí hiệu về các cặp gene dị hợp đó để viết thành phần gene của các loại trứng. c) Nếu ở...
Bài 19.34 trang 59 sách bài tập Sinh học 10. Có 10 tế bào sinh dục sơ khai đực của ruồi giấm nguyên phân với số đợt bằng nhau tạo ra 640 tế bào sinh tinh, giảm phân cho các tinh trùng bình thường. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 5 %, của trứng là 40 %. Tính. a) Số lượng tinh trùng được thụ tinh với trứng. b) Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai đực. c) Số lượng tế bào sinh trứng...
Bài 19.33 trang 59 sách bài tập Sinh học 10. Bộ nhiễm sắc thể của mèo 2n = 38, tổng số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng là 320, tổng số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng nhiều hơn trong trứng là 18240, các trứng đều thụ tinh tạo hợp tử. a) Nếu các tế bào sinh tinh và sinh trứng nói trên đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục ban đầu thì số lần nguyên phân là bao nhiêu? b) Tính hiệu suất thụ...
Bài 19.32 trang 59 sách bài tập Sinh học 10. Một hợp tử của một loài sinh vật sau 7 đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 1016 nhiễm sắc thể đơn. a) Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. b) Khi loài đó phát sinh giao tử thì có mấy loại tinh trùng và trứng.
Bài 19.31 trang 59 sách bài tập Sinh học 10. Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ 2n = 44, sau một số đợt nguyên phân liên tiếp môi trường tế bào đã cung cấp 11176 nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50 %, của tinh trùng là 6,25 %. a) Tính số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái. b) Tính số t...
Bài 19.30 trang 59 sách bài tập Sinh học 10. Hợp tử của một loài nguyên phân cho 2 tế bào A và B. Tế bào A nguyên phân một số đợt cho các tế bào con, số tế bào con này bằng số nhiễm sắc thể đơn trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài. Tế bào B nguyên phân một số đợt cho số tế bào con với tổng số nhiễm sắc thể đơn gấp 8 lần số nhiễm sắc thể của một tế bào lưỡng bội của loài. Tổng số nhiễm sắc thể ở...
Bài 19.29 trang 58 sách bài tập Sinh học 10. Ở một loài cá, số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 28. Tổng số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng là 64. Cho rằng mỗi loại tế bào này được sinh ra từ một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái. a) Tính số tinh trùng và trứng được hình thành từ các tế bào trên. b) Xác định...
Bài 19.28 trang 58 sách bài tập Sinh học 10. Một tế bào trứng của một loài thụ tinh với sự tham gia của 1048576 tinh trùng, số tế bào sinh tinh chứa tổng cộng 3145728 nhiễm sắc thể. a) Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. b) Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân tạo tinh trùng.
Bài 19.27 trang 58 sách bài tập Sinh học 10. Lấy 50 tế bào soma từ một cây mầm cho nguyên phân liên tiếp nhiều lần thì nhận thấy nhiễm sắc thể do môi trường cung cấp là 16800 nhiễm sắc thể, trong đó có 14400 nhiễm sắc thể tạo thành từ nguyên liệu mới hoàn toàn. a) Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. b) Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
Bài 19.26 trang 58 sách bài tập Sinh học 10. Ở ruồi giấm, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 4 lần. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để hình thành bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn cho quá trình phân bào này.
Bài 19.25 trang 58 sách bài tập Sinh học 10. Trình bày ý nghĩa của việc các nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp với nhau?
Bài 19.24 trang 58 sách bài tập Sinh học 10. Tại sao nói giảm phân II và nguyên phân có bản chất giống nhau?
Bài 19.23 trang 58 sách bài tập Sinh học 10. Tại sao các nhiễm sắc thể kép lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử nhưng sau khi phân chia xong, nhiễm sắc thể đơn lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh?
Bài 19.22 trang 58 sách bài tập Sinh học 10. Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học ứng dụng của kĩ thuật nào trong thực tiễn?
Bài 19.21 trang 58 sách bài tập Sinh học 10. Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
Bài 19.20 trang 58 sách bài tập Sinh học 10. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về điểm giống nhau giữa quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật? (1) Chúng đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau. (2) Ở kì cuối, tế bào có sự co thắt tế bào chất ở giữa chia tế bào mẹ thành hai tế bào con. (3) Từ một tế bào mẹ, tạo thành hai tế bào con...
Bài 19.19 trang 57 sách bài tập Sinh học 10. Sự khác nhau trong nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật là gì? A. Tế bào chất ở động vật phân chia bằng eo thắt, ở thực vật bằng vách ngăn tế bào. B. Ở thực vật không có trung tử và thoi phân bào. C. Sự di chuyển của nhiễm sắc thể về hai cực. D. Cả A và B đúng.
Bài 19.18 trang 57 sách bài tập Sinh học 10. Từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân sẽ tạo ra A. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ. B. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n khác tế bào mẹ. C. 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội n. D. nhiều cơ thể đơn bào.
Bài 19.17 trang 57 sách bài tập Sinh học 10. Vì sao trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia tế bào chất bằng vách ngăn? A. Vì tế bào không có trung thể. B. Vì màng tế bào không thể co dãn. C. Vì tế bào thực vật có vách cellulose. D. Vì tế bào thực vật không rời 2 tế bào con.
Bài 19.16 trang 57 sách bài tập Sinh học 10. Trong phân bào, tế bào thực vật phân chia tế bào chất bằng cách nào? A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. Kéo dài màng tế bào. C. Màng tế bào thắt eo ở chính giữa tế bào chất. D. Tạo màng mới giữa tế bào.
Bài 19.15 trang 57 sách bài tập Sinh học 10. Trong phân bào, phân chia tế bào chất bằng cách thắt eo màng tế bào ở giữa tế bào chất có ở tế bào nào? A. Vi khuẩn. B. Động vật. C. Thực vật. D. Cả A, B, C.
Bài 19.14 trang 57 sách bài tập Sinh học 10. Trong phân bào, tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách nào? A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. Kéo dài màng tế bào. C. Màng tế bào thắt eo ở chính giữa tế bào chất. D. Tạo màng mới giữa tế bào.
Bài 19.13 trang 57 sách bài tập Sinh học 10. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào của nguyên phân? A. Kì cuối. B. Kì sau. C. Kì giữa. D. Kì đầu.
Bài 19.12 trang 57 sách bài tập Sinh học 10. Trong quá trình nguyên phân, thoi phân bào đóng vai trò gì? A. Nơi gắn nhiễm sắc thể. B. Nơi xảy ra quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể. C. Nơi gắn vào tâm động của nhiễm sắc thể vào kéo nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào. D. Hình thành màng nhân và nhân con cho các tế bào con.
Bài 19.11 trang 56 sách bài tập Sinh học 10. Trong quá trình nguyên phân, thoi phân bào dần xuất hiện ở kì nào? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Bài 19.10 trang 56 sách bài tập Sinh học 10. Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể phân li về hai cực của tế bào nhờ hoạt động của yếu tố nào? A. Nhân. B. Các bào quan. C. Thoi phân bào. D. Vách tế bào.
Bài 19.9 trang 56 sách bài tập Sinh học 10. Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia vật chất di truyền được thực hiện nhờ A. màng nhân. B. nhân con. C. trung thể. D. thoi phân bào.
Bài 19.8 trang 56 sách bài tập Sinh học 10. Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kì nào? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Bài 19.7 trang 56 sách bài tập Sinh học 10. Ở kì giữa của nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép sắp xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào? A. 4 hàng. B. 3 hàng. C. 2 hàng. D. 1 hàng.
Bài 19.6 trang 56 sách bài tập Sinh học 10. Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng cho loài và dễ quan sát nhất ở kì nào sau đây? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Bài 19.5 trang 56 sách bài tập Sinh học 10. Trong kì đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào? A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép. B. Bắt đầu co xoắn lại. C. Co xoắn tối đa. D. Bắt đầu dãn xoắn.
Bài 19.4 trang 56 sách bài tập Sinh học 10. Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây? A. Kì trung gian. B. Kì giữa. C. Kì đầu. D. Kì cuối.
Bài 19.3 trang 56 sách bài tập Sinh học 10. Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân? A. Kì đầu, kì sau, kì cuối, kì giữa. B. Kì sau, kì giữa, kì đầu, kì cuối. C. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. D. Kì giữa, kì sau, kì đầu, kì cuối.
Bài 19.2 trang 56 sách bài tập Sinh học 10. Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào trải qua mấy kì? A. 1 kì. B. 3 kì. C. 2 kì. D. 4 kì.
Bài 19.1 trang 56 sách bài tập Sinh học 10. Nguyên phân không xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây? A. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào sinh dưỡng. C. Tế bào sinh dục sơ khai. D. Tế bào nấm.
87.6k
54.7k
45.7k
41.7k
41.2k
38.3k
37.4k
36.1k
34.9k
33.4k