Hoặc
67 câu hỏi
Bài 9.17 trang 48 SBT Sinh học 10. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng lỏng không bổ sung dinh dưỡng trong suốt quá trình nuôi (nuôi cây theo mẻ, hệ kín), sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo mấy pha? A. 2 pha. B. 3 pha. C. 4 pha. D. 5 pha.
Bài 9.16 trang 48 SBT Sinh học 10. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản. B. sự tăng lên về kích thước tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân. C. sự tăng lên về khối lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân. D. sự tăng lên về cả kích thước tế bào và số...
Bài 9.15 trang 48 SBT Sinh học 10. Chọn phương án đúng để hoàn thành các bước thí nghiệm xác định khả năng sinh tổng hợp enzyme catalase của một mẫu vi khuẩn. chuẩn bị mẫu vi khuẩn và thực hiện phản ứng hóa học với …(1)…, quan sát phản ứng nếu thấy hình thành …(2) … thì mẫu vi khuẩn có chứa … (3) … A. (1) – nước oxi già, (2) – bọt khí, (3) – catalase. B. (1) – nước oxi già, (2) – catalase, (3) – b...
Bài 9.14 trang 47 SBT Sinh học 10. Thứ tự sắp xếp đúng các bước của phương pháp phân lập vi sinh vật trong không khí là. A. chuẩn bị môi trường phân lập – ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 – 3 ngày – mở nắp đĩa petri – đậy nắp đĩa petri – cố định nắp đĩa petri – quan sát kết quả. B. chuẩn bị môi trường phân lập – mở nắp đĩa petri – đậy nắp đĩa petri – cố định nắp đĩa petri - ủ ở nhiệt độ phù hợp trong...
Bài 9.13 trang 47 SBT Sinh học 10. Thứ tự sắp xếp đúng các bước của phương pháp quan sát hình dạng tế bào vi khuẩn là. A. chuẩn bị tiêu bản – nhuộm tiêu bản – rửa tiêu bản – thấm khô tiêu bản – hong khô tiêu bản – soi kính. B. chuẩn bị tiêu bản – thấm khô tiêu bản – hong khô tiêu bản – nhuộm tiêu bản – rửa tiêu bản - soi kính. C. chuẩn bị tiêu bản – hong khô tiêu bản – nhuộm tiêu bản – rửa tiêu bả...
Bài 9.12 trang 47 SBT Sinh học 10. Người ta bổ sung thêm 1,5 – 2 % thạch vào môi trường nuôi cấy nhằm mục đích A. tạo pH phù hợp. B. tạo độ muối phù hợp. C. bổ sung chất dinh dưỡng. D. tạo môi trường nuôi cấy đặc.
Bài 9.11 trang 47 SBT Sinh học 10. Có 3 loại cầu khuẩn kí hiệu là A1, A2 và A3 có đường kính tế bào tương ứng là 1,8 µm; 2,0 µm và 2,2 µm. Nuôi 3 vi khuẩn này trong 3 bình nuôi cấy có nguồn dinh dưỡng phù hợp. Tốc độ tiêu thụ nguồn dinh dưỡng của 3 chủng vi khuẩn này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là. A. A1 > A2 > A3. B. A2 > A1 > A3. C. A3 > A2 > A1. D. A2 > A3 > A1.
Bài 9.10 trang 47 SBT Sinh học 10. Chọn phương án đúng để hoàn thành nhận xét sau. Trong hình thức hóa tự dưỡng, sinh vật lấy năng lượng từ phản ứng của …(1) … và nguồn carbon từ …(2) … A. (1) – chất vô cơ, (2) – chất hữu cơ. B. (1) – chất vô cơ, (2) – CO2. C. (1) – chất hữu cơ, (2) – chất hữu cơ. D. (1) – chất hữu cơ, (2) – CO2.
Bài 9.9 trang 46 SBT Sinh học 10. Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn carbon và nguồn năng lượng là. A. chất hữu cơ và năng lượng ánh sáng. B. CO2 và năng lượng ánh sáng. C. chất hữu cơ và năng lượng hóa học. D. CO2 và năng lượng hóa học.
Bài 9.8 trang 46 SBT Sinh học 10. Trong hình thức hóa dị dưỡng, sinh vật lấy nguồn năng lượng và nguồn carbon từ. A. chất vô cơ và chất hữu cơ. B. chất vô cơ và CO2. C. chất hữu cơ và chất hữu cơ. D. chất hữu cơ và CO2.
Bài 9.7 trang 46 SBT Sinh học 10. Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ? A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng. B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng. C. Vi sinh vật quang tự dưỡng. D. Vi sinh vật hóa dưỡng.
Bài 9.6 trang 46 SBT Sinh học 10. Cho các vi sinh vật. vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, nấm, tảo lục đơn bào. Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại? A. Nấm. B. Tảo lục đơn bào. C. Vi khuẩn lam. D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.
Bài 9.5 trang 46 SBT Sinh học 10. Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là A. ánh sáng. B. hóa học. C. chất hữu cơ. D. ánh sáng và hóa học.
Bài 9.4 trang 46 SBT Sinh học 10. Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là A. nguồn năng lượng và khí CO2. B. nguồn năng lượng và nguồn carbon. C. ánh sáng và nhu cầu O2. D. ánh sáng và nguồn carbon.
Bài 9.3 trang 46 SBT Sinh học 10. Nhóm sinh vật nào sau đây không phải vi sinh vật? A. Vi khuẩn. B. Tảo đơn bào. C. Động vật nguyên sinh. D. Rêu.
Bài 9.2 trang 46 SBT Sinh học 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật? A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi. B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ. C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào. D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào.
Bài 9.1 trang 45 SBT Sinh học 10. Câu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật? A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được. B. Vi sinh vật nhỏ bé nên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh. C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực. D. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp.
86.5k
53.6k
44.7k
41.7k
40.2k
37.4k
36.5k
35.1k
33.9k
32.4k