Hoặc
29 câu hỏi
Bài 29 trang 51 SBT Sinh học 10. Enzyme phosphofructokinase có chức năng xúc tác cho phản ứng gắn nhóm phosphate vào đường fructose – 6 – phosphate. Enzyme này có trung tâm hoạt động mà ở đó có thể gắn fructose 6 – phosphate và ATP. Ở một vị trí khác (được gọi là vị trí dị lập thể) của enzyme này lại có khả năng liên kết với ATP khi nồng độ ATP trong tế bào quá cao. Hãy dự đoán hoạt tính của enzym...
Bài 28 trang 51 SBT Sinh học 10. Nhiệt độ trung bình của cơ thể người là 37oC. Hãy giải thích tại sao nhiệt độ hoạt động tối ưu của hầu hết các enzyme ở người lại dao động xung quanh 40oC.
Bài 27 trang 50 SBT Sinh học 10. Bạn Lan làm thí nghiệm về quang hợp như sau. Cho một nhánh rong đuôi chó vào bình thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn chiếu sáng. Khi bật đèn sáng một lúc thì thấy từ nhánh rong có những bọt khí li ti thoát ra. Bạn Hương thấy vậy cũng làm thí nghiệm giống như Lan nhưng đèn chiếu sáng rất lâu mà vẫn không thấy các bọt khí thoát ra từ cây rong. a) Từ kết quả thí nghiệm...
Bài 26 trang 50 SBT Sinh học 10. Xét về mặt hiệu quả sản sinh ra năng lượng hữu ích, lên men lactate cho lượng ATP thấp hơn nhiều so với hô hấp tế bào. Giải thích tại sao chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì hai kiểu hô hấp này song hành cùng nhau mà không loại bỏ lên men lactate ở người.
Bài 25 trang 50 SBT Sinh học 10. Một bạn học sinh copy hình vẽ một tế bào vi khuẩn và hai loại protein trên màng tế bào cùng phối hợp để tổng hợp ATP nhưng quên không ghi chú thích đó là loại protein gì và cách chúng hoạt động ra sao để tạo ra năng lượng cho tế bào vi khuẩn. Hãy cho biết protein A và protein B là gì, các mũi tên chỉ sự di chuyển của các chất gì và cách thức chúng hoạt động ra sao?...
Bài 24 trang 50 SBT Sinh học 10. Giải thích tại sao độ pH ở bên ngoài các tế bào vi khuẩn luôn thấp hơn so với ở bên trong tế bào vi khuẩn.
Bài 23 trang 49 SBT Sinh học 10. Một nhà nghiên cứu đã tiến hành 2 thí nghiệm sau. - Thí nghiệm (1) tổng hợp ATP trong ống nghiệm theo cách sau. Tách rời ti thể một cách nguyên vẹn khỏi tế bào rồi đặt vào trong ống nghiệm có pH = 8. Vì màng ngoài ti thể cho phép các ion H+ đi qua tự do nên nồng độ H+ sau đó cũng bị giảm xuống. Tiếp đến, người ta chuyển ti thể sang ống nghiệm khác có độ pH = 4, sau...
Bài 22 trang 49 SBT Sinh học 10. Ở động vật và người, đặc biệt là trẻ em, có một loại tế bào mỡ được gọi là mỡ nâu. Các ti thể của tế bào mỡ nâu có màng trong bị thủng khiến các H+ qua lại tự do. a) Hãy cho biết sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu khí ở các tế bào mỡ nâu chủ yếu là gì. Giải thích. b) Mỡ nâu có vai trò gì đối với cơ thể động vật và người? Tại sao trẻ em lại có nhiều mỡ nâu hơn người...
Bài 21 trang 48 SBT Sinh học 10. Đồ thị dưới đây cho thấy, khi lượng cơ chất không đổi còn hàm lượng enzyme tăng dần thì hoạt tính của enzyme đo bằng lượng ánh sáng được tạo ra cũng tăng theo. Hãy giải thích tại sao khi tăng nồng độ enzyme D – luciferin từ 0 lên 1 đơn vị thì lượng ánh sáng gia tăng rất mạnh, còn khi lượng enzyme gia tăng từ 1 lên 2 đơn vị thì lượng ánh sáng lại gia tăng chậm hơn n...
Bài 20 trang 48 SBT Sinh học 10. Điền các từ/cụm từ hoặc các chất thích hợp vào dấu (?) trong sơ đồ dưới đây.
Bài 19 trang 48 SBT Sinh học 10. Hãy điền các từ thích hợp vào các ô có dấu (?) ở sơ đồ dưới đây.
Bài 18 trang 48 SBT Sinh học 10. Hãy điền các thuật ngữ vào những chỗ có dấu (?) và các lời giải thích trên các đường gạch đậm nối các khái niệm trong hình dưới đây.
Bài 17 trang 48 SBT Sinh học 10. Hãy tự vẽ bản đồ khái niệm kết nối các khái niệm cho dưới đây. NADH, FADH2, ATP, màng trong ti thể, chuỗi truyền điện tử, ATP – synthase.
Bài 16 trang 47 SBT Sinh học 10. Bản đồ khái niệm cho dưới đây còn chưa hoàn chỉnh. a) Hãy điền tiếp các khái niệm. Đồng tiền năng lượng, chuỗi truyền điện tử, động năng, hô hấp kị khí, lên men cồn, lên men lactic, ribosome, pha sáng, pha tối, lục lạp, DNA, lipid, đồng hóa vào các ô (?) trong bản đồ khái niệm dưới đây và chỉ ra một lỗi sai cần phải bỏ. Lưu ý, một khái niệm có thể điền ở nhiều vị t...
Bài 15 trang 47 SBT Sinh học 10. Quang hợp ở cây xanh chỉ xảy ra vào ban ngày khi có ánh sáng, còn hô hấp ở thực vật A. chỉ xảy ra vào ban đêm. B. xảy ra cả ngày lẫn đêm. C. chỉ xảy ra ban ngày. D. chỉ xảy ra khi nào tế bào có đủ ATP
Bài 14 trang 46 SBT Sinh học 10. Nhận định nào dưới đây về quá trình quang hợp là đúng? A. Pha sáng xảy ra ở chất nền lục lạp. B. Pha tối xảy ra ở màng thylakoid. C. Pha sáng xảy ra ở màng kép của lục lạp. D. Pha tối xảy ra ở chất nền của lục lạp.
Bài 13 trang 46 SBT Sinh học 10. Những nhận định nào dưới đây về quá trình hô hấp tế bào và lên men là đúng? A. Trong quá trình đường phân cần có NAD+ để tạo ra NADH, còn trong lên men NADH được chuyển thành NAD+. B. Trong quá trình đường phân cần có NADH để tạo ra NAD+, còn trong lên men NAD+ được chuyển thành NADH. C. Trong quá trình lên men chất nhận điện tử là chất hữu cơ. D. Lên men lactate t...
Bài 12 trang 46 SBT Sinh học 10. Những nhận định nào dưới đây về lên men là đúng? A. Lên men không cần có chuỗi truyền điện tử. B. Lên men không cần có oxygen nhưng cần có chuỗi truyền điện tử. C. Lên men ethanol tạo ra lượng ATP như lên men lactate. D. Mỗi phân tử glucose qua lên men ethanol tạo ra 4 ATP.
Bài 11 trang 46 SBT Sinh học 10. Câu nào dưới đây nói về vị trí xảy ra các giai đoạn của hô hấp tế bào là đúng? A. Đường phân xảy ra trong chất nền ti thể. B. Chu trình Krebs xảy ra trong tế bào chất. C. Chuỗi truyền điện tử xảy ra ở màng trong của ti thể. D. Chuỗi truyền điện tử xảy ra ở màng tế bào.
Bài 10 trang 46 SBT Sinh học 10. Những nhận định nào dưới đây về các giai đoạn của hô hấp tế bào là đúng? A. Đường phân tiêu tốn 2 ATP và tạo ra 6 ATP và 2 NADH. B. Một phân tử glucose qua hô hấp tế bào tạo ra khoảng 36 ATP đến 38 ATP. C. Một phân tử glucose qua chu trình Krebs tạo ra 4 ATP. D. Giai đoạn chuỗi chuyển điện tử tạo ra lượng ATP nhiều nhất.
Bài 9 trang 46 SBT Sinh học 10. Trình tự nào trong các trình tự của các quá trình nêu dưới đây phản ánh đúng quá trình hô hấp tế bào? A. Đường phân → Chuỗi truyền điện tử → Chu trình Krebs. B. Chuỗi truyền điện tử → Đường phân → Chu trình Krebs. C. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền điện tử. D. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền điện tử.
Bài 8 trang 45 SBT Sinh học 10. Hô hấp tế bào là A. quá trình tế bào lấy O2 và giải phóng ra CO2. B. quá trình phân giải đường glucose thành đường 3 carbon. C. quá trình phân giải đường thành CO2 và nước với sự tham gia của O2. D. quá trình tổng hợp đường từ CO2.
Bài 7 trang 45 SBT Sinh học 10. Trình tự các phản ứng hóa học trong tế bào chuyển một chất A thành sản phẩm cuối cùng là qua một loạt các sản phẩm trung gian được gọi là một con đường chuyển hóa, hay chuỗi chuyển hóa. Mỗi phản ứng hóa học trong chuỗi chuyển hóa được xúc tác bởi một enzyme. Các nguyên nhân làm cho sự chuyển hóa xảy ra theo một trình tự xác định từ chất A đến sản phẩm cuối cùng là d...
Bài 6 trang 45 SBT Sinh học 10. Ức chế ngược là một cách điều hòa chuyển hóa vật chất có hiệu quả vì A. enzyme đầu tiên trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm của chính nó. B. enzyme cuối trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm của chính nó. C. enzyme đầu tiên trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa. D. enzyme cuối cùng trong con đư...
Bài 5 trang 45 SBT Sinh học 10. Khi một enzyme trong dung dịch bão hòa cơ chất, cách tốt nhất để tạo ra được nhiều sản phẩm là A. tăng nhiệt độ dung dịch lên càng cao càng tốt. B. giảm lượng cơ chất. C. cho thêm enzyme. D. lắc dung dịch chứa enzyme và cơ chất để tăng khả năng kết hợp với enzyme với cơ chất.
Bài 4 trang 44 SBT Sinh học 10. Đồ thị nào dưới đây thể hiện gần đúng nhất mối quan hệ giữa nồng độ cơ chất (trên trục hoành) và tốc độ phản ứng xúc tác bởi enzyme (trên trục tung)? A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)
Bài 3 trang 44 SBT Sinh học 10. Mô tả nào dưới đây về cơ chế xúc tác của enzyme là đúng? A. Trung tâm hoạt động của enzyme thu hút cơ chất đến liên kết với enzyme. B. Enzyme và cơ chất chuyển động ngẫu nhiên trong dung dịch và cơ chất tình cờ liên kết được với trung tâm hoạt động của enzyme. C. Trung tâm hoạt động của enzyme phù hợp với cơ chất và nó không bị thay đổi khi liên kết với cơ chất. D....
Bài 2 trang 44 SBT Sinh học 10. Khẳng định nào dưới đây về ATP là đúng? A. Các liên kết hóa học trong phân tử ATP là những liên kết rất bền vững. B. ATP có thể được dự trữ trong tế bào để dùng cho các phản ứng hóa học khi cần. C. Liên kết giữa các gốc phosphate trong ATP là những liên kết kém bền vững. D. Khi giải phóng 2 nhóm phosphate thì ATP trở thành ADP.
Bài 1 trang 44 SBT Sinh học 10. Năng lượng hoạt hóa là năng lượng A. cần để làm cho các chất tham gia phản ứng chuyển đổi từ trạng thái ổn định sang trạng thái không ổn định khiến các liên kết dễ bị bẻ gãy hoặc dễ được hình thành. B. làm cho enzyme thay đổi cấu hình phù hợp với cơ chất. C. cần để enzyme chuyển động nhanh hơn. D. cần để biến đổi chất tham gia phản ứng thành chất khác.
87.6k
54.7k
45.7k
41.7k
41.2k
38.3k
37.4k
36.1k
34.9k
33.4k