Hoặc
27 câu hỏi
Bài tập 6 trang 79 SBT Lịch sử 10. Hãy cho biết hình ảnh dưới đây là công trình gì? Công trình này cho em biết gì về những thành tựu của văn minh Đại Việt?
Bài tập 5 trang 78 SBT Lịch sử 10. “Kỉ nguyên văn minh Đại Việt là kỉ nguyên văn minh thứ hai trong lịch sử Việt Nam với những thành tựu rực rỡ trong phát triển kinh tế, chấn hưng văn hoá và những vũ công hào hùng trong chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước." (Phan Huy Lê, Di sản văn hoá Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 409) Bằng những dữ kiện có chọn lọc, em hãy...
Bài tập 4 trang 78 SBT Lịch sử 10. Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị văn hoá, lịch sử to lớn được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận. Đến tháng 12 - 2021 đã có 10 đợt công nhận Bảo vật quốc gia. Trong đợt 1 (10 - 2012), Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định công nhận 30 hiện vật sau đây là bảo vật quốc gia. Trống đồng Ngọc Lũ; Trống đồng Hoàng Hạ, Thạp đồng Đào...
Bài tập 3 trang 77 SBT Lịch sử 10. Ghép các ý ở cột A với cột B cho phù hợp nội dung lịch sử. 3.1. Các bộ luật trong lịch sử thời kì cổ - trung đại 3.2. Các làng nghề gốm nổi tiếng 3.3. Một số công trình lịch sử, địa lí nổi tiếng
Bài tập 2 trang 76 SBT Lịch sử 10. Hãy xác định câu đúng hoặc sai trong các câu dưới đây. A. Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập của nhân dân Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là một cơ sở để văn minh Đại Việt phát triển. B. Văn minh Sông Hồng, văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam là cội nguồn của văn minh Đại Việt. C. Đặc trưng của văn minh Đại Việt thời nhà Nguyễn là tính thống...
Câu 22 trang 73 SBT Lịch sử 10. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống (.), hoàn thiện câu sau đây. Nền văn minh Đại Việt là nền văn minh . và văn hoá làng xã. A. nông nghiệp độc canh cây lúa B. hướng biển C. nông nghiệp lúa nước D. thương nghiệp.
Câu 21 trang 73 SBT Lịch sử 10. Sự ra đời của văn học chữ Nôm là một biểu hiện của A. sự sáng tạo, tiếp biến văn hoá của người Việt Nam. B. ảnh hưởng của quá trình truyền bá đạo Công giáo đến Việt Nam. C. sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý - Trần. D. ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến Việt Nam trên phương diện ngôn ngữ.
Câu 20 trang 73 SBT Lịch sử 10. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam không có loại hình nào sau đây? A. Múa rối. B. Ca trù. C. Kịch nói. D. Chèo.
Câu 19 trang 73 SBT Lịch sử 10. Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Thừa Thiên Huế) là những làng nghề nổi tiếng trong lĩnh vực nào? A. Đúc đồng. B. Điêu khắc gỗ. C. Gốm sứ. D. Tranh dân gian.
Câu 18 trang 73 SBT Lịch sử 10. Các bia đá được dựng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) thể hiện chính sách nào của Vương triều Lê sơ? A. Đề cao giáo dục, khoa cử. B. Coi trọng nghề thủ công chạm khắc. C. Phát triển các loại hình văn hoá dân gian. D. Quan tâm đến biên soạn lịch sử.
Câu 17 trang 73 SBT Lịch sử 10. Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào sau đây? A. Truyền đạo. B. Giáo dục. C. Sáng tác văn học. D. Sử dụng trong cung đình.
Câu 16 trang 73 SBT Lịch sử 10. Hệ tư tưởng tôn giáo nào sau đây giữ địa vị thống trị ở Việt Nam trong các thế kỉ XV - XIX? A. Phật giáo. B. Công giáo. C. Nho giáo. D. Đạo giáo.
Câu 15 trang 73 SBT Lịch sử 10. Thương nghiệp Việt Nam thời kì Đại Việt phát triển do nguyên nhân chủ quan nào sau đây? A. Các chính sách trọng thương của nhà nước phong kiến. B. Hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài. C. sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp. D. sức ép từ các nước lớn buộc triều đình Đại Việt phải mở cửa.
Câu 14 trang 73 SBT Lịch sử 10. Cục Bách tác là tên gọi của A. các xưởng thủ công của Nhà nước. B. cơ quan quản lí việc đắp đê. C. các đồn điền sản xuất nông nghiệp. D. cơ quan biên soạn lịch sử.
Câu 13 trang 73 SBT Lịch sử 10. “Những kẻ ăn trộm trâu của Công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con”. (Trích Chiểu của vua Lý Thánh Tông trong Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1967, tr. 232) Đoạn trích trên thể hiện chính sách nào của Vương triều Lý? A. Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. B. Nhà nước độc quyền trong chăn nuôi trâu bò. C. Bảo vệ nguồn nguyên liệu cho...
Câu 12 trang 73 SBT Lịch sử 10. Cư dân Đại Việt không đạt được những thành tựu nào sau đây trong nông nghiệp? A. Cải tiến kĩ thuật thâm canh lúa nước. B. Mở rộng diện tích canh tác. C. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài. D. Chiếm 30% thị phần xuất khẩu gạo ở khu vực.
Câu 11 trang 73 SBT Lịch sử 10. Sự kiện nhà Lý cho dựng Đàn Xã Tắc ở Thăng Long năm 1048 đã thể hiện chính sách nào của nhà nước phong kiến? A. Trong nông. B. Bế quan toả cảng. C. Trọng thương. D. Ức thương.
Câu 10 trang 73 SBT Lịch sử 10. Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đế Việt Nam thường thực hiện nghi lễ nào sau đây? A. Lễ Tịch điền. B. Lễ cúng cơm mới. C. Lễ cầu mùa. D. Lễ đâm trâu.
Câu 9 trang 73 SBT Lịch sử 10. Chọn phương án sắp xếp các cuộc cải cách sau đây đúng theo trình tự thời gian. A. Cải cách của Hồ Quý Ly - cải cách của Minh Mạng - cải cách của Lê Thánh Tông. B. Cải cách của Lê Thánh Tông - cải cách của Hồ Quý Ly - cải cách của Minh Mạng. C. Cải cách của Hồ Quý Ly - cải cách của Lê Thánh Tông - cải cách của Minh Mạng. D. Cải cách của Lê Thánh Tông - cải cách của Mi...
Câu 8 trang 73 SBT Lịch sử 10. Thiết chế chính trị thời Lý - Trần có đặc trưng nào sau đây? A. Tập quyền thân dân. B. Quan liêu. C. Chuyên chế. D. Phân quyền.
Câu 7 trang 73 SBT Lịch sử 10. Văn minh Đại Việt thời Nguyễn có đặc điểm nổi bật nào sau đây? A. Tính đa dạng. B. Tính thống nhất. C. Tính bản địa. D. Tính vùng miền.
Câu 6 trang 73 SBT Lịch sử 10. Chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ trống (.) để hoàn thiện câu dưới đây. “Thời Lê trung hưng, văn minh Đại Việt phát triển theo xu hướng . và bước đầu tiếp xúc với văn minh . ” A. dân gian hoá/Ấn Độ. C. dân gian hoá/phương Đông. B. cung đình hoá/phương Tây. D. dân gian hoá/phương Tây.
Câu 5 trang 73 SBT Lịch sử 10. Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam đạt đến đỉnh cao vào thời nào sau đây? A. Thời Đinh - Tiền Lê. B. Thời Lý. C. Thời Trần. D. Thời Lê sơ.
Câu 4 trang 73 SBT Lịch sử 10. “Tam giác đồng nguyên” là sự kết hợp hài hoà giữa các tư tưởng, tôn giáo nào sau đây? A. Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo. B. Nho giáo - Phật giáo - Công giáo. C. Phật giáo - Ấn Độ giáo - Công giáo. D. Phật giáo - Bà La Môn giáo - Nho giáo.
Câu 3 trang 73 SBT Lịch sử 10. Nội dung nào sau đây là đúng về văn minh Đại Việt? A. Chỉ tiếp thu văn minh Trung Hoa. B. Tiếp thu văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây,. C. Không tiếp thu văn minh phương Tây. D. Chỉ tiếp thu văn minh Đông Nam Á và Trung Hoa.
Câu 2 trang 73 SBT Lịch sử 10. Đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là A. kinh tế hướng ngoại. B. kinh tế hướng nội. C. độc tôn Nho giáo. D. tính thống nhất.
Câu 1 trang 73 SBT Lịch sử 10. Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần của cộng đồng dân. tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thời kì nào sau đây? A. Thời kỳ Bắc thuộc. B. Thời kì phong kiến độc lập (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX). C. Từ đầu Công nguyên đến giữa thế kỉ XIX. D. Từ khi nhà nước đầu tiên xuất hiện đến giữa thế kỉ XIX.
87.6k
54.7k
45.7k
41.7k
41.2k
38.3k
37.4k
36.1k
34.9k
33.4k