Giải SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 10 Bài 2. Mời các bạn đón xem:

Giải Vật lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí

Mở đầu trang 12 Vật Lí 10: Khi học tập và nghiên cứu Vật lí, học sinh cũng như các nhà khoa học cần phải lưu ý đến những nguyên tắc nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng?

Lời giải:

Khi học tập và nghiên cứu Vật lí, cần phải lưu ý:

- Hiểu được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm, các đặc điểm của những thí nghiệm, vật liệu… mà ta tương tác trong quá trình học tập và nghiên cứu vật lí.

- Tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân và môi trường.

- Học thuộc các quy tắc an toàn, đọc hiểu các kí hiệu, dấu hiệu nguy hiểm có thể xuất hiện tại nơi học tập/ làm thí nghiệm.

Câu hỏi 1 trang 12 Vật Lí 10: Quan sát hình 2.1, trình bày những hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của chất phóng xạ. Từ đó, nêu những quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ.

Giải Vật lí 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Vấn đề an toàn trong Vật lí (ảnh 1)

Lời giải:

Chất phóng xạ là những chất có khả năng phóng ra các hạt như electron, hạt He,… những phóng xạ này nếu tiếp xúc với sinh vật sẽ gây biến đổi nặng nề về tế bào như hủy diệt tế bào, làm biến đổi cấu trúc tế bào (biến đổi gene), gây tổn thương mô….

Vì vậy chất phóng xạ tuy có những lợi ích nhất định như chuẩn đoán và điều trị ung thư, khử trùng thực phẩm, nghiên cứu cây trồng biến đổi gene, tạo năng lượng hạt nhân…. Nhưng khi làm việc với chúng cần mặc đồ bảo hộ không để chất phóng xạ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, thời gian làm việc với phóng xạ không được quá dài, có các biện pháp khử phóng xạ phù hợp sau khi làm việc với chúng. Các chất thải phóng xạ cần phải có quy trình xử lí nghiêm ngặt và không cho con người tiếp xúc hay lại gần chất thải phóng xạ đó.

Câu hỏi 2 trang 13 Vật Lí 10: Quan sát hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

Quan sát hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

Lời giải:

Quan sát hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

Một số điểm không an toàn trong hình trên:

- Thao tác cầm phích điện không đúng.

- Sử dụng đồ ăn trong khi thí nghiệm.

- Dùng tay ướt cầm phích điện.

- Đặt vật dẫn điện nhọn ngay trên dây điện.

- Dụng cụ thí nghiệm bừa bộn không ngăn nắp.

- Để một số dụng cụ không phù hợp trong phòng thí nghiệm như dao, nĩa, móc.

Câu hỏi 3 trang 14 Vật Lí 10: Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

Lời giải:

Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:

- Bố trí công tắc, ổ điện, thiết bị điện ở nơi phù hợp, khô ráo, phải có phần cách điện đầy đủ và bảo dưỡng thường xuyên.

- Các nguồn điện phải giữ an toàn với các thiết bị điện và các vật dụng khác trong nhà.

- Tránh xa các nguồn điện cao thế, tránh sử dụng hay sửa chữa khi đang sử dụng, muốn làm việc với các thiết bị điện cần ngắt nguồn điện trước cho an toàn.

- Khi làm việc cần có đồ bảo hộ cách điện tùy theo dòng điện mà người đó làm việc.

Luyện tập trang 14 Vật Lí 10: Quan sát hình 2.3, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo và công dụng của mỗi trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm.

Quan sát hình 2.3, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo và công dụng

Lời giải:

a, hóa chất dễ cháy.

b, chất độc.

c, nguy hiểm về điện.

d, cảnh báo chất phóng xạ.

e, áo choàng thí nghiệm

g,h, kính và găng tay bảo hộ, giúp người làm thí nghiệm tránh tiếp xúc với hóa chất hay các nơi nguy hiểm khi làm thí nghiệm.

Vận dụng trang 14 Vật Lí 10: Hãy thiết kế bảng hướng dẫn các quy tắc an toàn tại phòng thí nghiệm vật lí.

Lời giải:

Gợi ý: Học sinh sử dụng các biểu tượng, quy tắc đã học để thiết kế quy tắc an toàn.

Tiêu chí: Thiết kế trên khổ lớn, nêu rõ các tiêu chí an toàn về vệ sinh, các yêu cầu về thiết bị, quy cách sử dụng thiết bị sao cho an toàn….đi kèm với các biểu tượng phù hợp và màu sắc dễ quan sát. Học sinh có thể tham khảo hình dưới đây.

Giải Vật lí 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Vấn đề an toàn trong Vật lí (ảnh 1)

Bài tập (trang 14)

Bài 1 trang 14 Vật Lí 10: Tìm hiểu và trình bày những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ.

Lời giải:

- Nhân viên là nữ không được làm công việc liên quan đến phóng xạ trong thời gian có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa nhân viên và nguồn phóng xạ.

- Đảm bảo hạn chế thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

- Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể.

- Không được sử dụng người dưới 18 tuổi để vận hành các thiết bị bức xạ, làm việc với các nguồn phóng xạ, chăm sóc người bệnh được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ hoặc phải làm việc trong khu vực tiềm ẩn nguy cơ bị chiếu xạ với mức liều đủ lớn hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ.

- Định kì hàng năm kiểm tra mức phóng xạ tại các vị trí nhân viên làm việc, mức phóng xạ môi trường tại các vị trí cửa ra vào và khu vực xung quanh các phòng đặt thiết bị bức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ.

Bài 2 trang 14 Vật Lí 10: Trạm không gian quốc tế ISS có độ cao khoảng 400km, trong khi bầu khí quyển có bề dày hơn 100 km. Trong trạm không gian có tình trạng mất trọng lượng, mọi vật tự do sẽ lơ lửng. Hãy tìm hiểu các bất thường và hiểm nguy mà các nhà du hành làm việc lâu dài ở trong trạm có thể gặp.

Lời giải:

Nhà du hành sống ngoài vũ trụ có thể gặp những nguy cơ sau:

- Do không được tầng Ozone bảo vệ nên nhà du hành vũ trụ phải chịu tác động từ tia cực tím của Mặt trời, có thể mắc các bệnh về da, mắt.

- Trong môi trường không trọng lực, cơ thể của phi hành gia sẽ chịu những sự bất thường trong lưu thông máu, hệ cơ sẽ bị teo nhỏ, xương sẽ giòn hơn.

- Trong vũ trụ có nhiều thiên thạch, thiên thể nhỏ có khả năng va chạm với tàu vũ trụ, gây thiệt hại lên máy móc của tàu.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Khái quát về môn Vật lí

Bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí

Bài 4: Chuyển động thẳng

Bài 5: Chuyển động tổng hợp

Bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng

Câu hỏi liên quan

Gợi ý: Học sinh sử dụng các biểu tượng, quy tắc đã học để thiết kế quy tắc an toàn.
Xem thêm
Nhà du hành sống ngoài vũ trụ có thể gặp những nguy cơ sau: - Do không được tầng Ozone bảo vệ nên nhà du hành vũ trụ phải chịu tác động từ tia cực tím của Mặt trời, có thể mắc các bệnh về da, mắt. - Trong môi trường không trọng lực, cơ thể của phi hành gia sẽ chịu những sự bất thường trong lưu thông máu, hệ cơ sẽ bị teo nhỏ, xương sẽ giòn hơn. - Trong vũ trụ có nhiều thiên thạch, thiên thể nhỏ có khả năng va chạm với tàu vũ trụ, gây thiệt hại lên máy móc của tàu.
Xem thêm
Một số điểm không an toàn trong hình trên: - Thao tác cầm phích điện không đúng. - Sử dụng đồ ăn trong khi thí nghiệm. - Dùng tay ướt cầm phích điện. - Đặt vật dẫn điện nhọn ngay trên dây điện. - Dụng cụ thí nghiệm bừa bộn không ngăn nắp. - Để một số dụng cụ không phù hợp trong phòng thí nghiệm như dao, nĩa, móc.
Xem thêm
a, hóa chất dễ cháy. b, chất độc. c, nguy hiểm về điện. d, cảnh báo chất phóng xạ. e, áo choàng thí nghiệm g,h, kính và găng tay bảo hộ, giúp người làm thí nghiệm tránh tiếp xúc với hóa chất hay các nơi nguy hiểm khi làm thí nghiệm.
Xem thêm
Khi học tập và nghiên cứu Vật lí, cần phải lưu ý: - Hiểu được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm, các đặc điểm của những thí nghiệm, vật liệu… mà ta tương tác trong quá trình học tập và nghiên cứu vật lí. - Tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân và môi trường. - Học thuộc các quy tắc an toàn, đọc hiểu các kí hiệu, dấu hiệu nguy hiểm có thể xuất hiện tại nơi học tập/ làm thí nghiệm.
Xem thêm
Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện: - Bố trí công tắc, ổ điện, thiết bị điện ở nơi phù hợp, khô ráo, phải có phần cách điện đầy đủ và bảo dưỡng thường xuyên. - Các nguồn điện phải giữ an toàn với các thiết bị điện và các vật dụng khác trong nhà. - Tránh xa các nguồn điện cao thế, tránh sử dụng hay sửa chữa khi đang sử dụng, muốn làm việc với các thiết bị điện cần ngắt nguồn điện trước cho an toàn. - Khi làm việc cần có đồ bảo hộ cách điện tùy theo dòng điện mà người đó làm việc.
Xem thêm
- Nhân viên là nữ không được làm công việc liên quan đến phóng xạ trong thời gian có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. - Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa nhân viên và nguồn phóng xạ. - Đảm bảo hạn chế thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ. - Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể. - Không được sử dụng người dưới 18 tuổi để vận hành các thiết bị bức xạ, làm việc với các nguồn phóng xạ, chăm sóc người bệnh được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ hoặc phải làm việc trong khu vực tiềm ẩn nguy cơ bị chiếu xạ với mức liều đủ lớn hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ. - Định kì hàng năm kiểm tra mức phóng xạ tại các vị trí nhân viên làm việc, mức phóng xạ môi trường tại các vị trí cửa ra vào và khu vực xung quanh các phòng đặt thiết bị bức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ.
Xem thêm
Chất phóng xạ là những chất có khả năng phóng ra các hạt như electron, hạt He,… những phóng xạ này nếu tiếp xúc với sinh vật sẽ gây biến đổi nặng nề về tế bào như hủy diệt tế bào, làm biến đổi cấu trúc tế bào (biến đổi gene), gây tổn thương mô…. Vì vậy chất phóng xạ tuy có những lợi ích nhất định như chuẩn đoán và điều trị ung thư, khử trùng thực phẩm, nghiên cứu cây trồng biến đổi gene, tạo năng lượng hạt nhân…. Nhưng khi làm việc với chúng cần mặc đồ bảo hộ không để chất phóng xạ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, thời gian làm việc với phóng xạ không được quá dài, có các biện pháp khử phóng xạ phù hợp sau khi làm việc với chúng. Các chất thải phóng xạ cần phải có quy trình xử lí nghiêm ngặt và không cho con người tiếp xúc hay lại gần chất thải phóng xạ đó.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Vấn đề an toàn trong Vật lí
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!